Khó nuốt ở cổ họng có phải là dấu hiệu đáng lo lắng không?

Khó nuốt ở cổ họng có phải là dấu hiệu đáng lo lắng không?

Khi ăn uống, đôi khi bạn cảm thấy có gì vướng ở cổ hoặc khó nuốt và bạn cảm thấy lo lắng không biết mình có đang gặp phải vấn đề gì không. Bạn sẽ có được câu trả lời thỏa đáng sau khi đọc những thông tin dưới đây.

Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hẹn khám và được các bác sĩ chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.

1. Khó nuốt là gì

2. Biểu hiện của khó nuốt

3. Nguyên nhân gây ra khó nuốt

4. Yếu tố nguy cơ bị khó nuốt

5. Biến chứng của triệu chứng khó nuốt

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Chẩn đoán triệu chứng khó nuốt

8. Điều trị triệu chứng khó nuốt

9. Biện pháp khắc phục tại nhà

10. Phòng ngừa triệu chứng khó nuốt 

1. Khó nuốt là gì?

Khó nuốt có nghĩa là gặp khó khăn khi nuốt, người bệnh thường cần nhiều thời gian và công sức để đưa thức ăn và thức uống từ miệng xuống dạ dày. Khó nuốt còn có thể gây đau. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí không thể nuốt được.

Thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể gặp khó nuốt khi bạn ăn quá nhanh hoặc nhai thức ăn không kĩ, nhưng khó nuốt do những nguyên nhân này bạn không cần quá quan tâm . Tuy nhiên khó nuốt kéo dài lại là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.

Khó nuốt có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi, nhưng chủ yếu gặp ở người già. Nguyên nhân của vấn đề nuốt là khác nhau và cách điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân.

2. Biểu hiện của khó nuốt

Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến khó nuốt gồm:

  • Cảm thấy đau khi nuốt
  • Không thể nuốt được
  • Có cảm giác giác mắc nghẹn ở cổ họng hoặc ngực hoặc ở phía sau xương ức
  • Nhỏ nước dãi
  • Khan tiếng
  • Nôn ói
  • Thường xuyên bị ợ nóng
  • Thức ăn hoặc dịch dạ dày trào ngược ở cổ họng
  • Sụt cân đột ngột
  • Ho khi nuốt
  • Phải cắt thức ăn nhỏ ra hoặc tránh một số loại thức ăn nhất định vì khó nuốt

Biểu hiện của chứng khó nuốt

3. Nguyên nhân gây ra khó nuốt

Nuốt là quá trình rất phức tạp, và một số yếu tố có thể cản trở quá trình này. Nguyên nhân của khó nuốt không xác định cụ thể được. Tuy nhiên, khó nuốt thường thuộc một trong những nguyên nhân sau:

Khó nuốt ở phần thực quản

Khó nuốt ở thực quản nói đến cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở phần cổ họng hoặc ngực sau khi bạn bắt đầu nuốt. Những nguyên nhân dẫn đến khó nuốt ở thực quản:

  • Achalasia (co thắt thực quản): khi cơ dưới thực quản (lớp cơ thắt) của bạn không co thắt hoàn toàn để đẩy thức ăn xuống dạ dày, đó là nguyên nhân thức ăn bị kẹt ở vùng cổ họng. Trong bệnh lý này, Cơ thành thực quản sẽ giảm chức năng, và  tình trạng bệnh sẽ ngày càng tệ theo thời gian.
  • Co thắt lan tỏa: Tình trạng tạo nhiều cơn co thắt mạnh, không có sự phối hợp với thực quản, thường là sau khi nuốt. Co thắt lan tỏa ảnh hưởng đến lớp cơ trơn ở thành thực quản.
  • Tắc nghẽn thực quản: thực quản bị hẹp có thể làm kẹt nữa thức ăn có kích thước lớn. Các khối u hoặc mô sẹo thường là nguyên nhân của chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cũng có thể là nguyên nhân gây hẹp thực quản.
  • Ung thư thực quản: Khó nuốt có xu hướng trở nặng hơn khi có các khối u thực quản.
  • Chất ngoại lai: Một vài thức ăn hoặc vật thể khác làm tắc một phần cổ họng hoặc thực quản. Người già mang răng giả hoặc người gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn có nguy cơ làm thức ăn bị kẹt lại ở phần cổ họng hoặc thực quản.
  • Vòng thực quản: Một vùng thực quản bị hẹp lại gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Tổn thương đến các mô ở thực quản do các dịch acid dạ dày bị trào ngược vào thực quản, dẫn đến co thắt và thu hẹp ở thực quản.
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu eosin: với tình trang này, liên quan đến sự dị ứng thức ăn là do sự phát triển quá nhiều của tế bào gọi là Eosin trong thực quản.
  • Xơ cứng mô: phát triển các mô sẹo, nguyên nhân gây xơ cứng các mô, có thể làm giảm chức năng các cơ vòng thực quản, làm các acid dạ dày trào ngược lên và gây ợ nóng thường xuyên.
  • Xạ trị: các điều trị này gây ra viêm và sẹo ở thực quản.

Khó nuốt ở vùng miệng hầu

Một số nguyên nhân làm các cơ vùng cổ họng bạn yếu dần, làm cho việc di chuyển thức ăn từ miệng vào cổ họng và thức quản khi bạn bắt đầu nuốt khó khăn. Bạn có thể bị nghẹn, nôn và ho khi bạn nuốt hoặc có cảm giác thức ăn, nước uống đi xuống khí quản hoặc mũi. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm phổi.

Nguyên nhân khó nuốt ở vùng hầu gồm: 

  • Rối loạn thần kinh: Một số bệnh rối loạn - như đa xơ cứng, loạn dưỡng cơ và bệnh Parkinson – có thể gây khó nuốt.
  • Tổn thương thần kinh: tổn thương bất ngờ đến thần kinh, như là đột quỵ hoặc tổn thương não, tủy sống, có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
  • Túi thừa ở hầu: một túi nhỏ xuất hiện và thu thập các hạt thức ăn trong cổ họng, thưởng là ở trên thực quản, gây ra khó nuốt, khan tiếng, thở khó và cổ họng di chuyển nhiều lần để làm sạch các túi đó hoặc ho.
  • Ung thư: một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư chẳng hạn như xạ trị, có thể gây khó nuốt.

4. Yếu tố nguy cơ bị khó nuốt

Các yếu tố nguy cơ cho bệnh khó nuốt:

- Lão hóa: do sự lão hóa tự nhiên và sự hao mòn của thực quản theo thời gian và nguy cơ cao về các tình trạng nhất định, như là đột quỵ hoặc bệnh Parkinsion, người cao tuổi có nguy cơ cao bị khó nuốt.

- Điều kiện sức khỏe: những người bị rối loạn thần kinh có nhiều khả năng bị khó nuốt.

5. Biến chứng của triệu chứng khó nuốt

Khó nuốt dẫn đến:

- Suy dinh dưỡng, sụt cân và mất nước: khó nuốt gây khó khăn trong việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước.

- Vấn đề về hô hấp: thức ăn và nước xâm nhập vào đường thở khi bạn nuốt có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, như viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng hô hấp.

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị khó nuốt hoặc sụt cân, ói đi kèm với khó nuốt.

Nếu bị tắc nghẽn đường thở, gọi ngay cho cấp cứu. Nếu bạn không nuốt được vì cảm thấy thức ăn bị kẹt ở cổ họng hoặc ngực, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.

7. Chẩn đoán triệu chứng khó nuốt

Bác sĩ sẽ thực hiên một cuộc kiểm tra sức khẻ và làm các xét nghiệm để xác định vấn đề về nuốt.

Các xét nghiệm bao gồm:

- X-quang có chất cản quang: Bạn được uống một dung dịch Barium phủ thực quản của bạn, giúp hình ảnh thực quản hiển thị tốt dưới tia X. Bác sĩ có thể nhìn thấy sự thay đổi hình dạng của thực quản và có thể đánh giá hoạt động của cơ ở thực quản

Bác sĩ cũng có thể cho bạn nuốt thức ăn hoặc viên thuốc tráng bari để theo dõi cơ trong cổ họng khi nuốt hoặc để tìm ra tắc nghẽn trong thực quản, trong trường hợp dung dịch barium lỏng có thể không xác định được triệu chứng.

- Nghiên cứu sự nuốt: Bạn nuốt các loại thực phẩm có bari tráng với nhiều đặc tính khác nhau. Thử nghiệm này cung cấp hình ảnh những thực phẩm khi bạn cho nó đi qua miệng và cổ họng. Hình ảnh cũng cho thấy sự phối hợp cơ vùng miệng và cổ họng của bạn khi nuốt và xác định thức ăn có lọt vào đường thở của bạn hay không.

- Kiểm tra thực quản của bạn (nội soi): một thiết bị chiếu sáng, linh hoạt được truyền vào cổ họng của bạn để bác sĩ có thể thấy thực quản cảu bạn.

- Đánh giá quá trình và khả năng nuốt bằng nội soi sợi quang (FEES): bạn có thể kiểm tra vùng cổ họng của bạn với máy ảnh đặc biệt và ống sáng khi bạn cố nuốt.

- Thử nghiêm cơ thực quản: bằng cách đo áp suất, một ống nhỏ đưa vào thực quản và kết nối với máy đo áp suất để đo sự co thắt cở của thực quản khi nuốt.

- Quét hình ảnh: Gồm chụp cắt lớp vi tính, kết hợp với X-quang và máy tính tạo ra những hình ảnh cắt ngang xương và mô mềm cơ thể; chụp MRI, sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ quan và mô; hoặc cắt lớp phát xạ Positron (PET) sử dụng thuốc phóng xa để thấy mô và cơ hoạt động thế nào.

8. Điều trị triệu chứng khó nuốt

Điều trị chứng khó nuốt phụ thuộc vào loại hoặc nguyên nhân gây khó nuốt.

Điều trị chứng khó nuốt với bác sĩ

Khó nuốt vùng miệng hầu

Đối với chứng khó nuốt vùng miệng hầu, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên nói hoặc nuốt, và liệu pháp gồm:

- Bài tập:  Một số bài tập có thể giúp phối hợp các cơ nuốt của bạn hoặc kích thích các dây thần kinh kích hoạt phản xạ nuốt.

- Học kỹ năng nuốt: Bạn cũng có thể tìm hiểu cách để đặt thức ăn trong miệng của bạn để giúp bạn nuốt.

Khó nuốt vùng thực quản

Cách tiếp cận điều trị chứng khó nuốt thực quản thường bao gồm:

- Mở rộng thực quản: Bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi với một quả bóng đặc biệt gắn vào để nhẹ nhàng căng và mở rộng chiều rộng của thực quản của bạn.

- Phẫu thuật: Đối với khối u thực quản, achalasia hay pharyngeal diverticula, bạn có thể cần phẫu thuật để làm sạch đường dẫn thực quản của bạn.

- Thuốc: Khó nuốt liên quan đến GERD có thể được điều trị bằng thuốc uống theo đơn để giảm acid dạ dày. Bạn có thể cần phải uống các loại thuốc này trong một thời gian dài. Nếu bạn bị viêm thực quản eosin, bạn có thể cần dùng corticosteroid.

Nếu bạn bị co thắt thực quản và  thực quản của bạn bình thường và không có GERD, bạn có thể được điều trị bằng thuốc để phục hồi thực quản và giảm bớt sự khó chịu.

Khó nuốt nặng

Nếu khó nuốt khiến bạnkhông thể ăn uống đầy đủ, bác sĩ có thể đề nghị:

- Chế độ ăn uống đặc biệt: Điều này có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh mất nước.

- Ống nạp: Trong những trường hợp nghiêm trọng của chứng khó nuốt, bạn có thể cần một ống dẫn thức ăn để bỏ qua phần nuốt của bạn không hoạt động bình thường.

9. Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, hãy đến gặp bác sĩ và làm theo lời khuyên của họ. Ngoài ra, một số điều bạn có thể cố gắng giúp giảm bớt triệu chứng bao gồm:

- Thay đổi thói quen ăn uống của bạn: Hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Hãy chắc chắn cắt thức ăn của bạn thành những miếng nhỏ hơn và ăn chậm hơn.

- Thử nhiều loại thức ăn ở nhiều dạng khác nhau nếu có một vài thức ăn làm bạn khó nuốt: Chất lỏng, chẳng hạn như cà phê và nước trái cây, là một vấn đề đối với một số người, và thực phẩm dẻo dính, như bơ đậu phộng hoặc caramel, có thể gây khó nuốt. Tránh thức ăn gây rắc rối.

- Tránh rượu, thuốc lá và caffeine. Đây có thể gây ra chứng ợ nóng.

10. Phòng ngừa triệu chứng khó nuốt

Mặc dù không thể ngăn ngừa được những khó khăn về nuốt, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ khó nuốt bằng cách ăn chậm và nhai thức ăn kĩ. Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thuốc GERD có thể làm giảm nguy cơ bị sưng phù thực quản.

Khi khó nuốt gây cản trở lớn đến cuộc sống của bạn hoặc diễn ra trong một thời gian dài thì nó không còn là một điều bình thường nữa. Trong trường hợp này thì bạn nên đi khám để sớm được điều trị, tránh những hậu quả xấu do những biến chứng của khó nuốt gây ra. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hẹn khám và được các bác sĩ chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lưu Ly

    Rất thích những bài viết chia sẻ kiểu này của bác sĩ

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung