Bệnh co giật ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh co giật ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Co giật là một hội chứng thường gặp ở trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có rất nhiều trường hợp được đưa vào điều trị khá muộn dẫn đến di chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy hãy trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh co giật ở trẻ em để có cách phòng bệnh hợp lý bạn nhé.

  1. Hội chứng co giật ở trẻ em
  2. Nguyên nhân gây bệnh
  3. Các triệu chứng thường gặp
  4. Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?
  5. Kiểm tra tình trạng co giật ở trẻ em
  6. Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị co giật
  7. Cách điều trị co giật ở trẻ em
  8. Phòng chống bệnh co giật ở trẻ
  9. Tiên lượng bệnh co giật ở trẻ em

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Khi thấy một đứa trẻ xuất hiện cơn co giật, dù là lần đâu hay tái phát thì cũng nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá tình trạng sức khỏe và có phương án điều trị kịp thời. Hãy liên hệ đến phòng khám của bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246

1. Hội chứng co giật ở trẻ em

Co giật thường gặp đối với trẻ em đặcbiệt là trẻ sơ sinh trong độ tuổi 6 tháng đến 5 hay 6 tuổi, tần suất khoảng 3 đến 5%. Tỉ lệ co giật chiếm 0.2 đến 0.4 % tổng số trẻ sơ sinh. Tỉ lệ tử vong do mắc hội chứng này chiếm 10 đến 15 % số trẻ co giật.

Hội chứng co giật là là hiện tượng co giật tái đi tái lại không liên quan đến sốt hay tổn thương não cấp. Do đó, theo thống kê tại các bệnh viện, chỉ có khoảng 3 đến 4% trẻ sốt kèm theo co giật, và khoảng 96 đến 97% trẻ bị sốt sẽ không bị co giật.

Cơn co giật xảy ra khi não hoạt động bất thường, dẫn đến các thay đổi trong sự di chuyển, mức độ chú ý và nhận biết của người bệnh. 

Các dạng co giật khác nhau có thể bắt nguồn từ những vùng khác nhau của não, có  thể ảnh hưởng cục bộ (chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể) hoặc lan rộng (ảnh hưởng toàn thân).

Để hiểu rõ bản chất của bệnh co giật, bạn hãy tham khảo thêm bài viết về CHỨNG BỆNH CO GIẬT mà Hello Doctor đã trình bày trước đó.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây co giật đã biết, nhiều trường hợp được giải thích là do có tiền sử gia đình bị co giật. Tuy nhiên 1 trong số những nguyên nhân phổ biến phải kể đến là do sốt cao.

Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra do sốt (nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 °C). Cơ chế của sốt co giật đến nay chưa rõ, nhưng sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng điện sinh lý bất thường trong não.

Co giật do sốt khá phổ biến. Khoảng 4% trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi có sốt co giật. Hai phần ba số trẻ em này sốt co giật chỉ xảy ra một lần. Hầu hết xảy ra khi trẻ em dưới ba tuổi.

Trẻ em lần đầu tiên bị co giật do sốt trước 1 tuổi có nguy cơ cao là bị sốt co giật. Loại co giật này có xu hướng gia đình và ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái.

Có thể người nhà của trẻ bị co giật rất sợ khi nhìn thấy con mình bị sốt co giật, nhưng trẻ không chết vì co giật. Hầu hết các cơn co giật do sốt không gây hậu quả lâu dài và không gây tổn thương não.

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng như viêm màng não, các vấn đề liên quan đến sự phát triển của não như bại não hay chấn thương đầu và nhiều nguyên nhân khác ít phổ biến hơn.

3. Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh co giật ở trẻ em

Co giật ở trẻ em có nhiều triệu chứng khác nhau. Mô tả kỹ lưỡng những động tác cũng như mức độ tỉnh táo của trẻ trong cơn co giật có thể giúp bác sĩ xác định con bạn đang ở dạng co giật nào.

- Triệu chứng trầm trọng nhất là co giật toàn thân. Trẻ có thể bị giật mình chới với theo nhịp và co rút cơ, thỉnh thoảng trẻ khó thở và trợn tròn mắt.

Trẻ thường buồn ngủ, lơ mơ sau cơn co giật và không nhớ gì về cơn co giật đã xảy ra. Nhóm triệu chứng này phổ biến với cơn co giật do động kinh và do sốt cao.

- Trẻ em có cơn động kinh không co giật (co giật vắng ý thức) sẽ mất ý thức đi cùng với mắt liếc ngang dọc hoặc nhấp nháy.

Những hành động này thường khởi phát và kết thúc nhanh chóng cũng như không kèm chuyển động co giật. Những trẻ này sẽ trở lại bình thường ngay khi cơn co giật dừng lại.

- Những động tác lặp đi lặp lại như nhai liên tục giống như đang ăn ngon hoặc vỗ tay, tiếp theo đó là trạng thái lơ mơ thường phổ biến ở trẻ em bị một loại rối loạn co giật được gọi là cơn co giật cục bộ phức hợp.

- Một cơn co giật cục bộ thường chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ khiến chúng co rút. Sự co rút có thể di chuyển từ nhóm cơ này sang nhóm cơ khác.

Đây được gọi là cơn co giật cục bộ đơn giản. Trẻ mắc chứng co giật này cũng có thể hành xử kỳ lạ trong suốt cơn co giật và không nhớ được cơn co giật đã xảy ra khi nó kết thúc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Tất cả trẻ em bị co giật lần đầu hoặc đã từng bị chứng co giật trước đây đều nên được bác sĩ đánh giá. Hầu hết trẻ em bị co giật lần đầu tiên cần được theo dõi trong khoa cấp cứu của bệnh viện.

Tuy nhiên, nếu cơn co giật kéo dài dưới 2 phút, không lặp lại và trẻ không khó thở, có thể theo dõi tại phòng mạch tư. 

Đưa trẻ đi cấp cứu nếu nghĩ trẻ có tổn thương trong cơn co giật hoặc cho rằng trẻ đang ở trong một cơn co giật không ngừng.

Nếu trẻ có tiền sử co giật và có gì đó đặc biệt hơn chẳng hạn như thời gian co giật, chuyển động của cơ thể, thời gian ngủ kéo dài, v.v… phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu.

5. Kiểm tra tình trạng co giật ở trẻ em

Đối với tất cả trẻ em đều nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Điều quan trọng là người chăm sóc phải báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của trẻ, bất kỳ bệnh nào gần đây và bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất nào mà trẻ có thể bị phơi nhiễm. Ngoài ra, phải mô tả chi tiết cho bác sĩ các chi tiết như:

  • Sự co giật xảy ra ở đâu
  • Các vận động bất thường kéo dài bao lâu
  • Thời gian ngủ của trẻ

Từ đó, bác sĩ sẽ định hướng chẩn đoán và chỉ định một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây co giật.

6. Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị co giật

- Giúp trẻ nằm xuống đồng thời tháo mắt kính hoặc các vật có hại khác khỏi người trẻ.

- Đừng cố đưa bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ (kể cả thuốc bằng đường miệng ) vì bạn có thể làm bị thương chúng hoặc bản thân bạn.

- Kiểm tra ngay trẻ có đang thở hay không. Đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ không thở. 

- Sau khi cơn co giật kết thúc, đặt trẻ nằm nghiêng một bên và ở với trẻ cho đến khi trẻ tỉnh táo. Quan sát trẻ thở. Nếu trẻ không thở trong vòng 1 phút sau khi cơn co giật dừng thì tiến hành hà hơi thổi ngạt – xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay. 

- Cho trẻ nằm nghiêng suốt cơn co giật. Nếu trẻ sốt, có thể dùng Acetaminophen (Paracetamol) nhét hậu môn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Cách điều trị co giật ở trẻ em

Nếu co giật chỉ xuất hiện một lần và xác định nguyên nhân do Sốt cao co giật, bệnh nhân không cần điều trị thuốc. Vì:

  • Nhiều loại thuốc co giật có tác dụng phụ như tổn thương gan hoặc răng của trẻ.
  • Nhiều trẻ sẽ chỉ có một lần hoặc rất ít khi co giật.

Tuy nhiên, các thuốc cắt cơn co giật vẫn được chỉ định. Do trong lần khám đầu tiên, nhiều bác sĩ không thể chắc chắn liệu có thật sự trẻ có một cơn co giật hay còn lý do nào khác.

Nếu bắt đầu cho trẻ dùng thuốc, bác sĩ sẽ phải theo dõi nồng độ thuốc, xét nghiệm máu thường xuyên và theo dõi sát các phản ứng phụ. 

8. Phòng chống co giật ở trẻ em

Hầu hết các cơn co giật đều không thể ngăn ngừa. Có một số ngoại lệ, nhưng rất khó kiểm soát, chẳng hạn như chấn thương đầu và nhiễm trùng trong thai kỳ.

Trẻ thường hay sốt cao co giật nên được kiểm soát nhiệt độ cơ thể tốt khi bị bệnh.

Một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ gây bệnh ở trẻ:

  • Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Tránh đèn sáng, nhấp nháy và các kích thích thị giác khác.
  • Bỏ qua thời gian xem truyền hình và máy tính bất cứ khi nào có thể.
  • Tránh chơi các trò chơi điện tử.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.

9. Tiên lượng bệnh co giật ở trẻ em

Tiên lượng cho trẻ em bị co giật phụ thuộc vào loại cơn co giật. Hầu hết trẻ phát triển bình thường và không có hạn chế gì. 

Tuy nhiên, ở các trường hợp trẻ em có bại não và trẻ em co giật sơ sinh thì trẻ sẽ có các nguy cơ về chậm phát triển tâm thần vận động. Liên hệ với bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Hương Giang

    Con tôi cũng bị lên cơn co giật nhưng tôi lại không biết phải xứ trí ra làm sao. Tôi có lên mạng tìm hiểu thì biết đến bài viết này. Sau khi đọc bài viết này tôi đã biết cách xử trí khi bé bị lên cơn co giật. Cảm ơn bác sĩ.

    02/03/2018
  • Nguyễn Ngọc Thiện

    Nhà nào có con bị co giật thì tốt nhất cứ đưa đi khám ngay nhé. Như đứa cháu tôi đợt trước bị sốt cao quá lên cơn co giật, cả nhà hết hồn đưa vội lên viện. Cũng may là giờ cháu sinh hoạt bình thường lại rồi.

    02/03/2018
Lê Hải Phong (02/03/2018)
Tôi có đứa cháu bị lên cơn sốt và cũng lên cơn co giật. Chị gái tôi thấy vậy thì đưa cháu đi khám. Rất may được điều trị một thời gian thì cháu tôi đã hết sốt và không còn thấy co giật nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung