Bị khối u trung thất có nên phẫu thuật không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Chồng tôi bị bệnh u trung thất. Hiện tại các triệu chứng bệnh u trung thất của chồng tôi khá nặng nề như khó thở, tức ngực, thậm chí ho ra máu. Bác sĩ khuyên gia đình tôi nên cân nhắc việc phẫu thuật u trung thất nhưng tôi cảm thấy rất lo lắng. Vậy xin hỏi bác sĩ, bị khối u trung thất có nên phẫu thuật không và nếu phẫu thuật thì có nguy hiểm không. Mong bác sĩ hồi đáp.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Trả lời:
Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
2. Ai có thể bị ảnh hưởng bởi khối u trung thất?
3. Khối u trung thất có nghiêm trọng không?
4. Các khối u trung thất được điều trị như thế nào?
5. Lợi ích của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi) để điều trị khối u trung thất là gì?
6. Những biến chứng rủi ro của phẫu thuật điều trị các khối u trung thất có thể có
1. Khối u trung thất là gì?
Các khối u trung thất là những khối u lành tính hoặc ác tính được hình thành trong lồng ngực, ở khoảng giữa ngăn cách hai lá phổi. Khu vực này gọi là trung thất, được giới hạn bởi xương ức ở phía trước, xương sống ở sau lưng, và phổi ở hai bên. Trung thất được chia ra làm bốn phần: trên, trước, giữa và sau. Trung thất chứa nhiều các cấu trúc chính như: tim, động mạch chủ, thực quản, tuyến ức và khí quản.
Các khối u trung thất chủ yếu được tạo ra từ các tế bào mầm hoặc tế bào tăng sinh trong mô tuyến ức, mô thần kinh, mô bạch huyết hoặc trung mô (mô liên kết).
Để hiểu đầy đủ và cặn kẽ hơn về khối u trung thất, bạn có thể xem thêm tại U TRUNG THẤT.
2. Ai có thể bị ảnh hưởng bởi khối u trung thất?
Nói chung, khối u trung thất rất hiếm gặp. U trung thất thường được chẩn đoán ở bệnh nhân từ 30 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có nguồn gốc từ bất kỳ mô nào, kể cả trong hay ngoài lồng ngực.
Vị trí của khối u trong trung thất thay đổi theo độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ em, các khối u thường thấy ở trung thất sau. Các khối u trung thất này thường bắt nguồn từ mô dây thần kinh và thường lành tính (không ung thư). Ở người lớn, hầu hết các khối u trung thất xuất hiện ở trung thất trước và thường là u hạch ác tính hoặc u tuyến ức ác tính.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Khối u trung thất có nghiêm trọng không?
Do vị trí của khối u nằm trong trung thất, các khối u (cả lành tính và ác tính) nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xâm nhập vào tim, màng ngoài tim và các mạch máu lớn (động mạch chủ và tĩnh mạch chủ). Các khối u nằm ở trung thất sau có thể gây ức chế tủy sống.
Khi đó, tùy vào cấu trúc bị ảnh hưởng sẽ có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, như khó thở, đau ngực, khó nuốt, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân hay tệ hơn là yếu cơ, liệt. Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp những biểu hiện trên hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, chuẩn đoán và điều trị theo số hotline: 0886006167
Nguyên nhân là do khối u chèn vào khí quản, thực quản, tim hay dây thần kinh, làm cản trở chức năng sinh lý thông thường. Ngoài ra, nếu là u ác tính, có thể di căn nhanh chóng vào phổi và các cấu trúc lân cận, tiên lượng rất xấu. Tóm lại, u trung thất rất cần được phát hiện và điều trị kịp thời, trước khi tiến triển nặng.
>> Xem thêm: Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
4. Các khối u trung thất được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị nội khoa chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ hoặc điều trị triệu chứng, không có khả năng điều trị căn nguyên.
Bên cạnh đó, phẫu thuật vừa là một phương pháp điều trị vừa giúp chẩn đoán xác định bản chất khối u. Đồng thời, nó cũng là tiền đề để bác sĩ lên kế hoạch diều trị cho các phương pháp hóa trị và xạ trị.
Vì vậy, những bệnh nhân có u trung thất trong những trường hợp không có chống chỉ định thì nên phẫu thuật sớm.
Việc điều trị khối u trung thất phụ thuộc vào loại khối u và vị trí của khối u:
- Nếu là ung thư tuyến ức thì cần phải phẫu thuật, tiếp theo là xạ trị hoặc hóa trị. Các loại phẫu thuật bao gồm nội soi lồng ngưc (phương pháp ít xâm lấn), nội soi trung thất (phương pháp ít xâm lấn) và mổ hở lồng ngực (thủ thuật thực hiện qua đường rạch ở ngực).
- Ung thư hạch được khuyến cáo là nên điều trị bằng hóa trị liệu trước tiên, rồi sau đó là xạ trị.
- Các khối u thần kinh ở trung thất sau được điều trị bằng phẫu thuật.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về phương pháp phẫu thuật u trung thất TẠI ĐÂY.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Lợi ích của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi) để điều trị khối u trung thất là gì?
Khi so sánh với phương pháp phẫu thuật truyền thống, bệnh nhân trải qua phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, chẳng hạn như phương pháp nội soi trung thất kết hợp sử dụng video (VATS), sẽ:
- Giảm đau sau mổ
- Thời gian ở bệnh viện ngắn hơn
- Phục hồi nhanh hơn và trở lại làm việc sớm hơn
Các lợi ích khác có thể bao gồm giảm nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
6. Những biến chứng rủi ro của phẫu thuật điều trị các khối u trung thất có thể có
Có những biến chứng của xạ trị, hóa trị và điều trị phẫu thuật các khối u trung thất. Bác sĩ sẽ thảo luận về những rủi ro có thể có và lợi ích tiềm năng của mỗi phương án điều trị với bạn.
Các biến chứng có thể xảy ra đối với phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi) bao gồm:
- Tổn thương cấu trúc xung quanh, bao gồm tim, màng ngoài tim, hoặc tủy sống. Tỉ lệ tràn dịch màng phổi sau phẫu thuật cũng tương đối cao so với các biến chứng khác.
- Nhiễm trùng hoặc chảy máu sau phẫu thuật. Do khối u nằm trong trung thất, là một khoang chứa nhiều cấu trúc. Do đó, u dễ bị dính và chèn vào các cấu trúc xung quanh, nên khi phẫu thuật rất dễ chảy máu.
Tuy nhiên, biến chứng rất ít xảy ra đối với những phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, nắm vững các kĩ thuật khâu, nối và vá mạch máu.
Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể để bạn chuẩn bị cho mỗi phương pháp điều trị. Họ cũng sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể trong quá trình bạn hồi phục và trở lại làm việc, bao gồm các nguyên tắc vân động, lái xe, chăm sóc vết thương và chế độ ăn uống.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bạn Ngọc thân mến, bạn có thể thấy được những mặt tích cực cũng như biến chứng của phương pháp phẫu thuật u trung thất. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng, bác sĩ sẽ chỉ khuyên bệnh nhân phẫu thuật khi các phương pháp chữa trị khác tỏ ra không hiệu quả và các triệu chứng của bệnh có thể gây hại cho bệnh nhân. Chính vì vậ, bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ xem đây có phải là phương pháp duy nhất có thể chữa bệnh cho chồng bạn không. Nếu đúng như vậy thì bạn nên tin tưởng và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cần được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Chúc chồng bạn mau khỏe.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi