Bệnh đau dây thần kinh số 5 có di truyền không?
Chào bác sĩ tôi, tôi là phụ nữ, 26 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm nay. Hiện tại tôi và chồng đang rất muốn hạ sinh một đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, tôi vừa được chẩn đoán bị đau dây thần kinh số 5 cách đây không lâu. Việc này đã khiến tôi vô cùng lo lắng cho tương lai con cháu mình sau này, do tôi không rõ căn bệnh này có ảnh hưởng gì đến việc sinh đẻ hay đến sức khỏe của con tôi sau này không. Vì vậy, xin hỏi bác sĩ căn bệnh đau dây thần kinh số 5 có di truyền không? Việc điều trị bằng thuốc có ảnh hưởng gì không nếu tôi có thai? Kính mong bác sĩ trả lời thắc mắc này của tôi. Xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những chia sẻ của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Bệnh đau dây thần kinh số 5 có di truyền không
Bệnh đau dây thần kinh số 5 không di truyền. Vì vậy bạn có thể an tâm rằng con bạn khi sinh ra hoàn toàn bình thường, không có nguy cơ mắc bệnh do di truyền từ mẹ. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau dây thần kinh số 5, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại bài viết Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh số 5.
2. Bị đau dây thần kinh số 5 có nên sinh con không?
Theo các nghiên cứu của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ cho thấy việc mang thai thường được ghi nhận có thể làm nặng thêm các bệnh căn mạn tính mà sản phụ đang mắc phải. Mặc dù đau dây thần kinh số 5 là căn bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nhưng bệnh cũng đã được ghi nhận ở những người ở độ tuổi sinh sản, khiến cho việc điều trị có thể phức tạp hơn đôi chút. Do khả năng gây ảnh hưởng thai nhi của một số loại thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5, nên việc điều trị căn bệnh này có thể phức tạp hơn ở sản phụ đang mang thai so với người bình thường. Hơn nữa, một số thủ thuật xâm lấn trên phụ nữ mang thai có thể không được đảm bảo tính an toàn, do chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của chúng.
Do đó trong trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung điều trị cho ổn định tình trạng trên trước khi mang thai nhằm hạn chế một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trên thai kì.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không?
Đau dây thần kinh số 5 cò nhiều phương pháp điều trị, bao gồm cả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa bằng thuốc luôn được xem là phương pháp tối ưu và hiệu quả, kinh tế. Do đó, bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa là phương pháp đầu tay ở các bệnh nhân đau dây thần kinh số 5. Nhằm mục đích giảm đau, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc đặc biệt để kiểm soát tín hiệu đau được dẫn truyền bằng dây thần kinh sinh ba đến não bộ.
Các loại thuốc hiện tại được dùng phổ biến trong điều trị, bao gồm:
- Thuốc chống co giật
- Thuốc chống co thắt.
- Thuốc an thần
- Một số loại Vitamin nhóm B, khoáng chất như Mg, cũng được xem là điều trị nâng đỡ, bổ sung cho các trường hợp Đau dây thần kinh mạn tính.
Tuy nhiên, theo nhiều loại nghiên cứu, các nhóm thuốc chống co giật trên có tác dụng phụ gây quái thai nếu được sử dụng trên thai kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc chống co giật còn khiến cho thai nhi khi sinh ra có thể bị bất thường cấu trúc cơ thể hay chậm phát triển trí tuệ. Do đó, việc chỉ định điều trị đau dây thần kinh số 5 phải hết sức cẩn thận trên phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết Thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh sô 5.
4. Điều trị bằng thực phẩm hoặc các liệu pháp không dùng thuốc
Nếu phương pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn điều trị phẫu thuật, bao gồm:
- Mổ chèn ép vi mạch: Thủ thuật này bao gồm việc di dời và loại bỏ các mạch máu có liên hệ với dây thần kinh sinh ba nhằm kiểm soát hoạt động bất thường của dây thần kinh này.
- Phẫu thuật xạ trị lập thể não (dao gamma): Thủ thuật này sử dụng một liều chất phóng xạ nhắm đến dây thần kinh sinh ba. Triệu chứng đau sẽ thuyên giảm từ từ và có thể cần đến 1 tháng sau điều trị để hồi phục hoàn toàn.
- Phẫu thuật cắt rễ thần kinh sinh ba: Bác sĩ sẽ cắt bớt một số sợi của rễ thần kinh số 5 nhằm làm giảm đau, sau thủ thuật bạn sẽ có thể cảm thấy hơi tê hoặc mất cảm giác vùng mặt.
Bên cạnh các thủ thuật nêu trên, bạn cũng nên bổ sung vào chế độ ăn của mình nhiều thực phẩm bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động và chuyển hóa. Tăng cường chất xơ, rau xanh, củ quả và hạn chế các thức ăn chiên xào cũng là một phương pháp dễ làm và dễ áp dụng nhằm hỗ trợ cơ chế mau chóng khỏi bệnh.
Tóm lại:
- Việc mang thai thường được ghi nhận có thể làm nặng thêm các bệnh căn mãn tính mà sản phụ đang mắc phải.
- Sử dụng các loại thuốc chống co giật còn khiến cho thai nhi khi sinh ra có thể bị bất thường cấu trúc cơ thể hay chậm phát triển trí tuệ.
- Nếu phương pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn điều trị phẫu thuật.
- Một số thủ thuật xâm lấn trên phụ nữ mang thai có thể không đảm bảo được tính an toàn.
Lời khuyên:
- Bạn nên tập trung điều trị cho ổn định tình trạng trên trước khi mang thai nhằm hạn chế một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trên thai kì.
- Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhiều thịt, cá, trứng, sữa, hạn chế thức ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ để giúp cơ thể chống chọi với căn bệnh khó chịu này, bên cạnh các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc đã nêu trên.
Những thông tin sẽ hữu ích cho bạn:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi