Hướng dẫn cách chăm sóc người đau dây thần kinh số 5

Hướng dẫn cách chăm sóc người đau dây thần kinh số 5

Chào bác sĩ, bác gái em năm nay 60 tuổi, khoảng 1 tháng nay bác bị đau một nửa mặt bên trái. Bác đã đi khám và được chẩn đoán đau dây thần kinh số 5, hiện đang uống thuốc theo đơn nhưng thỉnh thoảng cơn đau vẫn còn khiến bác em cảm thấy rất lo lắng. Vậy bác sĩ cho em hỏi khi chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh 5 thì cần lưu ý những gì? Chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào là thích hợp? Và có cách nào để bác em đỡ lo nghĩ hơn không ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Đau dây thần kinh số 5 hay còn gọi là dây thần kinh sinh ba là một bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Bệnh gây đau đột ngột ở vùng mặt, tuy không nguy hiểm nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng – hàm – mặt khác. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về bệnh, bạn có xem tại Bệnh đau dây thần kinh sinh ba.

Dưới đây là một vài lời khuyên khi chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh số 5.

Uống thuốc như nào cho đúng cách?

Carbamazepine là phương pháp điều trị thường dùng nhất

Carbamazepine thường được sử dụng để điều trị bệnh động kinh. Đau dây thần kinh sinh ba không phải là động kinh. Tuy nhiên, tác dụng của carbamazepine là làm giảm các xung thần kinh và nó thường hoạt động tốt đối với đau dây thần kinh sinh ba. Nói chung carbamazepine sẽ làm giảm các triệu chứng của tình trạng này trong vòng 1-2 ngày. Sau đó người bệnh nên dùng nó thường xuyên để ngăn cơn đau quay trở lại. Liều lượng carbamazepine cần thiết để kiểm soát cơn đau khác nhau tùy theo từng người.

Liều khởi đầu thông thường là 100 đến 200 mg hai lần mỗi ngày. Liều hàng ngày nên được tăng thêm 100 mg mỗi ngày cho đến khi đạt được đủ mức giảm đau hoặc cho đến khi tác dụng phụ không thể chịu đựng được ngăn ngừa chuẩn độ tăng thêm. Tổng liều duy trì điển hình là 300-800 mg / ngày, được chia làm 2-3 lần. Tổng liều tối đa là 1200 mg / ngày. Với việc điều chỉnh liều thích hợp, cơn đau có thể được kiểm soát ở khoảng 75% bệnh nhân.

Nên dùng carbamazepine cho đến khoảng một tháng sau khi cơn đau đã chấm dứt. Liều sau đó có thể được giảm dần và dừng lại nếu có thể. Sau này, thường có một khoảng thời gian đau không xảy ra (thuyên giảm). Tuy nhiên, những cơn đau có thể sẽ quay trở lại vào một lúc nào đó trong tương lai. Điều trị sau đó có thể được bắt đầu lại. Một số người thấy rằng carbamazepine có tác dụng tốt lúc đầu còn về sau giảm dần.

Thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5

Các loại thuốc khác

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng nếu carbamazepine tác dụng kém hoặc gây ra tác dụng phụ xấu. Chúng bao gồm các loại thuốc làm dịu các xung thần kinh - ví dụ, gabapentin, oxcarbazepine, baclofen hoặc lamotrigine. Bác sĩ có thể kết hợp 2 loại thuốc với nhau nếu 1 loại không có tác dụng.

Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc codeine không có tác dụng đối với đau dây thần kinh sinh ba, đây là lý do vì sao lúc đầu bác của bạn uống nhiều loại thuốc giảm đau mà không đỡ.

Xem thêm về thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5 Tại đây.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dây thần kinh số 5?

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Người bị đau dây thần kinh số 5 nên ăn các loại thức ăn sau đây:

  • Giàu vitamin B và chất xơ: vì thiếu hụt vitamin B là nguyên nhân gây đau dây thần kinh, còn chất xơ giúp thúc đẩy sự thèm ăn giúp duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và phù hợp. Do đó người bị đau thần kinh số 5 nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt vì chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp lượng vitamin B và chất xơ nhiều hơn so với các loại ngũ cốc tinh chế. Một số thực phẩm giàu vitamin B và chất xơ: lúa mạch, yến mạch, gạo lứt...
  • Omega-3: Omega 3 có nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá thu... Omega 3 có tác dụng giảm viêm hiệu quả, giảm đau do viêm dây thần kinh số 5 gây ra.
  • Vitamin B-12: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị các bệnh lý về đau dây thần kinh thường bị thiếu hụt vitamin B12. Do đó người bệnh bị đau dây thần kinh số 5 nên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều vitamin
  • B12: như thịt nạc, sữa ít béo, cá trứng, ngũ cốc...
  • Protein: giúp giảm bớt các vấn đề thần kinh bằng cách tăng cường chức năng miễn dịch và sửa chữa mô. (có trong sữa, đậu nành,...).
  • Chất chống oxy hóa: Trái cây và rau quả cung cấp lượng chất xơ phong phú, hỗ trợ đường máu, kiểm soát sự thèm ăn. Các loại trái cây nên dùng: trái cây họ cam quýt, mâm xôi, khoai lang, đậu hà lan, bí xanh, ớt chuông, cà chua, các loại rau lá xanh.

Những thực phẩm nên hạn chế khi bị đau dây thần kinh số 5

Nên hạn chế thịt mỡ, thịt bò, thịt xông khói, gà rán... vì những thực phẩm này làm gia tăng tình trạng viêm dây thần kinh số 5, kích thích cơn đau diễn ra nhiều hơn.

Nên hạn chế các loại đồ uống có cồn, có ga: bia rượu, nước ngọt làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Hạn chế đồ cay nóng như ớt hạt tiêu: gây kích thích hệ thống thần kinh

Hạn chế các chất chứa cafein gây kích thích thần kinh.

Chế độ tập luyện cho người đau dây thần kinh số 5?

Thực hành các thói quen lành mạnh là một cách tuyệt vời để giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Bắt đầu bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và tham gia tập thể dục thường xuyên.

Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm đau do đau dây thần kinh sinh ba. Một số lựa chọn để thư giãn là thôi miên, thiền, và dễ tiếp cận nhất ở Việt Nam hiện nay chính là tập Yoga.

Từ từ đạt mức tập luyện vừa phải ít nhất 2.5 giờ một tuần. Các hoạt động vừa phải có thể gồm đi bộ nhanh, đạp xe nhanh,... Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào - gồm cả việc nhà - có thể làm tăng nhịp tim của bạn đều được tính. Hãy xác định một cường độ mà bạn thấy thoải mái. Người bệnh cũng có thể chia thời gian thành những phần 10 phút hoặc hơn xuyên suốt các ngày trong tuần.

Không được tập quá sức: Hãy bắt đầu với những bài đơn giản, như đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc chạy bộ. Khởi động các cơ khoảng 5 phút trước khi bắt đầu tập luyện. Để có thể làm việc này, có thể đi bộ, cử động tay chân nhẹ nhàng, hoặc làm một vài động tác giãn cơ đơn giản.

Tránh các hoạt động sẽ gây ra quá nhiều áp lực trên mặt như ôm hoặc hôn. Tránh để mặt bị lạnh bằng cách đeo khẩu trang, khăn quàng nhất là mùa thu đông. Có thể sử dụng túi nóng tiện dụng, vì nó sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác lạnh đột ngột trên mặt. Cũng có thể đặt nó ở giữa mặt và khăn quàng để cung cấp một lượng nhiệt tốt tại chỗ.

Hỗ trợ tâm lý cho người bệnh như thế nào?

Bạn nên khuyên bác mình nói chuyện, tâm sự nhiều hơn với gia đình, người quen. Bạn và gia đình có thể nói cho bác yên tâm rằng bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu không được bằng cách uống thuốc thì còn có các biện pháp can thiệp khác như kỹ thuật đông nhiệt hạch Gasser; cắt chọn lọc các sợi thần kinh sau hạch Gasser; phẫu thuật giải phóng chèn ép nếu có dấu hiệu chèn ép dây V trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não,... Những người bị đau mãn tính có thể gặp các triệu chứng lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Nếu có các biêu hiện của bệnh này nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ tâm lý, tâm thần để được điều trị phối hợp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh số V

Bệnh đau dây thần kinh số 5 có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay nay 33 tuổi, giới tính nam, làm công nhân ở Quận 5. Tôi vừa được chẩn đoán đau dây thần kinh số 5...
Bệnh đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hồng, năm nay 52 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây...
Bệnh đau dây thần kinh số 5 có di truyền không?
Chào bác sĩ tôi, tôi là phụ nữ, 26 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm nay. Hiện tại tôi và chồng đang rất muốn hạ sinh một đứa con đầu...
Thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 và những điều cần lưu ý
Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, tôi vừa mới được chẩn đoán mắc bệnh đau dây thần kinh số 5, sau khi dùng thuốc điều trị tôi thấy vẫn...
Những chia sẻ về bệnh đau dây thần kinh số V
Một số những thông tin chia sẻ về bệnh đau dây thần kinh số 5 như bản chất, nguyên nhân gây ra bệnh, những cách điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trâm Anh

    Những chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích

    09/04/2019
Đỗ Tuấn Anh (09/04/2019)
Nên làm gì để bệnh đau dây thần kinh số 5 không bị tái phát hả bác sĩ.
Hello Doctor (09/04/2019)
Chào bạn, nếu mẹ bạn thực hiện đúng những biện pháp phòng chống bệnh đau dây thần kinh số 5 thì cũng không cần quá lo lắng về bệnh sẽ tái phát. Các biện pháp bạn có thể tham khảo tại https://hellodoctors.vn/dau-day-than-kinh-so-v/kinh-nghiem-phong-tranh-benh-dau-day-than-kinh-so-v.html

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung