Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù áo khoác” (phù nửa thân người trên).Thường bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực sẽ xử lý khối u trung thất bằng phẫu thuật. Sau đây bài viết này sẽ nói về cách phẫu thuật cắt hạch u trung thất lớn kèm bắc cầu phục hồi lưu thông hệ tĩnh mạch chủ biên.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Phẫu thuật cắt u trung thất lớn là gì?
2. Khi nào cần phẫu thuật cắt u trung thất lớn?
3. Bước chuẩn bị phẫu thuật
4. Các bước phẫu thuật cắt u trung thất lớn
5. Xử lý tai biến
6. Bác sĩ phẩu thuật cắt u trung thất lớn
1. Phẫu thuật cắt u trung thất lớn là gì?
- U trung thất lớn đặc biệt là u trung thất trước thường kèm theo các dấu hiệu của chèn ép tĩnh mạch chủ trên (do u chèn ép hoặc xâm lấn vào).
- Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù áo khoác” (phù nửa thân người trên).
- Trong phẫu thuật cắt U trung thất lớn có kèm theo xâm lấn tình mạch chủ thường kèm theo phải phục hồi lưu thông mạch máu hay gặp là tĩnh mạch vô danh.
+ Hạch u trung thất lớn có nguy hiểm không?
- U trung thất gây ra nhiều tác hại khôn lường, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu khối u xâm lấn vào các mô xung quanh biểu hiện với hội chứng chèn ép trung thất.
>> Bấm vào đây để hiểu thêm U TRUNG THẤT.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Khi nào cần phẫu thuật cắt u trung thất lớn?
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên làm bệnh nhân đau ngực, khó thở. Đôi khi ho ra máu.
* Chống chỉ định (không phẫu thuật): Chống chỉ định đối với các trường hợp u trung thất ác tính đã xâm lấn rộng hoặc di căn xa không còn khả năng điều trị triệt căn bằng phẫu thuật
>> Xem thêm bài viết: Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
3. Bước chuẩn bị phẫu thuật
+ Người thực hiện:
Kíp mổ: Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, lồng ngực
Hai phụ phẫu thuật + dụng cụ viên
+ Phương tiện:
- Trang thiết bị tiêu chuẩn phòng mổ tim mạch lồng ngực.
- Mạch nhân tạo số 8.
Để hiểu thêm cũng như được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ đến bác sĩ 0886006167.
>> Xem thêm: Bị khối u trung thất có nên phẫu thuật không?
4. Các bước phẫu thuật cắt u trung thất lớn
+ Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, khép hai tay, có độn gối dưới vai
+ Vô cảm:
- Gây mê toàn thân nội khí quản
- Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
- Đặt đường truyền lớn ở tĩnh mạch đùi
+ Kỹ thuật:
- Mở đường giữa xương ức
- Thăm dò đánh giá khả năng cắt u
- Cắt lấy u tối đa. Đôi khi kèm theo phải cắt cả một phần phổi, màng phổi hoặc màng tim bị u xâm lấn.
- Phẫu tích bộc lộ hệ tĩnh mạch chủ trên: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vô danh
- Kiểm soát hai đầu mạch bị u xâm lấn
- Tùy từng trường hợp: Cắt phần U xâm lấn mạch máu kèm theo vá bằng mạch nhân tạo hoặc thay đoạn tĩnh mạch bằng mạch nhân tạo Dacron số 8.
- Đặt dẫn lưu màng phổi (trường hợp u xâm lấn vào phổi có cắt phổi kèm theo), mở cửa sổ màng tim (nếu kèm theo cắt màng tim), dẫn lưu sau xương ức.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
>> Tham khảo thêm: Một số phương pháp phẫu thuật u trung thất điển hình
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Xử lý tai biến
+ Theo dõi:
- Toàn trạng: các dấu hiện sinh tồn.
- Tình trạng chảy máu sau mổ.
+ Xử trí tai biến:
- Chảy máu: chảy máu qua dẫn lưu, số lượng ít truyền máu, truyền plasma theo dõi, chảy máu nhiều cần mổ lại kiểm tra, cầm máu
- Tổn thương thần kinh hoành: khá thường gặp nhưng thường không gây hậu quả nghiêm trọng (đối với người lớn), đối với trẻ em có thể phải cần khâu gấp nếp cơ hoành
để tăng dung tích phổi.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
6. Bác sĩ phẩu thuật cắt u trung thất
Điều trị các khối u trung thất sẽ tùy thuộc vào vị trí của chúng và sẽ do bác sĩ quyết định. Phẫu thuật thường được sử dụng đầu tiên để loại bỏ các khối u. Một khi khối u được lấy ra, bác sĩ của bạn có thể sử dụng hóa trị liệu và / hoặc xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.
Để thực hiện phẫu thuật u trung thất đòi hỏi tay nghề của các bác sĩ chuyên khoa. Trước khi phẫu thuật cần gặp bác sĩ để được khám, đánh giá tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết. Tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi