Ăn uống vô độ
Ăn một cách mất kiểm soát và bất chấp chính là những dấu hiệu cơ bản nhất của chứng ăn uống vô độ. Đây là một dạng rối loạn ăn uống điển hình và gây ra nhiều hậu quả xấu cho người bệnh.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ăn uống vô độ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh ăn uống vô độ
4. Tác hại của bệnh ăn uống vô độ
5. Điều trị bệnh ăn uống vô độ
1. Bệnh ăn uống vô độ là gì?
Chứng ăn uống vô độ là một trong ba dạng của rối loạn ăn uống, hai dạng còn lại bao gồm chứng chán ăn tâm thần và chứng “ăn ói”.
Chứng rối loạn ăn uống này được đặc trưng bởi sự ăn uống vô độ, không kiểm soát, ăn một số lượng thức ăn nhiều hơn hẳn mọi người và người bệnh không thể kiểm soát bản thân trong việc ăn uống. Những người mắc chứng ăn uống vô độ sẽ luôn cảm thấy khó chịu và đau khổ về hành vi của bản thân. Đối với đa số người bệnh, họ thường lên “cơn ăn” ít nhất một lần một tuần và có xu hướng cố gắng che dấu hành vi này của mình.
Những người mắc chứng rối loạn này cảm thấy mất kiểm soát về tinh thần lẫn thể xác khi ăn. Không như những bệnh nhân mắc chứng “ăn ói”, người bệnh không có các dấu hiệu bù trừ sau “cơn ăn” như nôn ói, tiêu chảy.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ăn uống vô độ
Các triệu chứng đặc trưng của chứng ăn uống vô độ là:
- Lên “cơn ăn” tái diễn kèm hai dấu hiệu sau đây:
- Ăn một lượng thức ăn cực kì lớn, trong khoảng thời gian hạn chế (một đến hai giờ), nhiều hơn lượng thức ăn trung bình của một người cùng độ tuổi trong hoàn cảnh tương tự.
- Mất kiểm soát khi lên “cơn ăn” (không thể dừng ăn hoặc không thể kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ).
- “Cơn ăn vô độ” đó có liên quan đến ít nhất ba yếu tố trong các yếu tố sau:
- Ăn nhanh hơn so với bình thường.
- Ăn cho đến khi cảm thấy cực kì no.
- Ăn một lượng lớn thức ăn nhưng không cảm thấy no.
- Ăn một mình vì cảm thấy mắc cỡ về lượng thức ăn tiêu thụ của bản thân.
- Cảm thấy chán ghét, ngượng ngùng, thất vọng, buồn chán, tự trách bản thân.
- Tần suất lên “cơn ăn” ít nhất một lần một tuần, ít nhất trong ba tháng.
- Không liên quan đến các hành vi “bù đắp” không thích hợp như trong chứng “ăn ói” và không xảy ra trong quá trình bệnh của chứng “ăn ói”.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Phân biệt chứng ăn uống vô độ và ăn quá mức
Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng cũng ăn lượng thức ăn nhiều trong một lần. Vậy đó có phải là chứng ăn uống vô độ không? Sự khác biệt giữa dạng rối loạn ăn uống này và việc ăn quá mức là gì?
Thật ra, hầu hết, ăn quá mức là hiện tượng bình thường. Việc ăn quá mức thường xảy ra trong một số dịp nhất định như: tiệc tùng, buổi họp mặt hay trong kì nghỉ nhưng nó khác với chứng ăn uống vô độ.
Những điều giúp phân biệt giữa chứng ăn uống quá độ và ăn quá mức là:
- Chứng ăn uống vô độ xuất hiện theo chu kì, khoảng ít nhất 1 lần/tuần trong ba tháng.
- Trong chứng ăn uống vô độ, người bệnh cảm thấy bực tức. Nếu hoàn toàn không có sự thay đổi cảm xúc, thì đó không phải là chứng ăn uống vô độ.
- Người mắc chứng rối loạn này không thích ăn ở nơi đông người. Đối với họ, việc ăn mang tính cá nhân. Còn đối với hầu hết mọi người, các bữa ăn là khoảng thời gian chia sẻ và cùng chung vui với người thân, bạn bè.
- Người mắc chứng ăn uống vô độ hầu như không thấy đói, cũng như không cảm thấy no. Họ ăn vì vấn đề cảm xúc như giận dỗi, buồn bã.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra bệnh ăn uống vô độ
Chứng ăn uống vô độ có liên quan đến yếu tố xã hội, sinh học, cũng như các yếu tố tâm thần, làm ảnh hưởng đến hành vi của họ. Vì vậy, người bệnh không nên cảm thấy có lỗi vì hành vi đó. Điều quan trọng là hãy ngừng càng sớm càng tốt một khi ý thức được bệnh của mình và tìm đến bác sĩ để được điều trị.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ mắc chứng ăn uống vô độ
Chứng ăn uống vô độ thường xảy ra ở phụ nữ. Theo thống kê, số lượng phụ nữ mắc chứng rối loạn này gấp đôi ở nam giới, với tần suất 1.6% ở nữ và 0.8% ở nam. Triệu chứng bệnh hầu hết xuất hiện ở độ tuổi 20. Ngoài ra, chứng rối loạn này thường xảy ra ở những người giàu có cũng như thuộc giới trung lưu. Chưa có có nghiên cứu cho thấy bệnh xuất hiện ở nhóm người có kinh tế thấp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tác hại của chứng bệnh ăn uống vô độ
Đối với những người mắc chứng ăn uống vô độ điển hình, mỗi lần dùng bữa, họ có thể nạp vào cơ thể hàng ngàn calories. Các loại thức ăn đó thường có lượng đạm thấp, giàu chất béo, đường và tinh bột như: bánh kem, bánh cookies,… Các loại thức ăn đó làm tăng cân nặng của người bệnh khủng khiếp mỗi tháng khiến cho họ có nguy cơ đối mặt với các bệnh như: béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,....
Mặc cảm trong tâm lý cũng khiến họ phải đối mặt với các bệnh lý tâm thần mà điển hình là chứng trầm cảm.
Lời khuyên của bác sĩ
Đừng tự dằn vặt mình về việc ăn uống vô độ, hãy xem nó là một bệnh lý và bạn cần phải vượt qua. Bạn cần đi khám để điều trị chứng bệnh này, không nên vì tâm lý xấu hổ mà dấu bệnh, khiến cho căn bệnh ngày càng trầm trọng thêm.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
5. Các phương pháp điều trị bệnh ăn uống vô độ
Khi đến khám tại phòng khám Hello Doctor, trước tiên bác sĩ sẽ phải chẩn đoán để xác định người bệnh đang ở mức độ nào. Thông qua việc trao đổi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh của bệnh nhân.
- Nhẹ: 1-3 cơn một tuần.
- Trung bình: 4-7 cơn một tuần.
- Nặng: 8-13 cơn một tuần.
- Rất nặng: hơn 14 cơn một tuần.
Việc điều trị chứng ăn uống vô độ cũng tượng tự như các rối loạn ăn uống khác. Điều trị bao gồm tư vấn dinh dưỡng, tư vấn tâm lý hoặc dùng thuốc chống trầm cảm. Trong đó, liệu pháp tâm lý trị liệu là phương pháp đầu tiên giúp kiểm soát bệnh.
Một số phương pháp điều trị điển hình:
- Liệu pháp điều trị hành vi – nhận thức (CBT): Liệu pháp này giúp người bệnh hiểu được những ý nghĩ cá nhân, các ý nghĩ tiêu cực có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ăn uống đó. Mục tiêu của phương pháp điều trị này:
- Giúp bệnh nhân xác định và thay thế các ý nghĩ, thái độ có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống này qua các phương pháp can thiệp hành vi đặc hiệu như thúc đẩy, động viên bằng các phần thưởng,…
- Giúp họ ghi lại thói quen ăn uống và tránh các yếu tố khiến người bệnh lên “cơn ăn”.
- Giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh.
- Liên kết giữa cảm xúc và ăn uống, đặc biệt là thay đổi thói quen tìm đến thức ăn khi cảm thấy buồn, căng thẳng.
Tuy nhiên, CBT có giới hạn về thời gian, nghĩa là người bệnh được điều trị bằng phương pháp này trong một thời gian nhất định. Cũng như các liệu pháp tâm lý khác, CBT có thể được áp dụng ở bệnh nhân điều trị nội trú cũng như ngoại trú. Việc sử dụng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) giúp giảm hành vi ăn uống quá độ cũng như các triệu chứng tâm lý khác.
- Liệu pháp gia đình: phương pháp này giúp người bệnh liên kết với gia đình, giúp họ hiểu được vai trò của mình trong gia đình và sự ảnh hưởng của hành vi ăn uống đến vai trò đó. Ngoài ra, còn giúp các thành viên khác trong gia đình hiểu được vai trò của mình trong quá trình điều trị cho người bệnh, giúp cho người bệnh nhận ra vấn đề và đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
- Việc điều trị chứng ăn uống vô độ gần như luôn luôn bao gồm các liệu pháp tâm lý, kèm thuốc. Một số thuốc đã được chứng minh rằng có tác động tích cực đến dạng rối loạn ăn uống này. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Lưu ý rằng: Có thể sẽ phải đổi thuốc một vài lần để tìm ra loại thuốc thích hợp nhất cho bạn. Điều quan trọng đó là bạn KHÔNG ĐƯỢC tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Báo ngay với bác sĩ khi có tác dụng phụ của thuốc.
Để điều trị chứng ăn uống vô độ, liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi