Bệnh đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hồng, năm nay 52 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây tôi bị đau dữ dội toàn bộ ở bên mặt phải, cơn đau kéo dài khoảng 3-4 phút, có kèm theo co giật cơ mặt liên tục, không cử động hoặc nói được. Trước đây tôi chưa từng mắc một bệnh nào khác, tôi có đi nhổ răng số 8 hàm trên bên phải nhưng không đỡ. Đi khám thì được biết mắc bệnh đau dây thần kinh số 5. Xin hỏi bác sĩ bệnh tôi đang mắc có nguy hiểm không, liệu tôi có thể chữa khỏi được bệnh không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào chị Hồng, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Theo như thông tin chị cung cấp và nếu các triệu chứng chị mô tả là đúng, thì đúng là chị đang mắc bệnh đau dây thần kinh số 5, một dây thần kinh chi phối cảm giác ở mặt. Để giải đáp những thắc mắc của chị, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:
Đau dây thần kinh số 5 là gì?
Đau dây thần kinh số 5 hay còn gọi là đau thần kinh sinh ba. Đây là một tình trạng đau mạn tính ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 5, một trong những dây thần kinh phân bố rộng rãi trên mặt. Dạng rối loạn điển hình gây ra cơn đau dữ dội, đau rát hoặc giống như kim châm hoặc điện giật, kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Dây thần kinh số 5 là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Nó có các nhánh dẫn truyền cảm giác từ các phần trên, giữa và dưới của khuôn mặt, cũng như khoang miệng, đến não. Nhánh trên cung cấp cảm giác vùng da đầu, trán, và vùng mắt. Nhánh giữa nhận cảm từ má, hàm trên, môi trên, và mũi. Nhánh dưới cung cấp thần kinh cho hàm dưới, môi dưới.
Trong hầu hết các trường hợp, đau dây thần kinh số 5 chỉ ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ một bên của khuôn mặt, với cơn đau hay gặp ở phần dưới mặt. Rất hiếm khi nó có ảnh hưởng tới cả 2 bên. Các cơn đau dữ dội có thể khởi phát do sự rung động hoặc tiếp xúc với má (như khi cạo râu, rửa mặt hoặc trang điểm), đánh răng, ăn uống, nói chuyện,…
Những người mắc bệnh có thể đau thường xuyên trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng một lần. Đôi khi cơn đau có thể biến mất hoàn toàn và không quay trở lại trong vài tháng hoặc nhiều năm. Thời kỳ này được gọi là sự thuyên giảm.
Tuy nhiên, tình trạng nghiêm trọng có thể gây nhiều cơn đau trong một ngày và không có thời gian thuyên giảm.
Để hiểu chi tiết hơn về bệnh, chị có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết Đau dây thần kinh số 5 là bệnh gì.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nguyên nhân nào gây ra đau dây thần kinh sinh ba?
Tình trạng đau dây thần kinh thường do 2 cơ chế: đau do tổn thương hoặc đau do bị chèn ép. Các triệu chứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh đa xơ cứng, một căn bệnh gây ra sự suy giảm của vỏ myelin bọc dây thần kinh. Ngoài ra đau có thể do bị mạch máu chèn ép, từ một khối u hoặc dị tật mạch máu. Tổn thương dây thần kinh sinh ba sau phẫu thuật xoang, miệng, đột quỵ hoặc chấn thương cũng có thể gây ra đau thần kinh.
Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?
Với câu hỏi thường xuyên bị đau dây 5 có nguy hiểm không của chị hiện tại, chúng tôi chỉ có thể trả lời rằng bệnh không đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, như đã nói trên về các nhóm nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng này sẽ khá nguy hiểm nếu như bệnh nhân không đi thăm khám và kiểm tra sớm. Bởi vì rất có thể nó sẽ gây ra tình trạng liệt nửa mặt nếu dây 5 bị tê liệt hoặc ảnh hưởng sang dây 7 chi phối vận động cơ mặt.
Ngoài ra đau dây 5 rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý răng miệng. Cơn đau dây thần kinh sinh ba thường cảm thấy ở hàm, răng hoặc nướu. Đây cũng là lý do mà nhiều bệnh nhân đã đi nhổ răng số 8 trong khi thực tế không có bệnh lý về răng miệng. Bởi vậy nếu nha sĩ không tìm thấy vấn đề về răng miệng, chị không nên đi nhổ răng vì sẽ không giải quyết được vấn đề.
Đau dây thần kinh số 5 có thể tự khỏi không?
Tình trạng đau dây 5 thường không có khả năng tự khỏi, thêm vào đó, cơn đau gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đau đến mất ăn mất ngủ và thậm chí không dám nói chuyện (như tình trạng của chị) là có thể xảy ra.
Điều trị đau dây thần kinh sinh ba thường bắt đầu bằng thuốc và một số người không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, theo thời gian, một số người mắc bệnh có thể ngừng đáp ứng với thuốc hoặc họ có thể gặp tác dụng phụ khó chịu. Đối với những người này, tiêm hoặc phẫu thuật cung cấp các lựa chọn điều trị đau dây thần kinh sinh ba khác.
Dùng thuốc
Mục đích chính của việc sử dụng thuốc là để giảm thiểu các triệu chứng. Các loại thuốc được dùng trong điều trị:
- Thuốc chống co giật:
Các bác sĩ thường kê carbamazepine (Tegretol, Carbatrol) cho đau dây 5. Một số thuốc khác như oxcarbazepine (Trileptal), lamotrigine (Lamictal) và phenytoin (Dilantin, Phenytek). Nếu thuốc chống co giật chị đang sử dụng bắt đầu mất hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều hoặc chuyển sang loại khác. Chị nên thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các tình trạng chóng mặt, nhầm lẫn, buồn ngủ và buồn nôn.
Một số thông tin khác cho rằng tiêm botox có thể làm giảm đau do đau dây 5, tuy nhiên chưa thực sự có nhiều nghiên cứu về cách điều trị này, do đó chị cần cân nhắc kỹ trước khi điều trị.
Chị có thể xem thêm mục Thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5 để hiểu rõ hơn về vấn đền này.
Phẫu thuật
Điều trị nội khoa luôn đi trước các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp ngoại khoa chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại do tác dụng thuốc không đủ làm giảm cơn đau hoặc tác dụng phụ của thuốc không chấp nhận được. Có ba biện pháp ngoại khoa hàng đầu như nhiệt đông dây 5 tại hạch Gaser qua da, Xạ phẫu và giải áp vi mạch. Hiện nay giải áp vi mạch được đánh giá như là một phương pháp có hiệu quả cao nhất và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, nhiệt đông dây 5 tại hạch Gaser qua da bằng sóng radio cũng là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay và kết quả rất đáng khích lệ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Làm thế nào để hạn chế cơn đau trong sinh hoạt hàng ngày?
Chị có thể theo dõi nguyên nhân khởi phát gây ra cơn đau, từ đó rút ra các yếu tố có thể gây khởi phát cơn đau. Từ đó, hạn chế chúng nhiều nhất nếu có thể, ví dụ:
- Hạn chế make up hay massage vùng mặt.
- Tránh các loại thực phẩm cứng và phải nhai nhiều.
- Đánh răng nếu gây đau thì nên thay đổi cách đánh nhẹ nhàng hơn, mà vẫn đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Lời khuyên của bác sĩ:
Khi thấy các dấu hiệu đau ở nửa đầu, nửa mặt như đã mô tả ở trên, cần đến chuyên khoa thần kinh để được khám và chẩn đoán bệnh. Với các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán hiện đại, các bác sĩ sẽ cho biết bác đau do nguyên nhân gì. Nếu là đau do dây thần kinh số 5 thì được điều trị sớm.
Một số thông tin khác có thể hữu ích cho chị:
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi