Viêm động mạch Takayasu

Viêm động mạch Takayasu

Bệnh viêm động mạch Takayasu có thể dẫn tới tắc nghẽn, hẹp động mạch hoặc phình động mạch. Bệnh cũng có thể gây đau tay, đau ngực, tăng huyết áp và thậm chí suy tim hoặc đột qụy.

1. Bệnh viêm động mạch Takayasu

2. Triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm động mạch Takayasu

4. Biến chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu

5. Điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm động mạch Takayasu là gì?

Bệnh viêm động mạch Takayasu (tên tiếng Anh là Takayasu’s arteritis) là một loại bệnh viêm mạch máu hiếm gặp. Trong bệnh viêm mạch máu Takayasu, viêm gây ảnh hưởng đến động mạch chủ - động mạch lớn mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể - và các nhánh chính của nó.

Nếu bạn không có biểu hiện và triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị. Bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm động mạch và ngăn ngừa các biến chứng. Nhưng ngay cả khi điều trị, bệnh cũng có thể tái phát.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu thường xảy ra ở 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể cảm thấy:

Không phải ai cũng có các triệu chứng xuất hiện sớm này. Động mạch có thể bị viêm nhiều năm trước khi bạn kịp nhận ra.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn hai, viêm làm hẹp động mạch nên máu và chất dinh dưỡng đưa tới các cơ quan và mô bị giảm đi. Các dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn 2 bao gồm:

  • Yếu hoặc đau tay chân 
  • Hoa mắt, chóng mặt, hoặc ngất
  • Đau đầu
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ
  • Khó khăn trong việc nghĩ
  • Khó thở
  • Rối loạn thị giác
  • Tăng huyết áp
  • Sự khác biệt huyết áp giữa hai cánh tay
  • Mạch giảm
  • Thiếu máu
  • Đau ngực
  • Nghe tiếng rù động mạch khi khám với ống nghe

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn cần tìm đến sự trợ giúp y tế ngay khi bạn bị khó thở, đau hoặc có các dấu hiệu đột quỵ.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu các dấu hiệu và các triệu chứng làm bạn lo lắng. Phát hiện sớm bệnh viêm động mạch Takayasu là chìa khóa để điều trị thành công.

Nếu bạn đã được chẩn đoán viêm động mạch Takayasu, hãy ghi nhớ rằng một bệnh tái phát thường có triệu chứng giống với khi nó đã từng xuất hiện ban đầu. Cũng nên để ý đến các dấu hiệu hoặc triệu chứng mới. Điều này có thể cho biết bệnh tái phát hay là một biến chứng của điều trị.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm động mạch Takayasu

Trong bệnh viêm động mạch Takayasu, động mạch chủ và các động mạch chính bao gồm các động mạch đi đến đầu và thận bị viêm. Qua thời gian tình trạng viêm gây rối lọan ở động mạch, làm chúng bị dày lên, hẹp hoặc hóa sẹo.

Vẫn chưa biết được điều gì dẫn tới tình trạng viêm của bệnh. Tình trạng này có thể là một bệnh miễn dịch mà trong đó hệ dịch của chính bạn vô tình tấn công các động mạch. Bệnh có thể khởi phát do virus hoặc bệnh nhiễm trùng khác.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm động mạch Takayasu

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi 10 đến 40 tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất ở Châu Á. Đôi khi bệnh xảy ra giữa những người trong gia đình.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm động mạch Takayasu

Trong bệnh viêm động mạch Takayasu, các chu kì mở rộng hoặc lặp lại của tình trạng viêm làm lành động mạch có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Mạch máu hẹp và cứng: làm giảm lượng máu đến các cơ quan và mô.
  • Tăng huyết áp: thường là hậu quả của việc giảm lượng máu đến thận.
  • Viêm cơ tim: ảnh hưởng đến cơ tim và van tim.
  • Suy tim do tăng huyết áp: viêm cơ tim hoặc tình trạng van tim đẩy máu ngược trở lại tim thay vì bơm đi hoặc sự kết hợp các rối loạn này.
  • Đột quỵ: xảy ra do việc giảm hoặc tắc lượng máu đến não
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua: tương tự như đột quỵ, có các triệu chứng tương tự nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn.
  • Phình động mạch chủ: xảy ra ở thành động mạch bị yếu và dãn, làm chúng phình to ra và có nguy cơ vỡ.
  • Nhồi máu tim: xảy ra do việc giảm lượng máu đến tim.

Đối với phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai nếu bị viêm động mạch Takayasu đều có thể khỏe mạnh. Nhưng bệnh và thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ. Nếu bạn bị viêm động mạch Takayasu và đang có kế hoạch mang thai, hãy bàn bạc với bác sĩ lên kế hoạch làm hạn chế các biến chứng của thai kì trước khi mang thai. Và trong quá trình mang thai bạn hãy đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra.

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của bạn, các dấu hiệu và triệu chứng và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hoặc thủ thuật để chẩn đoán loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự bệnh viêm động mạch Takayasu và giúp chẩn đoán xác định bệnh. Các xét nghiệm có thể làm:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cho biết dấu hiệu của tình trạng viêm, như tăng CRP hoặc tốc độ lắng hồng cầu, đồng thời cũng có thể kiểm tra thiếu máu hay không.

Chụp mạch máu: Chất cản quang sẽ được tiêm vào một catheter đặt ở động mạch lớn và tĩnh mạch. Hình ảnh X quang sẽ được chụp khi chất cản quang đổ đầy mạch máu. hình ảnh mạch máu sẽ giúp bác sĩ thấy máu có chảy bình thường hoặc chậm lại vì bị hẹp hay không. Người bị viêm động mạch Takayasu thường sẽ có nhiều mạch máu bị hẹp.

Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA): Xét nghiệm ít xâm lấn này giúp thấy được chi tiết hình ảnh mạch máu mà không cần đến catheter hay X quang, tuy nhiên thường vẫn cần đến chất cản quang tiêm mạch. Chụp cộng hưởng từ mạch máu hoạt động bằng cách sử dụng sóng tần số trong một từ trường mạnh để xuất dữ liệu đến máy tính và chuyển thành hình ảnh chi tiết các lát cắt mô.

Chụp cắt lớp mạch máu (CTA): Đây là một hình thức chụp mạch máu không xâm lấn kết hợp phân tích trên máy vi tính của hình ảnh X quang cùng với sử dụng chất cản quang tiêm mạch có thể giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc động mạch chủ và các nhánh kế cận và kiểm tra lưu lượng máu.

Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler có thể xuất hình ảnh có độ phân giải cao của thành động mạch, như động mạch cảnh và động mạch dưới đòn. Nó có thể giúp phát hiện những thay đổi nhỏ của động mạch trước khi các kĩ thuật hình ảnh có thể thấy được.

Chụp xạ hình cắt lớp Positron (PET): Hình ảnh này có thể giúp đo được nồng độ viêm trong mạch máu. trước khi tiến hành xét nghiệm bạn có thể được cho uống thuốc chứa phóng xạ.

Không giống các loại bệnh viêm mạch khác, bệnh viêm động mạch Takayasu thường không được chẩn đoán bởi sinh thiết.

Điều trị bệnh viêm động mạch takayasu

Điều trị

Điều trị bệnh viêm động mạch Takayasu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và ngăn ngừa thiệt hại mạch máu. Bệnh đôi khi có thể khó chữa vì ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm nhưng chúng vẫn còn hoạt động. Hơn nữa, qua thời gian, các tổn hại không thể hồi phục có thể xảy ra.

Mặt khác, nếu bạn không có các dấu hiệu và triệu chứng hoặc các biến chứng nghiêm trọng, bạn không cần phải điều trị.

Thuốc

Hãy hỏi bác sĩ về thuốc hoặc các thuốc kết hợp mà bạn có thể chọn và các tác dụng phụ có thể có là gì. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc:

  • Thuốc kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm: Bạn có khả năng phải uống thuốc trong thời gian dài. Sau tháng đầu bác sĩ có thể giảm liều. một vài triệu chứng có thể tái phát.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch: Một số thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm viêm mạch máu khi kết hợp với thuốc kháng viêm: Tác dụng phụ thường xảy ra nhất là tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: Một số thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Tác dụng phụ thường xảy ra nhất là tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Nếu các động mạch bị hẹp nặng hoặc bị tắc, bạn có thể cần được phẫu thuật. Điều này giúp cải thiện triệu chứng như giảm huyết áp và giảm đau ngực. Trong một số trường hợp, hẹp hoặc tắc động mạch có thể bị tái lại đòi hỏi phẫu thuật lần hai. Nếu bạn bị phình động mạch, phẫu thuật là cần thiết để ngăn chúng bị vỡ. Các phẫu thuật tốt nhất nên được thực hiện khi tình trạng viêm đã giảm.

  • Phẫu thuật bắc cầu: Một động mạch hoặc tĩnh mạch được lấy ra từ một phần khác của cơ thể và gắn với động mạch bị chặn, cung cấp một đường vòng cho máu chảy qua.
  • Nong mạch dưới da: Một quả bóng nhỏ được luồn qua mạch máu và thành động mạch bị ảnh hưởng. Khi ở đúng vị trí, bóng được bơm để mở rộng các khu vực bị chặn.
  • Phẫu thuật van động mạch chủ: Phẫu thuật sữa chữa hoặc thay thế van động mạch chủ có thể là cần thiết nếu van bị hở đáng kể.

Biện pháp khắc phục và tự điều trị

Hiểu tình trạng bệnh: Học mọi thứ bạn có thể biết về bệnh viêm động mạch Takayasu và cách điều trị nó. Biết được các tác dụng phụ của thuốc và báo với bác sĩ nếu có bất kì sự thay đổi nào. 

Ăn chế độ lành mạnh: Điều này có thể giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh và thuốc. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt nạc và cá, và hạn chế muối, đường và rượu.

Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ có thể giúp ngừa loãng xương, tăng huyết áp và mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng tốt cho tim và phổi. Hơn nữa, tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng của bạn.

Tránh hút thuốc: Việc ngừng hút thuốc là rất quan trọng để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và mô thêm nữa.

Khi mắc bệnh viêm động mạch Takayasu, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Mạch máu để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất. Hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, Hello Doctor luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Lụa

    Tôi cũng có người quen bị căn bệnh này, nên tôi biết rõ căn bệnh này nguy hiểm thế nào. Các bạn hãy đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng của bệnh nhé. Đừng để lâu không rồi ân hận đó.

    05/10/2017
  • Lê Vy

    Tôi sẽ không biết được căn bệnh này nếu như người bạn của tôi không bị mắc bệnh. Sau khi đọc bài viết, tôi đã biết cách phải xử lý ra sao khi gặp bệnh này.

    28/09/2017
  • Phan Văn Trung

    Tôi đi khám và phát hiện mình bị bệnh viêm động mạch takayasu. May nhờ tôi phát hiện bệnh kịp thời nên đến giờ bệnh tình tôi đã đỡ hơn nhiều.

    15/09/2017
Đinh văn Doanh (04/07/2018)
Xin hỏi viêm động mạch cảnh ở cổ nguy cơ và nguy hiểm như thế nào.
01643802107 Hoang Thi Thu Ha (24/05/2018)
Con gái tôi bị bệnh viêm động mạch Takayasu tôi lo lắng quá , hiện nay đang điều trị tại bệnh viện 103 Hà Nội

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...