Viêm dây thần kinh số 3

Viêm dây thần kinh số 3

Dây thần kinh số 3 còn có tên gọi là dây thần kinh vận nhãn chung, đi từ cuống đại não (trung não), chạy ra phía trước, vào ổ mắt, vận động một số cơ mắt đưa nhãn cầu lên xuống và vào trong. Viêm dây thần kinh số 3 là một rối loạn thần kinh, nó ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh số 3 và kết quả là làm cho bệnh nhân có tầm nhìn đôi (song thị) và sụp mí mắt.

  1. Triệu chứng viêm dây thần kinh số 3
  2. Nguyên nhân gây nên bệnh?
  3. Kiểm tra và xét nghiệm
  4. Điều trị viêm dây thần kinh số 3
  5. Tiên lượng viêm dây thần kinh số 3

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 3

- Tầm nhìn đôi là triệu chứng thường gặp nhất

- Sụp một mí mắt (chứng sa mí mắt)

- Đồng tử mở rộng không thể co lại khi ánh sáng chiếu vào mắt

- Đau đầu hoặc đau mắt

Các triệu chứng khác có thể xảy ra nếu nguyên nhân là một khối u hoặc sưng não. Mất tỉnh táo là triệu chứng nghiêm trọng, vì nó là dấu hiệu của tổn thương não hoặc tử vong sắp xảy ra.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh số 3

- Phình động mạch não

- Nhiễm trùng

- Mạch máu bất thường (dị dạng mạch máu)

- Huyết khối xoang não

- Tổn thương mô do thiếu hụt máu chảy đến (nhồi máu)

- Chấn thương (từ chấn thương đầu hoặc do vô tình trong quá trình phẫu thuật)

- Khối u hoặc tăng trưởng khác (đặc biệt là các khối u ở đáy não và tuyến yên)

Trong một số ít trường hợp, những người mắc chứng đau nửa đầu có một vấn đề tạm thời liên quan đến dây thần kinh số 3. Điều này có thể là do co thắt mạch máu. Trong một số trường hợp, không tìm ra được nguyên nhân gây ra.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể phát triển tình trạng bệnh viêm dây thần kinh số 3. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các dây thần kinh của cơ thể có thể bị tổn thương do giảm lưu lượng máu và lượng đường trong máu cao. Tình trạng này càng có nhiều khả năng hơn khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt theo thời gian. Khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường phát triển tổn thương thần kinh. Các triệu chứng thường không bắt đầu cho đến nhiều năm sau khi bệnh bệnh tiểu đường được chẩn đoán. Một số người bị tiểu đường phát triển chậm đã bị tổn thương thần kinh khi được chẩn đoán lần đầu. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề thần kinh khác không phải do bệnh tiểu đường của họ gây ra. Những vấn đề thần kinh khác sẽ không có triệu chứng tương tự và sẽ tiến triển theo một cách khác so với tổn thương thần kinh do tiểu đường gây ra.

3. Kiểm tra và xét nghiệm bệnh viêm dây thần kinh số 3

Khám mắt có thể cho thấy:

  • Mở rộng (giãn nở) đồng tử của mắt bị ảnh hưởng.
  • Bất thường chuyển động mắt.
  • Hai mắt không cân bằng.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện để tìm hiểu xem các bộ phận khác của hệ thần kinh có bị ảnh hưởng hay không. Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bạn có thể thực hiện thêm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Một số xét nghiệm để quan sát mạch máu não (chụp mạch não, chụp mạch CT hoặc MR).
  • MRI hoặc CT scan não.
  • Chọc dò tủy sống.

Bạn có thể cần phải được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về các vấn đề thị lực liên quan đến hệ thần kinh (bác sĩ nhãn khoa thần kinh).

4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm dây thần kinh số 3

Một số người khỏe hơn mà không cần điều trị. Điều trị nguyên nhân (nếu có thể tìm thấy) có thể làm giảm các triệu chứng.

Các cách điều trị khác để giảm triệu chứng có thể bao gồm:

  • Thuốc Corticosteroid để giảm sưng và giảm áp lực lên dây thần kinh (khi gây ra bởi một khối u hoặc chấn thương)
  • Miếng che mắt hoặc kính có lăng kính để giảm thị lực kép
  • Thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật điều trị mí mắt bị sụp hoặc mắt không được cân bằng

5. Tiên lượng bệnh viêm dây thần kinh số 3

Một số người sẽ đáp ứng với điều trị. Trong một vài trường hợp khác, mắt thường xuyên bị sụp hoặc xảy ra hiện tượng mắt không cử động được.

Các nguyên nhân như tăng áp lực nội sọ, tổn thương choán chổ do khối u hoặc đột quỵ hoặc phình động mạch não có thể đe dọa đến tính mạng.

Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Long Trần

    Chào bác sĩ. Tôi bị bệnh này đã lâu nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bênh tình đã đỡ. Cám ơn bấc sĩ.

    18/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Co giật mí mắt là gì? Biện pháp để chữa trị và phòng chống
Triệu trứng
Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên. Thời gian gần đây tôi thường bị co giật mí mắt, không phải chỉ xảy ra một vài ngày...