Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những người mắc bệnh u trung thất cũng không phải là ngoại lệ. Vậy mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì? Để biết được câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Khi mắc bệnh u trung thất, bạn cần phải điều trị bệnh ngay để tránh những hậu quả xấu do bệnh do bệnh gây ra. Để biết có những phương pháp nào điều trị bệnh u trung thất, bạn có thể xem tại Điều trị u trung thất.

1. Nguyên nhân gây ra u trung thất

U trung thất chiếm khoảng 3-7% trong số các bệnh ung thư. Trong đó, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân gây ra u trung thất khá đa dạng, nhưng các nguyên nhân sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất:

  • U thần kinh
  • U tuyến ức
  • U tế bào mầm
  • U lympho

2. U trung thất có phải là u ác tính hay không?

Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. 

Tỷ lệ u trung thất ác tính cũng thay đổi tùy theo vị trí của u:

  • U trung thất trên là khỏang 50%
  • Trung thất giữa là khoảng29%
  • Trung thất dưới là khoảng 16%

Tỷ lệ ác tính cũng thay đổi theo tuổi:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi có U trung thất thường là lành tính
  • Người lớn tuổi từ 30-50 chiếm tỉ lệ ung thư cao nhất

>>>Để biết cách nhận biết u trung thất, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng của bệnh u trung thất.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Dinh dưỡng dành cho người bệnh U trung thất như thế nào?

Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Hầu hết người bệnh U trung thất vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, để người bệnh được chăm sóc tốt nhất, bạn có thể tham khảo một vài điều sau:

A. Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì?

Ăn thức ăn lỏng

Người bệnh sẽ thường hay than phiền về cảm giác khó nuốt, nuốt vướng Khi u có chèn ép vào các mô xung quanh nhất là vùng thực quản, khí quản. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều lần. Thức ăn lỏng nhẹ, sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ngon miệng hơn.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như:

  • Sữa, các sản phẩm từ sữa
  • Trái cây sáng màu
  • Tỏi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A làm tăng số lượng tế bào lympho trong cơ thể, tiêu diệt và tấn công các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài cũng như tế bào ung thư.

Cà rốt, đu đủ, xoài, đào, khoai lang, bí đỏ… là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời. Cơ thể sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng.

Vitamin C cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể. Vitamin C có nhiều trong cam chanh, bưởi, táo..

Các thực phẩm giàu can-xi

Dù là người trẻ hay người già thì vẫn cần canxi hàng ngày để đảm bảo sức khỏe xương nói riêng và cơ thể nói chung. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có sự gia tăng Canxi trong máu ở người bị ung thư. Do đó, ở các bệnh nhân u trung thất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chờ kết quả định lương Canxi trong máu. Nếu Canxi trong máu ổn định, bạn có thể an tâm khi bổ sung Canxi cho người bệnh.

Uống nhiều nước

Các u hạch thần kinh hay u nguyên bào thần kinh sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy. Người bệnh sẽ rất dễ mất nước. Do đó, nên uống nước đủ và bổ sung nước ngay sau các lần tiêu chảy.

Lưu ý: Bạn cần luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể và cân bằng giữa các nhóm thức ăn. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

B. Mắc bệnh u trung thất không nên ăn gì?

Cẩn trọng với viên uống bổ sung Vitamin

Từ lâu chúng ta đã thấy được công dụng và hiệu quả của các viên uống bổ sung đa vitamin. Tuy nhiên, khi người bệnh đang chuẩn bị hay trong giai đoạn hóa trị, người nhà nên cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ. Vì các chất chống oxy hóa trong các vitamin sẽ tương tác với hóa chất trong hóa trị làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

Hạn chế muối

Do u có thể dễ chèn ép , gây phù cổ, hoặc phù mặt. Việc hạn chế muối, dùng Natri với lượng vừa phải sẽ giảm bớt tình trạng giữ nước trong cơ thể đồng thời giàm bớt tình trạng phù.

Hạn chế caffein

Caffein là nhóm thực phẩm cần tránh  khi bị bệnh. Đặc biệt, u tế bào thần kinh- loại u trung thất phổ biến nhất, bệnh nhân càng không nên sử dụng. Vì caffein có tác dụng kích thích thần kinh, nó có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Các thực phẩm thường có chứa caffein là cafe, trà, nước ngọt, nước tăng lực, chocolate...

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

C. Trường hợp đặc biệt

U tiết hormon có chức năng giống Insuline

Đây cũng là một dạng u trung thất. U tiết các chất có tác dụng giống Insulin- hormon gây hạ đường huyết. Lúc này, bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa các hoạt chất hạ đường huyết tự nhiên như Nghệ.

U tuyến giáp - trung thất

Nếu là loại u này bạn nên hạn chế các thực phẩm có thể gây phình giáp như:

- Các thực phẩm từ đậu nành không lên men có nhiều chất phình giáp, dễ gây tăng kích thước tuyến giáp. 

- Ngoài ra, các cây họ cải như: rau, cải xoăn, cải bruxen, củ cải… có chứa nhiều chất Isothiocyanates, chất này có thể gây cản trở hoạt động của tuyến giáp. Do đó, bạn nên trần sơ các loại rau này khi sử dụng. Nhiệt độ cao khi trần sơ qua nước có thể làm phân hủy các chất này. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u...
Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?
Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Phương pháp điều trị một số khối u trung thất thông thường
Điều trị khối u trung thất phụ thuộc vào vị trí của khối u thông qua các xét nghiệm khác nhau. Cần lưu ý rằng khối u dù lành...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Trọng Tấn

    Tôi biết bài viết này thông qua Facebook. Tôi cảm ơn bác sĩ đã cho những lời khuyên thật là bổ ích. Tôi sẽ áp dụng ngay cho người thân của tôi.

    05/02/2018
Lượng Trần (06/01/2023)
Chào bác sỹ. E có ng thân bị U trung thất giai đoạn 3. Giờ đang điều trị ở singapo. Bác sỹ cho e hỏi theo đánh giá khách quan thì liệu tỉ lệ thành công có cao ko bác sỹ. E rất lo. Cám ơn bác sỹ
Nguyễn Phương Nam (30/05/2018)
Chào Bác Sĩ! Mẹ tôi 78 tuổi, chỉ ăn được cháo loãng, nuốt nghẹn, khó nuốt, thèm Phở nhưng ăn vào nôn ngay dù nhai chậm, nhai nát. Đi soi dạ dày tá tràng thì Bác Sĩ nói hẹp thực quản, ống soi không qua được và khuyên đi Sài Gòn. Vào Bệnh Viện Bình Dân cho chụp XQ , CT lồng ngực thấy có khối u trung thất đẩy lệch thực quản sang trái gây chèn ép. Thở máy để đo hô hấp không đạt yêu cầu, siêu âm tim hở van 2 lá, test máu CEA 9,3, thể trạng 40kg sụt 5 kg. Bác Sĩ khoa Ung Bướu BV Bình Dân khuyên không nên làm nội soi phế quản vì sẽ nguy hiểm tính mạng, nên gia đình quyết định xin về Nha Trang không tiếp tục điều trị nữa. Nay đọc thấy Tiến Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Bình có nhiều kinh nghiệm trong điều trị u trung thất, nên Tôi mạo muội trình bày tình trạng bệnh của Mẹ Tôi, mong Bác Sĩ tham khảo xem có hướng giúp đở tốt nhất có thể cho Mẹ Tôi. Do đoạn bị chèn lớn nên cũng không đặt được stent thực quản. Chân thành cảm ơn!
Trần Đức Hậu (05/02/2018)
Chào bác sĩ, tôi cũng có người thân mắc bệnh này. Tôi đọc qua bài viết này thì được biết không nên cho người bệnh ăn muối. Nhưng trước đó do gia đình tôi không biết nên đã cho muối vào thức ăn. Tôi muốn hỏi bác sĩ liệu bệnh tình của người thân tôi có trở nặng hơn không.
Hello Doctor (08/02/2018)
Chào bạn Hậu, chúng tôi có nói rằng cần hạn chế dùng muối chứ không phải là không dùng muối. Vì vậy nên gia đình không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần điều chỉnh một chút trong chế độ ăn của người bệnh, tức là cho người bệnh ăn nhạt. Nếu thấy các triệu chứng bệnh nặng lên mới phải đưa đi viện.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung