Những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng co giật ở trẻ em
Co giật ở trẻ em nếu không tìm được nguyên nhân để chữa trị kịp thời sẽ gây ra những di chứng nguy hiểm cho trẻ. Cùng Hello Doctor tìm hiểu các nguyên nhân gây co giật ở trẻ em trong bài viết dưới đây.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em
a. Sốt cao gây co giật
Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra do sốt (nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 °C). Cơ chế của sốt co giật đến nay chưa rõ, nhưng sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng điện sinh lý bất thường trong não.
Co giật do sốt khá phổ biến. Khoảng 4% trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi có sốt co giật. Hai phần ba số trẻ em này sốt co giật chỉ xảy ra một lần. Hầu hết xảy ra khi trẻ em dưới ba tuổi.
Trẻ em lần đầu tiên bị co giật do sốt trước 1 tuổi có nguy cơ cao là bị sốt co giật. Loại co giật này có xu hướng gia đình và ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái.
Có thể người nhà của trẻ bị co giật rất sợ khi nhìn thấy con mình bị sốt co giật, nhưng trẻ không chết vì co giật. Hầu hết các cơn co giật do sốt không gây hậu quả lâu dài và không gây tổn thương não.
- Bạn hãy tham khảo bài viết: Bệnh co giật ở trẻ em để hiểu tổng quan những điều cần biết về chứng bệnh này nhé!
b. Các nguyên nhân khác
Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Có nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng co giật - ví dụ như bệnh động kinh và sẹo nhu mô não, có thể xảy ra sau chấn thương đầu.
Co giật ở một số người có thể bị kích hoạt bởi ánh sang của đèn flash như ánh sáng nhấp nháy hoặc khi cách nhìn vào các hình mẫu trên màn hình TV hoặc màn hình điện tử.
Ngoài ra, co giật có thể được bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Di truyền: Một số thể của bệnh động kinh, được phân loại theo cơn động kinh hoặc một phần của não bị ảnh hưởng có tính gia đình. Trong những trường hợp này, có thể có ảnh hưởng di truyền tác động lên tình trạng co giật.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số thể của bệnh động kinh có liên quan đén các gen cụ thể, nhưng đối với hầu hết mọi người, gen chỉ là một phần nguyên nhân của bệnh động kinh. Một số gen có thể làm cho một người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra động kinh.
- Chấn thương đầu: Chấn thương đầu do tai nạn xe hoặc các sang chấn khác có thể gây ra những cơn co giật, động kinh.
- Bệnh não: Các bệnh về não làm tổn thương não như khối u não hoặc đột quỵ có thể gây ra co giật. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh động kinh ở người lớn trên 35 tuổi.
- Bệnh truyền nhiễm: Các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, AIDS và viêm não do virus có thể gây co giật động kinh.
- Chấn thương trước sinh: Trước khi sinh, trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với tổn thương não, có thể do một số yếu tố như nhiễm trùng ở người mẹ, thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu oxy. Tổn thương não này có thể dẫn đến co giật, bệnh động kinh hoặc bại não.
- Rối loạn phát triển tâm thần: Động kinh đôi khi có thể liên quan đến rối loạn phát triển, chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng rối loạn chức năng thần kinh đệm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các yếu tố nguy cơ gây co giật ở trẻ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ co giật:
- Tuổi: Sự khởi phát cơn co giật thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn tuổi. Tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu bạn có tiền sử gia đình bị co giật động kinh, có thể con em bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh co giật do rối loạn động kinh cao hơn.
- Chấn thương đầu: Chấn thương ở đầu là nguyên nhân của một số trường hợp động kinh co giật.
- Nhiễm trùng não: Nhiễm trùng như viêm màng não, gây viêm não hoặc tủy sống, có thể làm tăng nguy cơ co giật.
- Động kinh/Co giật ở trẻ em: Sốt cao ở trẻ em đôi khi có thể liên quan đến động kinh. Trẻ em bị co giật do sốt cao phần lớn sẽ không tiến triển động kinh. Nguy cơ động kinh tăng lên nếu trẻ bị co giật kéo dài, có một bệnh khác về thần kinh hoặc tiền sử gia đình có người bị động kinh.
3. Cách sơ cứu khi trẻ bị co giật
Khi thấy trẻ bị co giật, bạn nên tiến hành theo các bước sau:
- Cho trẻ nằm trên mặt phẳng: Dọn dẹp các vật nhọn, hoặc có thể gây nguy hiểm xung quanh trẻ.
- Cho trẻ nằm nghiêng qua một bên để tránh tình trạng hít sặc nước miếng, đàm nhớt.
- Nới lỏng cổ áo, vòng cổ.
- Không nên đặt bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ, hoặc cố gắng nạy rang trẻ ra. Vì nếu bạn làm không đúng kỹ thuật hoặc quá mạnh bạn có thể làm gãy rang trẻ. Thậm chí, có thể gây tình trạng nặng hơn chính là tắc nghẽn đường thở do dị vật.
- Không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thuốc hay thức ăn gì khi trẻ co giật. Chỉ nên cho trẻ ăn hoặc uống thuốc khi bạn chắc rằng trẻ đã ngừng co giật hoặc tỉnh táo hoàn toàn
- Cố gắng theo dõi thời gian trẻ bị co giật. Điều này rất quan trọng vì nó là dữ kiến cần thiết để bác sĩ tiên lượng tình trạng của trẻ.
- Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.
Nếu co giật kèm các dấu hiệu sau bạn nên đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt:
- Xung quanh trẻ có các bả hóa chất, độc chất
- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút
- Trẻ có vấn đề về đường thở
- Môi, lưỡi, mặt tím tái
- Vẫn bất tỉnh, mê man sau khi ngừng co giật
- Trước đó trẻ có ngã hoặc chấn thương
- Có các rối loạn tri giác như: mê sảng, nôn ói, đau đầu,…
Bạn cần cảnh giác khi thấy bản thân hoặc người nhà mình có các yếu tố nguy cơ bị cô giật. Ngay khi thấy có bệnh nhân có các dấu hiệu của co giật, cần đưa đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi