Một số phương pháp phẫu thuật u trung thất điển hình

Một số phương pháp phẫu thuật u trung thất điển hình

Các loại phẫu thuật trung thất bao gồm các thủ thuật nhỏ được thực hiện để chẩn đoán bệnh cũng như các cuộc phẫu thuật lớn hơn để loại bỏ khối u lớn phát triển trong khu vực này.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Trung thất là gì và phẫu thuật trung thất là gì?

Trung thất là một từ chỉ phần trung tâm của ngực. Trung thất được bao quanh bởi xương ức ở phía trước, cột sống ở phía sau, và phổi ở hai bên. Phẫu thuật trung thất là bất kỳ thủ thuật nào được thực hiện trong khu vực này.

Đối với những người có U trung thất thì có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật trung thất.

2. Tại sao cần phải phẫu thuật trung thất?

Có nhiều khối u phát triển ở trung thất. Những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Đôi khi có thể khó phân biệt được khối u đó là lành tính hay ác tính. Sinh thiết khối u (lấy 1 mảnh khối u để xem dưới kính hiển vi) có thể phân biệt được liệu khối u đó là lành tính hay ác tính và cho phép bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Một số u lành tính và nhiều khối u ác tính được điều trị tốt nhất bằng phẫu thuật cắt bỏ. Một số khối u được điều trị tốt nhất bằng hóa trị hoặc xạ trị và không cần phải cắt bỏ.

Một số bệnh như bệnh nhược cơ - một bệnh ảnh hưởng đến sức mạnh và thị lực của bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ tuyến ức nằm ở trung thất.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Ai là người cần được phẫu thuật trung thất?

Hầu hết các khối u phát triển trong trung thất phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ. Các thủ thuật sinh thiết có thể được thực hiện với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu và phục hồi nhanh chóng. Hầu hết các bệnh nhân đều được sinh thiết, trong khi phẫu thuật cắt bỏ phải phụ thuộc vào kích thước của khối u, vị trí, sự liên quan của khối u với các cấu trúc khác ở ngực và tình trạng bệnh lý tổng thể của bệnh nhân.4. Những xét nghiệm nào được thực hiện trước khi phẫu thuật u trung thất?

Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ hỏi bệnh sử kĩ càng và khám tổng quát. Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Xét nghiệm hô hấp thường được thực hiện (xét nghiệm chức năng phổi). Các xét nghiệm máu được thực hiện có thể đưa ra những manh mối về nguyên nhân gây ra một số khối u. Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh dưới đây cũng có thể được thực hiện:

  • X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) ngực

Bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định xem các xét nghiệm tiền phẫu bổ sung nào cần thiết dựa trên kết quả của các xét nghiệm thường quy và bệnh sử của bạn.

Sinh thiết

Sinh thiết là lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi bởi bác sĩ giải phẫu bệnh. Sau đây là kỹ thuật sinh thiết:

- Sinh thiết qua da: Thực hiện bởi bác sĩ X quang, thủ tục này được thực hiện bằng cách sử dụng máy chụp CT trong khi bệnh nhân tỉnh nhưng bị gây tê. Trong khi làm thủ thuật, một mũi kim được đặt giữa hai xương sườn để lấy mẫu từ khối u.

- Sinh thiết qua nội soi: Thủ thuật này được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê toàn thân, phương pháp nội soi trung thất là phương pháp xâm lấn tối thiểu để kiểm tra trung thất và lấy mẫu mô. Một ống nội soi trung thất được chèn qua một vết rạch nhỏ ở đáy cổ hoặc giữa hai xương sườn ở phía trước ngực. Xét nghiệm nội soi trung thất chẩn đoán chính xác và an toàn cho hầu hết các khối u và thường được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú.

- Sinh thiết qua ngực: Một thủ thuật được thực hiện trong phòng phẫu thuật và bệnh nhân được gây tê toàn thân, quy trình này sử dụng công nghệ trợ giúp bằng video giúp tối đa hóa tầm nhìn đồng thời giảm thiểu chấn thương. Nội soi lồng ngực và những thiết bị được thiết kế đặc biệt được chèn vào trung thất thông qua các vết rạch nhỏ giữa xương sườn đến khối u để lấy mẫu mô sinh thiết và đôi khi được dùng để loại bỏ hoàn toàn khối u.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

5. Các phương pháp phẫu thuật u trung thất

Phẫu thuật cắt bỏ

Một số khối u của trung thất cần phải loại bỏ hoàn toàn. Các kỹ thuật để loại bỏ chúng bao gồm:

- Mở xương ức: trong phẫu thuật này bác sĩ sẽ mở xương ức giống như trong phẫu thuật tim hở. Phẫu thuật mở xương ức cho phép tiếp cận toàn bộ khoang ngực bao gồm cả tim, các mạch máu và phổi, và có thể cần thiết để loại bỏ khối u lớn.

- Mở ngực: trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch giữa hai xương sườn, tương tự như phẫu thuật mở xương ức, thủ thuật này cho phép tiếp cận rộng đến ngực phải hoặc trái và loại bỏ các khối u lớn nằm khu trú ở một bên này hoặc bên kia.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Một số khối u của trung thất được thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Điều này phụ thuộc vào loại, kích cỡ và vị trí của khối u. Các phương pháp xâm lấn tối thiểu bao gồm: 

- Phẫu thuật ngực hỗ trợ bằng Video (VATS): là một thủ tục sử dụng công nghệ hỗ trợ bằng video để giảm thiểu chấn thương và tăng tốc độ hồi phục sau khi phẫu thuật. Một camera nhỏ được chèn vào giữa xương sườn và hai dụng cụ khác được sử dụng để thao tác và loại bỏ các khối u.

- Phẫu thuật bằng robot: Phẫu thuật bằng robot sử dụng công nghệ robot để giảm thiểu chấn thương trong khi phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật làm việc tại bàn điều khiển bên cạnh bệnh nhân trong phòng phẫu thuật, nhìn thấy được hình ảnh bên trong ngực và điều khiển cánh tay robot có độ chính xác cao. Ưu điểm là có công nghệ 3-D để dễ quan sát và khéo léo trong việc điều khiển và loại bỏ khối u. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ thảo luận với bạn và chọn cách tiếp cận tốt nhất đối với khối u của bạn.

Để điều trị bệnh u trung thất với Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình, liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám chữa bệnh.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u...
Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?
Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung