Ung thư thực quản

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một khối u ác tính từ các tế bào ung thư ở thực quản. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao ở cả nam và nữ, rất khó để điều trị.

1. Ung thư thực quản là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản

4. Tác hạj của bệnh ung thư thực quản

5. Điều trị bệnh ung thư thực quản

6. Phòng chống bệnh ung thư thưc quản

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản (tên tiếng Anh là Esophageal Cancer) là ung thư xảy ra trong thực quản - một ống rỗng dài chạy từ cổ họng tới dạ dày. Thực quản giúp di chuyển thực phẩm khi nuốt từ phía sau cổ họng đến dạ dày để được tiêu hóa.

Giống như tất cả các bệnh ung thư khác, ung thư thực quản là hậu quả của sự phân chia tế bào không kiểm soát dẫn đến sự tăng trưởng các tế bào không giới hạn. Các tế bào ung thư bắt đầu tăng trưởng ở phạm vi nhỏ, sau đó chúng tiếp tục nhân lên và tạo thành khối u. Những khối u này ban đầu có thể vẫn còn ở trong mô thực quản, sau đó trong các trường hợp tiến triển, chúng xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh hoặc lan ra khắp cơ thể. Tế bào có khả năng xâm lấn hoặc di căn được coi là ác tính hoặc "ung thư".

Ung thư thực quản bắt nguồn ở lớp bên trong của thực quản (niêm mạc) và sau đó phát triển ra bên ngoài. Khi khối u phát triển, bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt (khó nuốt).

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư thực quản

Ung thư thực quản ở giai đoạn đầu không có triệu chứng cụ thể, khi khối u phát triển sẽ có các triệu chứng phổ biến như:

Khó nuốt: Khó nuốt là triệu chứng nhận biết đầu tiên của bệnh nhân mắc ung thư thực quản. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển chèn ép ống thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt khi thức ăn đi qua

Bị nghẹn: Mặc dù bệnh nhân ăn chậm nhưng vẫn có cảm giác nuốt nghẹn, các bác sỹ cảnh báo nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra bạn nên đi khám bác sỹ vì có thể những khối u phát triển nhanh khiến đường đi của thức ăn bị chèn ép gây ứ nghẹn tại cổ.

Đau tức phần xương ức: Với những bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn đầu thì hiện tượng này không thường xuyên xuất hiện. Bệnh nhân chỉ cảm nhận được cơn đau khi lao động hoặc chơi thể thao quá sức. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng những cơn đau tức vùng ngực xảy ra thường xuyên và nặng hơn.

Ợ nóng mạn tính: Ợ nóng kéo dài, đặc biệt đi kèm với trào ngược axit có liên quan đến ung thư thực quản. Ợ nóng mạn tính là một dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư thực quản.

Đau tức ngực:Đau ngực có thể liên quan tới nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư thực quản. Khi ung thư lan đến xương ức sẽ gây ra cơn đau ngực. Khối u có thể dẫn đến co thắt thực quản, gây đau đớn.

Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể: Những bệnh nhân ung thư thực quản thường có triệu chứng chung là suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi. Nguyên nhân là do những khối u phát triển nhanh đã lấy hết những chất dinh dưỡng của các tế bào khiến cho những tế bào không có đủ chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nguyễn Duy Sinh

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

Khi bạn gặp phải các triệu chứng như ợ nóng, mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt, nghẹn thì tốt nhất bạn cần đến bệnh viện để khám. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bạn bị bệnh Barret thực quản, hãy hỏi bác sĩ những dấu hiệu và triệu chứng của bạn để bác sĩ tiến hành kiểm tra. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản

Bị bệnh trào nược dạ dày thực quản, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, thói quen ăn uống không lành mạnh, tiếp xúc với môi trường hóa chất… là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư thực quản. Bạn cần hết sức lưu ý để phòng ngừa kịp thời.

Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản

Rượu, bia, thuốc lá là những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư thực quản

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Những người có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản. 

Thường xuyên uống rượu: Đối với thực quản, uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ gây kích ứng và gây viêm niêm mạc thực quản. Nếu các tế bào trong lớp niêm mạc thực quản bị viêm, nó sẽ có nguy cơ cao trở thành tiến triển thành khối u ác tính.

Thói quen hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại là nguy cơ gây ung thư, điển hình là ung thư phổi. Khi hút thuốc, những chất độc này sẽ đi vào cơ thể, gây kích thích các tế bào lớp niêm mạc làm tăng khả năng hình thành khối u và ung thư.

Thói quen ăn uống gây hại cho thực quản: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ muối chua, đồ thô cứng chính là những thói quen xấu gây nên những tổn thương, viêm loét ở niêm mạc thực quản, làm tăng nguy cơ hình thành nên các khối u và ung thư.

Béo phì: Theo kết quả khảo sát thì những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp đôi so với người bình thường.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Các hóa chất có nguy cơ cao gây ung thư thực quản bao gồm: bụi kim loại, bồ hóng, bụi silica, bụi amiang, dung dịch kiềm (hóa chất được tìm thấy trong chất tẩy rửa mạnh dùng trong công nghiệp và tại hộ gia đình). 

Bệnh Barrett thực quản: Hiện tượng trào ngược axit mạn tính có thể dẫn đến bệnh Barret thực quản. Mắc Barret thực quản sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư thực quản cao hơn so với người bình thường.

4. Tác hại của bệnh ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao thứ 6 trong các bệnh ung thư. Ung thư thực quản ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh, khiến cho sức khỏe bị suy yếu. Các triệu chứng của ung thư thực quản cũng gây ra cho người bệnh nhiều mệt mỏi và khó chịu.

Ung thư thực quản khiến cho sức khỏe của người bệnh bị suy giảm, từ đó dễ mắc các bệnh khác. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến di căn và tử vong.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư thực quản

Chẩn đoán

Chụp X-quang thực quản: chụp X-quang có baryt là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ mắc ung thư thực quản. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống dung dịch baryt tương đối đặc, chụp X-quang ngay sau khi uống ở tư thế thẳng và nghiêng để lấy hình ảnh rõ nét. Hình ảnh X-quang có thể phát hiện u sùi vào lòng thực quản, có ổ loét bờ cứng hoặc nhiễm cứng hẹp một đoạn thực quản - phương pháp rất có ích trước khi nội soi.

Nội soi thực quản: giúp nhận dạng khối u, đo kích thước và vị trí khối u. Qua phương pháp nội soi, sinh thiết tổn thương chẩn đoán mô bệnh học, các bác sĩ có thể khẳng định kết quả chẩn đoán và định loại ung thư.

Chụp cắt lớp vi tính: chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân ung thư thực quản có thể mổ nhằm đánh giá mức độ xâm lấn của khối u và có thể cắt bỏ khối u hay không. Phương pháp này giúp cho các phẫu thuật viên tránh được những trường hợp mở lồng ngực nhưng không thể cắt bỏ được thực quản.

Điều trị bệnh ung thư thực quản

Điều trị bệnh

Phẫu thuật: Phẫu thuật triệt để: chỉ dành cho các trường hợp giai đoạn I và II, ưu tiên thực quản 1/3 dưới và 1/3 giữa.

Mở ngực hay không mở ngực: Đối với bệnh nhân thể trạng tốt, chức năng hô hấp bình thường nên mở ngực phải đường sau - bên qua liên sườn VI để cắt đoạn thực quản và vét hạch lân cận. Có thể nối trong lồng ngực qua đường mổ này. Đối với bệnh nhân thể trạng yếu, chức năng hô hấp hạn chế thì không nên mở ngực mà chọn cách bóc thực quản bằng tay luồn từ đường bụng lên và từ cổ xuống, loại bỏ thực quản và đưa dạ dày lên nối với thực quản ở cổ.

Xạ trị:Điều trị ung thư thực quản với tia xạ có tác dụng tác dụng rất hiệu quả. Có thể sử dụng tia xạ đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu thuật. Với tia xạ sau mổ nhằm làm giảm tỷ lệ tái phát và khống chế di căn hạch. Những tia xạ đơn thuần cho các bệnh nhân từ chối phẫu thuật tia xạ với những mục đích tạm thời để duy trì.

Hóa trị: Điều trị đơn hóa chất: Có nhiều thuốc có tác dụng đối với ung thư thực quản, bạn cần phải theo phác đồ của bác sĩ trị liệu.

Điều trị đa hóa chất: Có nhiều phác đồ điều trị đa hóa chất đối với ung thư thực quản. Cơ bản là phối hợp các hóa chất với nhau, có thể là 2 hoặc 3 loại hóa chất.

Khám và chữa trị ung thư Thực quản tại Hello Doctor

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
  • Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
  • Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

6. Phòng chống bệnh ung thư thực quản

Không hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư thực quản. Bởi khói thuốc lá và chất kích thích trong thuốc lá là nhân tố thuận lợi cho ung thư thực quản phát bệnh.

Hạn chế uống rượu, bia:Uống rượu bia nhiều gây nên bệnh ung thư thực quản nên chúng ta cần hạn chế.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để phòng ngừa bệnh ung thư thực quản thì bạn nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein. Rau xanh, ngũ cốc, trà xanh… là những thức ăn bạn nên bổ sung hàng ngày. Tránh đồ ăn cay, nóng, thịt nướng

Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe:Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất.

Ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, chính vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Hãy liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ giỏi.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Mai Thủy

    Nếu các bạn có các triệu chứng như ở trên này thì hãy đi kiểm tra và khám ngay. Bệnh này nguy hiểm lắm. Mình có người bạn cũng mắc bệnh này và đã qua đời dù còn rất trẻ.

    18/10/2017
  • Lê Thị Giang

    Tôi cũng đã có người quen mất vì căn bệnh này, nên tôi biết rõ căn bệnh này nguy hiểm như thế nào. Tôi chỉ muốn nói một lời với mọi người hãy cẩn thận với căn bệnh này. Hãy đi khám ngay nếu có triệu chứng.

    05/10/2017
  • Nguyễn Nam Anh

    Bài viết chia sẻ về bệnh rất hay, hy vọng sẽ có thêm nhiều bài như thế này nữa

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...