Triệu chứng sưng hạch, nguyên nhân và cách điều trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thư, 28 tuổi. Thời gian gần đây tôi thấy mình có xuất hiện hạch ở dưới hàm, đụng vào thấy đau. Bác sĩ có thể giải thích cho tôi rõ hơn về tình trạng sưng hạch bạch huyết, nguyên nhân gây ra được không ạ. Liệu tôi có mắc bệnh gì không? Và tôi phải làm sao để điều trị tình trạng này. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Thư, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đang gặp phải triệu chứng sưng hạch bạch huyết và không nên quá lo lắng. Việc hiểu biết về triệu chứng mà mình đang mắc phải sẽ giúp bạn có được phương án xử lý đúng đắn. Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây hoặc liên hệ bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246
1. Sưng hạch bạch huyết là gì?
2. Biểu hiện của sưng hạch bạch huyết
3. Nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết
4. Điều trị sưng hạch bạch huyết
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Sưng hạch bạch huyết (swollen lymph nodes) là gì?
Hạch bạch huyết là những tuyến nhỏ có chức năng lọc dịch bạch huyết trong hệ thống bạch huyết. Chúng trở nên sưng lên nhằm đáp ứng với nhiễm trùng và khối u.
Chất bạch huyết lưu thông qua hệ thống bạch huyết, được làm bằng các kênh trong cơ thể của bạn tương tự như các mạch máu. Các hạch bạch huyết là những tuyến có chứa bạch cầu. Các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ giết chết các sinh vật lạ xâm nhập.
Hạch bạch huyết hoạt động như một trạm kiểm soát quân sự. Khi vi khuẩn, virus và các tế bào bất thường hoặc bị bệnh đi qua các kênh của hệ thống bạch huyết, chúng sẽ bị chặn lại ở vị trí các hạch.
Khi bị nhiễm trùng hoặc mắc phải một bệnh nào đó, các hạch bạch huyết tích tụ các mảnh vỡ, chẳng hạn như vi khuẩn và tế bào chết hoặc bệnh.
Các hạch bạch huyết hiện diện trên khắp cơ thể. Chúng có thể được tìm thấy bên dưới da ở nhiều khu vực bao gồm:
- Trong nách
- Dưới hàm
- Hai bên cổ
- Hai bên bẹn
- Trên xương đòn
Các hạch bạch huyết sưng ra từ một nhiễm trùng ở khu vực nơi chúng có mặt. Ví dụ: các hạch bạch huyết ở cổ có thể trở nên sưng lên khi phản ứng với một nhiễm trùng hô hấp trên, giống như cảm lạnh thông thường.
Vị trí của các hạch bạch huyết
2. Biểu hiện của triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Một hạch lympho sưng lên có thể có kích thước như một hạt đậu hoặc lớn hơn. Các hạch bạch huyết bị sưng có thể gây đau khi chạm vào, hoặc khi bạn thực hiện một số cử động nhất định.
Hạch bạch huyết sưng dưới hàm hoặc ở hai bên cổ có thể bị tổn thương khi bạn xoay đầu theo một cách nào đó hoặc khi bạn đang nhai thức ăn. Họ có thể cảm nhận được bằng cách sờ bàn tay trên cổ hoặc ngay dưới hàm. Sưng hạch bạch huyết ở bẹn có thể gây tình trạng đau kéo dài.
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng với khi hạch lympho bị sưng là:
3. Nguyên nhân gây ra sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết trở nên sưng lên do phản ứng với bệnh, nhiễm trùng, hoặc do stress, căng thẳng. Sưng hạch bạch huyết là một dấu hiệu cho biết hệ thống bạch huyết của bạn đang làm việc để giải phóng cơ thể của bạn khỏi các tác nhân có liên quan.
Sưng hạch bạch huyết ở đầu và cổ thường do các bệnh như:
- Nhiễm trùng tai
- Cảm lạnh hoặc cúm
- Viêm xoang
- Nhiễm HIV
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng liên quan đến răng
Các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc ung thư có thể dẫn đến hạch bạch huyết khắp cơ thể sưng lên. Các rối loạn về hệ thống miễn dịch gây sưng hạch khắp cơ thể bao gồm bệnh lupus và bệnh viêm khớp dạng thấp. Bất kỳ loại ung thư di căn trong cơ thể đều có thể làm các hạch bạch huyết sưng lên.
Khi ung thư từ một nơi di căn tấn công đến các hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi. Lymphoma, là một ung thư của hệ thống bạch huyết, cũng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên.
Một số loại thuốc và việc phản ứng dị ứng với thuốc có thể làm cho hạch bạch huyết sưng lên. Thuốc an thần và thuốc chống sốt rét cũng có thể làm cho hạch bạch huyết sưng lên.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc lậu, có thể làm cho hạch bạch huyết ở bẹn tăng lên.
Các nguyên nhân khác làm hạch bạch huyết bị sưng bao gồm:
- Bệnh mèo cào
- Nhiễm trùng tai
- Viêm nướu
- Bệnh Hodgkin
- Bệnh bạch cầu
- Ung thư di căn
- Non-Hodgkin lymphoma
- Bệnh sởi
- Viêm amiđan
- Toxoplasmosis
- Bệnh lao
4. Điều trị triệu chứng sưng hạch bạch huyết
Chẩn đoán
Nếu gần đây bạn bị ốm hoặc bị chấn thương, hãy nói cho bác sĩ biết. Thông tin này rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn. Vì một số bệnh hoặc thuốc có thể gây ra các hạch bạch huyết sưng lên, nên tiền sử dùng thuốc hay mắc bệnh của bạn sẽ giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.
Sau khi nói bạn về các triệu chứng với bác sĩ, họ sẽ khám sức khoẻ một cách tổng quát cho bạn. Điều này bao gồm kiểm tra kích thước của các hạch bạch huyết và phản ứng của bạn khi họ sờ vào hạch sưng đó
Sau khi khám, một xét nghiệm máu có thể được yêu cầu để kiểm tra một số bệnh hoặc rối loạn nội tiết.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm về hình ảnh để đánh giá thêm các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác của cơ thể có thể đã gây sưng các hạch bạch huyết .Các xét nghiệm hình ảnh thông thường được sử dụng để kiểm tra các hạch bạch huyết bao gồm CT scan, MRI, X-quang và siêu âm.
Trong một số trường hợp cần phải kiểm tra thêm, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết hạch bạch huyết. Đây là một xét nghiệm xâm lấn bao gồm việc sử dụng các dụng cụ giống như kim để loại bỏ một mẫu tế bào khỏi hạch lympho. Các tế bào này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để được kiểm tra các bệnh ví dụ như ung thư.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể phẫu thuật lấy trọn nhằm loại bỏ toàn bộ hoàn toàn hạch bạch huyết bị sưng.
Điều trị
Hạch bạch huyết có thể tự nhỏ đi mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể theo dõi chúng mà không cần điều trị. Trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút để loại trừ tình trạng gây hạch bạch huyết sưng lên. Họ có thể cung cấp cho bạn các loại thuốc để chống lại chứng đau và viêm. Sưng hạch bạch huyết gây ra bởi ung thư có thể không trở lại kích thước bình thường cho đến khi điều trị ung thư. Điều trị ung thư có thể bao gồm cắt bỏ khối u hoặc bất kỳ hạch bạch huyết bị ảnh hưởng hóa trị liệu cũng có thể được áp dụn nhằm co lại khối u. Bác sĩ sẽ hội chẩn thảo luận lựa chọn điều trị nào là tốt nhất cho bạn.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, hoặc nếu bạn có các hạch bạch huyết bị sưng đau và không có các triệu chứng khác, hãy đến gặp bác sĩ. Các hạch bạch huyết sưng nhưng không đau có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư.
Trong một số trường hợp, hạch lympho sưng sẽ nhỏ hơn khi các triệu chứng khác biến mất. Nếu một hạch bạch huyết bị sưng và đau hoặc nếu sưng kéo dài hơn vài ngày, hãy đi khám bác sĩ.
Bạn Thư thân mến, bạn nên theo dõi tình trạng bị sưng hạch của mình, nếu thấy có các dấu hiệu cảnh báo, bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi