Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?

Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?

Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có một số đối tượng nhất định có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. U trung thất là gì?

U trung thất là khối u lành tính hoặc ác tính, được hình thành trong lồng ngực, ở khoảng giữa hai lá phổi. Khoảng trống này, được gọi là trung thất, được bao quanh bởi xương ức ở phía trước, cột sống ở phía sau, và hai lá phổi ở hai bên. Trung thất chứa một số cơ quan quan trọng như tim, động mạch chủ, thực quản, tuyến ức và khí quản.

>>>Để bạn có thể hiểu cặn kẽ hơn về bệnh u trung thất, bạn có thể xem thêm thông tin tại BỆNH U TRUNG THẤT.

Trung thất được chia làm ba khu vực:

  • Trung thất trước
  • Trung thất giữa
  • Trung thất sau

Khối u trung thất thường được tăng sinh từ các tế bào sinh dục (tế bào mầm), hoặc từ các mô tuyến ức, mô thần kinh, mô bạch huyết, hoặc từ tế bào gốc trung mô.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?

Nói chung, u trung thất là một bệnh cảnh hiếm gặp. U trung thất thường được chẩn đoán ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 30 đến 50, nhưng u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất.

Tùy theo độ tuổi của bệnh nhân mà các khối u trung thất có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau:

- Ở trẻ em, u trung thất thường được phát hiện ở vùng trung thất sau. Những khối u này tăng sinh từ tế bào thần kinh và thường lành tính (không phát triển thành ung thư).

- Đối với người lớn, hầu hết u trung thất sẽ xảy ra ở vùng trung thất trước và thường là những khối u bạch huyết hay u tuyến ức ác tính.

Vì được hình thành ở trong lồng ngực, nếu không được điều trị thích hợp, các khối u trung thất có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề bao gồm xâm lấn đến tim, ngoại tâm mạc (là lớp màng bao quanh quả tim), và những mạch máu lớn (động mạch chủ và tĩnh mạch chủ). Những khối u nằm ở vùng trung thất sau có thể gây chèn ép cột sống ngực.

>> Tham khảo thêm: Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối.

Những đối tượng với các yếu tố nguy cơ sau đây thường sẽ có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh lý u trung thất so với người bình thường:

- Người cao tuổi: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho sự hình thành các loại ung thư nói chung. Đa phần các loại ung thư thường xuất hiện sau 65 tuổi. Nhưng u trung thất có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em và người già.

- Hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong có thể phòng ngừa dễ dàng nhất. Mỗi năm, khoảng hơn 180 000 người Mỹ chết vì ung thư liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. So với người không hút, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn mắc phải các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư cổ họng và một số loại ung thư khác. Ngoại ra họ cũng dễ mắc phải bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.

Để tìm hiểu thêm về căn bệnh u trung thất cũng như nhận được sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ vui lòng liên hệ 1900 1246.

- Tiếp xúc với các bức xạ ion hóa: Bức xạ ion hóa có thể gây tổn thương cho tế bào, dẫn đến ung thư. Loại bực xạ này được tìm thấy trong các loại tia chiếu xuống bầu khí quyển của Trái Đất từ vũ trụ, rò rỉ phóng xạ, khí radon, tia X, và một số nguồn khác.

- Tiếp xúc với một số chất hóa học: Những cá nhân có các công việc đặc thù như thợ sơn, công nhân xây dựng, và những người làm trong nhà máy hóa chất, có nguy cơ cao hơn mắc phải các loại ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với animăng, benzene, benzidine, cadmium, nickel, hay vinyl chloride ở nơi làm việc có thể gây ung thư. Dù nguy cơ ung thư chỉ tăng cao đối với những đối tượng đã tiếp xúc với các chất hóa học này trong nhiều năm liên tiếp, bạn vẫn nên cẩn thận khi sử dụng một số công cụ hay nguyên liệu tại nhà như thuốc trừ sâu, dầu động cơ đã qua sử dụng, sơn, các loại dung dịch hay hóa chất khác.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

- Nhiễm phải virus hay vi khuẩn cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc phải một số loại ung thư nhất định, ví dụ như:

  • Virus gây bệnh bạch cầu cấp và u lympho  (HTVL-1)
  • Virus HIV: Virus HIV là tác nhân gây ra bệnh AIDS. Những cá nhân nhiễm phải HIV thường có nguy cơ cao hơn mắc phải ung thư, như u lympho hoặc hiếm hơn là ung thư Kaposi
  • Epstein-Barr virus (EBV): Sự nhiễm EBV cũng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc phải u lympho

- Tiền sử gia đình mắc phải ung thư:

  • Đa phần ung thư diễn ra do sự biến đổi gene. Một tế bào bình thường có thể tăng sinh bất thường nếu sự đột biến xảy ra trên nhiều đoạn gene của nó. Hút thuốc lá, nhiễm một số loại virus, và các yếu tố khác từ môi trường sống có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Một số gene có khả năng phát triển ung thư có thể được truyền từ cha mẹ sang con. Những gene như vậy được hiện diện ở tất cả các tế bào của con kể từ lúc được sinh ra. Tuy nhiên, yếu tố môi trường cũng có vai trò không nhỏ trong việc sinh ung. Trong đa số các trường hợp, việc một cá thể mang gene đã bị biến đổi không đồng nghĩa với việc các khối u chắc chắn sẽ được hình thành.

- Uống rượu bia: Uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày trong nhiều năm có thể gia tăng nguy cơ mắc phải ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan, và vú. Nguy cơ tăng càng cao nếu cá nhân đó sử dụng càng nhiều rượu bia. Trong những trường hợp vừa nêu trên, ung thư sẽ càng dễ xuất hiện nếu cá nhân đó có hút thuốc lá kèm theo.

- Thiếu dinh dưỡng, thiếu hoạt động thể chất hay thừa cân: Những đối tượng ăn uống không đủ chất, không luyện tập thể dục thường xuyên, hoặc thừa cân có nguy cơ cao hơn mắc phải nhiều loại ung thư. Ví dụ như, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp, thực quản hay ung thư vú.

Giải pháp sẽ là: Bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện tới số 1900 1246 để đặt khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa.

3. Những nguyên nhân thường gặp của bệnh u trung thất

Hiện nay, người ta đã ghi nhận được rất nhiều loại khối u trung thất khác nhau, và nguyên nhân của chúng thường liên quan đến vị trí mà chúng được hình thành ở trong trung thất

Trung thất trước

- Tế bào mầm – Sự tân sinh của các tế bào mầm thường là lành tính (60 đến 70%) và đã được ghi nhận ở ca nam lẫn nữ.

- U bạch huyết – Khối u ác tính vào gồm bệnh Hodgkin và khối u bạch huyết không Hodgkin.

- U tuyến ức và nang tuyến ức – Là nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh lý u trung thất, phần lớn những khối u của tuyến ức là những sang thương lành tính và được bao bọc bên trong một bao sợi. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 30% của những khối u này có thể tăng sản và xâm lấn ra khỏi bao sợi đó.

- Khối phình tuyến giáp thòng xuống trung thất – Thường là tăng sản lành tính, như trong bệnh cảnh bướu cổ, tuy nhiên chúng đôi khi cũng có thể phát triển thành ung thư.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Trung thất giữa

-  Nang khí quản – Là một nang tăng sản lành tính có nguồn gốc từ đường dẫn khí.

- Bệnh tuyến lympho – Sự phì đại của các hạch lympho.

- Nang ngoại tâm mạc – Tăng trưởng lành tính của màng ngoài tim.

- Khối phình tuyến giáp thòng xuống trung thất – Thường là tăng sản lành tính, như trong bệnh cảnh bướu cổ, tuy nhiên chúng đôi khi cũng có thể phát triển thành ung thư.

- Khối u khí quản – Bao gồm cả ung thư khí quản hoặc những khối u lành tính

- Dị dạng mạch máu bao gồm phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ.

Trung thất sau

- Tăng sinh bất thường tổ chức máu ngoài tủy – Một nguyên nhân hiếm gặp, là khối tăng sinh bất thường từ tuy xương và thường đi kèm với tình trạng thiếu máu trầm trọng.

- Bệnh tuyến lympho – Sự phì đại của các hạch lympho.

- Nang thần kinh – tiêu hóa – Là một tăng sản hiếm gặp, bao gồm cả sự tăng sinh từ các mô thần kinh mà các cơ quan của đường tiêu hóa.

- Khối u thần kinh – Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý trung thất sau, những khối u này được xếp vào nhóm u vỏ thần kinh, u tế bào hạch, và u tế bào cận hạch. Khoảng 70% u thần kinh là lành tính. 

- Bất thường thực quản bao gồm co thắt thực quản, khối u thực quản, và thoát vị cơ hoành. 

- Bất thường cần cột sống bao gồm những tổn thương nhiễm trùng, ác tính hoặc chấn thương cột sống ngực. 

- Khối phình tuyến giáp thòng xuống trung thất – Thường là tăng sản lành tính, như trong bệnh cảnh bướu cổ, tuy nhiên chúng đôi khi cũng có thể phát triển thành ung thư. 

- Bất thường mạch máu bao gồm phình động mạch chủ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Triệu chứng của bệnh u trung thất

Khoảng 40% những bệnh nhân mắc phải u trung thất sẽ không có triệu chứng. Đa phần những khối u đó được phát hiện tình cờ thông qua phim X-quang ngực mà được thực hiện nhằm chẩn đoán một bệnh cảnh khác.

Triệu chứng của u trung thất thường là do sự chèn ép của các cơ quan lân cận, như cột sống, tim hay ngoại tâm mạc (màng ngoài tim), và có thể bao gồm:

  • Ho
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Sốt
  • Lạnh run
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Ho ra máu
  • Khàn tiếng
  • Sụt cân không giải thích được
  • Bệnh tuyến lympho (hạch lympho sưng và căng cứng)
  • Khò khè

>>>Trên đây là những triệu chứng chung của bệnh u trung thất, để biết đầy đủ hơn, bạn có thể xem tại Triệu chứng của bệnh u trung thất.

Để điều trị bệnh u trung thất với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những...
Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường
Điều trị khối u trung thất phụ thuộc vào vị trí của khối u thông qua các xét nghiệm khác nhau. Cần lưu ý rằng khối u dù lành...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trịnh Văn Thành

    Tôi có đến 5 yếu tố nguy cơ lận, thời gian gần đây còn thấy khó chịu vùng ngực nữa, có lẽ phải đi khám bác sĩ ngay thôi.

    10/02/2018
Phạm Xuân Thắng (12/02/2018)
Bố tôi cũng bị mất do căn bệnh u trung thất ác tính. Căn bệnh này thật sự chuyển biến quá nhanh. Kể từ khi bố tôi được phát hiện bị u trung thất ác tính cho đến lúc bố tôi mất chỉ vòn vẹn vài tháng. Tôi cảm thấy rất buồn bởi vì tôi vẫn chưa làm được gì cho bố tôi cả.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung