3 tác hại khôn lường của bệnh u trung thất mà bạn cần lưu ý

3 tác hại khôn lường của bệnh u trung thất mà bạn cần lưu ý

Vùng trung thất được chia thành ba phần: trước, giữa và sau. Vùng này chứa các cơ quan như tim, động mạch chủ, thực quản, tuyến ức và khí quản. Chính vì vậy, khi xuất hiện u trung thất thì những cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Cùng xem các chuyên gia nói gì về tác hại của bệnh u trung thất. 

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Khối u ở trung thất là khối tăng trưởng ở vùng trung thất, khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Để hiểu rõ hơn về u trung thất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY. Các biểu hiện toàn thân và tại chỗ sẽ thay đổi tùy vào vị trí khối u. Phần lớn các khối u này không gây ra triệu chứng gì và được tình cờ phát hiện qua chụp phim phổi hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh vì một nguyên nhân nào đó. Các triệu chứng xuất hiện khoảng 1/3 trên người lớn. Ở người lớn không có triệu chứng thường sẽ là khối u lành tính. Trên trẻ em tỉ lệ biểu hiện triệu chứng cao hơn, chiếm khoảng 2/3, nguyên nhân do cấu trúc lồng ngực nhỏ hơn.

1. Các ảnh hưởng trên toàn cơ thể của u trung thất

- Sụt cân, sốt, mệt mỏi, và đau ngực mơ hồ thường xảy ra trên đối tượng trẻ em bị khối u ác tính hơn là nhóm người lớn. 

- Tùy vào bản chất của khối u, mà nó sẽ tiết ra các chính các hormone khác nhau. Chính các hormone này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng toàn thân cho người bệnh mắc u trung thất. 

  • Bướu giáp thòng trung thất sẽ tăng sản sinh hormone tuyến giáp làm cho bệnh nhân có biểu hiện như bệnh cường giáp. Khối u dạng này thường là lành tính, nhưng cũng có một số ít trường hợp là ác tính.  (Xem thêm thông tin về bệnh cường giáp tại đây)
  • U tủy thượng thận lạc chỗ tăng tiết các catecholamine gây ra các cơn tăng huyết áp, tăng cung lượng tim.
  • U carcinoid gây tăng tiết ACTH làm tăng tiết cortisol, lâu dần dẫn đến hội chứng Cushing.(Xem thêm thông tin về hội chứng Cushing tại đây

Để được tư vấn điều trị cũng như hiểu thêm về căn bệnh u trung thất vui lòng liên hệ bác sĩ 1900 1246.

2. Các ảnh hưởng tại chỗ của u trung thất

Chèn ép các cấu trúc lân cận

Các ảnh hưởng này thường nặng hơn ở trẻ em do cấu trúc đường thở còn nhỏ và dễ uốn. Khối u tùy theo kích thước và vị trí của nó mà sẽ gây đè ép hoặc tắc nghẽn đường thở, thực quản, tim phải và các đại động mạch. Khối u càng lớn thì sự đè ép càng nhiều và gây ra nhiều triệu chứng hơn. Khối u ác tính thường gây ra các triệu chứng nhiều hơn khối u lành tính. Các triệu chứng thường thấy như ho dai dẳng, khó thở, thở rít và khó nuốt. 

>> Tham khảo thêm: Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối.

Nhiễm trùng

Cũng như các triệu chứng khác, nhiễm trùng rất ít gặp trên nhóm người lớn. Sự nhiễm trùng trên các tổn thương trung thất này có thể xảy ra nguyên phát, đặc biệt đối với những khối u có bản chất là nang, hoặc có thể là nhiễm trùng thứ phát do sự đè ép và tắc nghẽn gây ra sự nhiễm trùng ở những cấu trúc lân cận (ví dụ như nhiễm trùng phổi).

Xâm lấn qua các cơ quan lận cận khác

Nếu khối u của bạn chẳng may là ác tính thì ngoài những triệu chứng gây đè ép thì nó còn có khả năng xâm lấn qua các vùng khác, làm cho việc điều trị càng khó khăn hơn.  Các cấu trúc là vị trí xâm lấn thường gặp nhất  của khối u ác tính là:

  • Cây khí phế quản và hai phổi
  • Thực quản
  • Tĩnh mạch chủ trên 
  • Màng phổi
  • Thành ngực: Xâm lấn vào màng phổi hay thành ngực có thể gây tràn dịch màng phổi kéo dài và đau tại vị trí tổn thương
  • Dây thần kinh nào nằm gần u.

Xâm lấn các dây thần kinh trong ngực gần đó có thể gây ra đau tại chỗ hoặc đau xuất chiếu và nhiều những dấu hiệu khác nữa như khàn tiếng do liệt dây thần kinh quặt ngược, liệt vòm hoành do liệt dây thần kinh hoành, hội chứng Horner do xâm lấn dây thần kinh tự động và liệt vận động do khối u xâm lấn trực tiếp vào tủy sống. Đau ở vai hoặc chi trên có thể xảy ra do xâm lấn đám rối cánh tay cùng phía đau.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Các biến chứng của bệnh u trung thất

Khi điều trị u trung thất, dù là phương pháp xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật thì đều có những biến chứng không mong muốn xảy ra. Bác sĩ sẽ thảo luận những lợi ích và nguy cơ có thể có của từng phương pháp điều trị với bạn. So sánh với phương pháp phẫu thuật truyền thống, các bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn hơn (phẫu thuật cắt u trung thất bằng nội soi lồng ngực) có nhiều ưu điểm hơn. Tuy nhiên, hậu phẫu vẫn còn một số các biến chứng xảy ra.  Những biến chứng có thể gặp khi điều trị bằng phương pháp này như:

  • Tổn thương các vùng xung quanh, bao gồm tim, màng tim hay tủy sống. Tràn dịch màng phổi cũng là điều có thể xảy ra khi điều trị
  • Chảy dịch sau phẫu thuật
  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu sau phẫu thuật

Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn cụ thể để chuẩn bị bạn cho từng giải pháp điều trị. Họ cũng sẽ chỉ dẫn bạn cụ thể làm sao để phục hồi và khi nào thì sẽ trở lại làm việc, bao gồm các hướng dẫn cho vận động, chạy xe, chăm sóc vết mổ và chế độ ăn uống.

Để hạn chế những tác hại mà bệnh u trung thất gây ra, bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị bệnh ngay khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh u trung thất. Bạn có thể tra cứu các triệu chứng của bênh u trung thất tại Triệu chứng bệnh u trung thất. Liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về U trung thất

Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối
U trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên, Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù...
Có nên phẫu thuật cắt bỏ u trung thất không - tư vấn từ bác sĩ
Chào bác sĩ, mẹ tôi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh u trung thất. Xin hỏi bác sĩ là có nên phẫu thuật cắt bỏ u...
Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất?
Mặc dù u trung thất có thể hiện diện ở mọi lứa tuổi, và phát triển từ mọi loại mô nằm ở trong trung thất hay ngoài trung thất. Nhưng cũng có...
Cách phát hiện bệnh u trung thất ác tính qua các dấu hiệu
Không phải tất cả u trung thất đều là ác tính, chỉ khoảng 20-40% u trung thất là u ác tính. Tuy nhiên, để phân biệt bệnh u trung thất...
Mắc bệnh u trung thất nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dinh dưỡng là một phần vô cùng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Những...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyền Thị Thùy Linh

    Anh tôi mới đi khám và phát hiện có u trung thất. Qua chia sẻ của bác sĩ về tác hại của bệnh u trung thất tôi thấy lo quá. Tôi sẽ khuyên anh tôi đi khám bác sĩ.

    03/02/2018
Phan Thị Bích Ngọc (05/02/2018)
Tôi hay cảm thấy tức ngực, khó thở và ho. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên bị sốt và còn cảm thấy ớn lạnh cả người. Vì vậy nên mới đi khám và phát hiện bị bệnh u trung thất. Bác sĩ bảo may mà còn đi khám để điều trị bệnh, không thì nguy hiểm. Vì khối u của tôi khá lớn mà.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung