Run ngón tay là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị

Run ngón tay là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Trúc. Thời gian gần đây tôi có triệu chứng run ngón tay mặc dù đó không phải chủ ý của tôi. Tôi lo lắng không biết tình trạng run ngón tay của mình là bệnh gì. Rất mong bác sĩ giải thích giúp tôi nguyên nhân và cho tôi lời khuyên nên điều trị và phòng chống như thế nào. Cảm ơn bác sĩ. 

Trả lời:

Chào bạn Trúc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Phân loại run

2. Run ngón tay là bị bệnh gì?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Phân loại run

Có hai loại run chính:

  • Bình thường (còn gọi là sinh lý)
  • Bất thường (còn gọi là bệnh lý)

Kiểu run bình thường hoặc sinh lý là một sự run với mức dao động rất nhỏ, gần như rất khó để nhận thấy và nhìn thấy bằng mắt thường và không làm cản trở công việc hàng ngày của bạn. Kiểu run này có thể được nhìn thấy ở các ngón tay khi bạn duỗi thẳng cánh tay ra. Tần số run là trong khoảng từ 8 đến 13 chu kỳ mỗi phút. Nguyên nhân của sự run rẩy này vẫn chưa được biết, nhưng nó được xem như không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào.

Kiểu run bất thường hoặc bệnh lý là kiểu run rõ ràng hơn và dễ nhìn thấy hơn bằng mắt thường. Do vậy, nó làm cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn. Tần số run thường trong khoảng từ 4 đến 7 chu kỳ mỗi phút. Trong nhiều trường hợp, kiểu run này còn liên quan đến các tình trạng bệnh lý.

Hầu hết kiểu run bất thường được quan sát thấy ở các phần xa của chi (như tay, ngón tay); tuy nhiên, mọi bộ phận khác của cơ thể (như đầu, lưỡi, dây thanh quản, hoặc thân mình) đều có thể bị chứng run ảnh hưởng.

Những kiểu run bất thường có thể được phân thành các dạng sau:

- Run khi nghỉ (còn gọi là run kiểu Parkinson) được quan sát thấy khi một bộ phận của cơ thể không hoạt động và thả lỏng hoàn toàn. Kiểu run này thường dao động nhiều và nhịp nhàng thường thấy ở bàn tay và cánh tay, ít gặp ở các phần khác của cơ thể hơn. Dạng này thường thấy khi cánh tay ở trạng thái nghỉ.

- Run giảm cường độ khi bạn chuyển động bàn tay hay cánh tay để làm việc gì đó. Tuy nhiên, cơn run rẩy sẽ biến mất đi khi chân tay bạn ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, ví dụ như khi bạn ngủ. Hiện tượng này là rất phổ biến. Ở bàn tay, sự run rẩy tạo ra sự chuyển động đặc biệt của các ngón tay như đang cầm lăn lăn viên thuốc giữa 2 ngón tay trỏ và cái, tên gọi của kiểu run này trong tiếng anh là “pill rolling”. Ngoài ra, các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ: mí mắt có xu hướng run run, hàm và môi có thể mấp máy. Khi chân bị ảnh hưởng nó có thể gây ra khó khăn cho việc đi đứng. Kiểu run này thường được xem như một biểu hiện của hội chứng Parkinson.

- Run khi duy trì tư thế hoặc run khi cử động, nghĩa là run khi có sự co cơ có chủ đích. Kiểu run này thường xuất hiện khi cơ thể dùng sức nào để giữ cho tay chân hoặc thân mình ở một vị trí cụ thể, ví dụ như để giữ cho hai cánh tay duỗi ra. Run tăng nhiều hơn khi cánh tay tiếp tục di chuyển, ví dụ, khi cố gắng uống nước từ cốc. Tuy nhiên, run sẽ không xảy ra khi chân tay được thả lỏng hoàn toàn. Kiểu run này thường được xem như một biểu hiện của sự run vô căn .

- Run chủ ý (run thất điều) Kiểu run này cũng tương tự với kiểu rung khi hành động. Tuy nhiên, run chỉ xảy ra ở cuối hành động, khi cần có một sự điều chỉnh hành động cho chính xác. Ví dụ, khi một người được yêu cầu chạm vào đầu mũi, đoạn đầu của hành động không gây ra chứng run, nhưng khi ngón tay càng chạm đến gần đầu mũi thì có thể thấy được ngón tay bắt đầu run với nhịp độ không đều, tần số dao động từ 2 đến 4 lần mỗi phút. Không giống như kiểu run khi nghỉ hoặc run khi cử động, các dao động của kiểu run này không cùng nằm trên một mặt phẳng và có thể tiếp tục run ngay cả sau khi hành động đã được thực hiện. Kiểu run này chủ yếu được thấy trong các bệnh lý liên quan đến tiểu não hoặc các liên kết thần kinh.

- Run Rubal có đặc điểm là dao động nhiều, dữ dội. Với kiểu run này, chỉ với một cử động nhẹ của tay hoặc duy trì một tư thế tĩnh (như việc cố gắng giữ cho hai cánh tay duỗi ra) thì cũng có thể dẫn đến một loạt sự rung động với nhịp điệu dữ dội. Kiểu run này cũng liên quan đến một số sự mất liên kết thần kinh ở tiểu não. Ngoài ra, kiểu run này cũng khá thường gặp ở những người bị bệnh đa xơ cứng.

2. Run ngón tay là bị bệnh gì?

Nguyên nhân của run rất đa dạng. Tuy nhiên, mặc dù danh sách các nguyên nhân tiềm ẩn là rất lớn, nhưng chỉ có một vài tình trạng bệnh lý là chiếm ưu thế. Do đó, danh sách dưới đây chỉ liệt kê các bệnh lý phổ biến gây run.

Các bệnh lý liên quan đến run

- Run vô căn và run mang tính chất gia đình

Bệnh run vô căn và run mang tính chất gia đình là tình trạng phổ biến nhất liên quan đến kiểu run khi hành động. Thông qua di truyền, một số thành viên của cùng một gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một tình trạng không đồng nhất về mặt di truyền, và có thể có nhiều hơn một gen.

Dạng run không mang tính chất gia đình được gọi là run vô căn vì nó không liên quan đến bất kỳ một bệnh lý thần kinh nào khác. 

- Những dạng bệnh lý khác có kiểu run Parkinson

Một số bệnh lý mà trong đó kiểu run Parkinson là một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh:

- Rối loạn thoái hóa

  • Bệnh Parkinson (dạng tự phát, nguyên nhân không rõ)
  • Bệnh bại liệt trên nhân tiến triển
  • Bệnh Hungtington
  • Bệnh sa sút trí tuệ do thể Lewy
  • Bệnh thoái hoá dây sống - tiểu não

- Liên quan đến nhiễm trùng

  • AIDS
  • Bệnh giang mai thần kinh

- Bệnh Parkinson mạch máu

Ổ nhồi máu não nhỏ do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu lỗ khuyết)

- Thuốc/ chất độc

  • Các thuốc an thần kinh
  • Thuốc trị cao huyết áp chứa Reserpine (Harmonyl)
  • Ngộ độc khí CO
  • Ngộ độc Mangan

- Các rối loạn khác

  • Não úng thủy
  • U não
  • Máu tụ dưới màng cứng
  • Sau chấn thương

Các tình trạng bệnh lý khác có thể gây ra run ngón tay

- Run do tăng cường chức năng hoạt động sinh lý của cơ thể 

Đây là kiểu run khi hành động, tương tự như bệnh run vô căn, nhìn thấy rõ nhất khi hai bàn tay duỗi ra và các ngón tay dạng ra ngoài. Nó cũng được thấy trong trường hợp lo lắng, căng thẳng cao độ. Kiểu run này còn liên quan đến một số bệnh lý như cường giáp và hạ đường huyết; trong các hội chứng cai nghiện (cai nghiện rượu hoặc thuốc an thần) và liên quan đến các chất gây nghiện (cà phê, trà, lithium (Eskalith, Lithobid)).

- Run do tâm lý

Run do tâm lý rất phức tạp và không phù hợp với bất kỳ phân loại nào ở trên. Những người có chứng run do tâm lý có thể cho thấy những đặc điểm của kiểu run khi hành động cũng như kiểu run khi nghỉ, những đặc điểm lâm sàng này có thể thay đổi trong một thời gian ngắn và độ run sẽ không tương xứng với mức độ làm mất khả năng vận động. Sự khởi phát của cơn run có thể rất cấp tính và không liên quan đến bất kỳ tình trạng bệnh lý nào trước đó. 

Trong một số trường hợp, cơn run có thể được thúc đẩy bởi một gợi ý nào trước đó, như trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử chứng rối loạn bản thể (somatization - biểu hiện rối loạn về tâm lý dưới dạng các triệu chứng thực thể) trước đó. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khác, bệnh nhân có thể phát cơn run rẩy nhằm tìm kiếm sự chú ý của người khác hoặc với mục đích nào đó khác.

Đây là một chẩn đoán rất đầy thách thức. Nếu bệnh nhân có tiền sử đã từng trải qua các sang chấn tâm lý, rối loạn cảm xúc thì họ nên được chuyển đến khám ở các nhà tâm lý học hoặc các bác sĩ tâm thần.

- Run do thuốc

Việc sử dụng nhiều loại thuốc và tiếp xúc với chất độc có thể dẫn đến các cơn run. Trong nhiều trường hợp, nhiều loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh, nhưng run tay lại là một tác dụng phụ không mong muốn có thể được kiểm soát đơn giản bằng cách giảm các loại thuốc lại. Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc cần phải ngừng lại. Trong trường hợp các cơn run thứ phát do tiếp xúc với chất độc, bệnh nhân cần phải tránh xa khỏi nguồn chất độc đó.

Dạng run do thuốc thường gặp nhất là như kiểu run tăng cường hoạt động sinh lý của cơ thể và có liên quan đến việc sử dụng các thuốc như chất kích thích, steroid, thuốc chống trầm cảm và caffein.

Run liên quan đến rối loạn chuyển hóa

Có một số tình trạng bệnh lý mà trong đó các cơn run có thể là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh. Những bệnh lý phổ biến nhất bao gồm:

  • Cường giáp
  • Cường cận giáp
  • Hạ can-xi máu
  • Hạ natri máu
  • Hạ magiê máu
  • Hạ đường huyết
  • Bệnh thận tiến triển gây biến chứng lên não
  • Bệnh gan tiến triển gây biến chứng lên não

Việc điều trị những chứng run này là nhắm vào nguyên nhân ban đầu. Khi tình trạng rối loạn chuyển hóa được khắc phục thì run sẽ tự động biến mất.

Run do thực hiện một hành động cụ thể

Là kiểu run mà chỉ được nhìn thấy hoặc gần như liên quan hoàn toàn đến việc thực hiện một hành động cụ thể. Miễn là bệnh nhân không thực hiện hành động đó, sẽ không có triệu chứng, và tay chân đều có thể hoạt động bình thường. Ví dụ phổ biến nhất là run khi viết.

Bạn Trúc thân mến, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng run ngón tay của bạn. Chính vì vậy, để biết chính xác bạn đang bị bệnh gì, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Tag:Run

Đọc thêm

Bệnh run tay chân ở người trẻ tuổi, nguyên nhân và cách chữa trị
Run tay chân là tình trạng chuyển động không tự ý. Run có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào, tuy nhiên ở những người trẻ tuổi, chúng...
Những đối tượng nào thường hay bị run tay chân?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hưng. Trước đây tôi thấy những người già thường bị run tay chân nên cho rằng tình trạng này...
Run tay chân khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chào Bác sĩ, Tôi là Hiền.  Năm nay tôi 37 tuổi, là giáo viên. Tôi thường xuyên bị run giật chân tay khi ngủ. Tình...
Run tay là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Thời gian gần đây tôi thấy mình có biểu hiện run tay. Tuy tình trạng này không phải...
Run chân là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Xuân. Thời gian gần đây, mẹ tôi có triệu chứng run chân. Tôi rất muốn biết run chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Quỳnh Trang

    Tôi cũng hay bị run ngón tay. Tôi đến khám bác sĩ Hào thì được biết là bị bệnh cường giáp. Tôi đã được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay tôi đã thấy bệnh tình thuyên giảm, không còn thấy bị run ngón tay nữa.

    01/03/2018
  • Nguyễn Thị Ngọc

    Tôi nhiều lúc nhấc tay lên cũng bị run ngón tay như vậy, mà rõ ràng không phải mình cố ý. Đi khám thì lại không có mắc bệnh gì.

    01/03/2018
Phạm Diệu Nhi (01/03/2018)
Bố tôi cũng hay cảm thấy run ngón tay rất khó khăn trong việc cầm nắm một vật gì đó. càng ngày nó lan ra cả người, bây giờ bố tôi cũng bị run cả chân nữa. Tôi mới đưa bố tôi đi khám thì bác sĩ bảo bố tôi bị bệnh Parkinson. Bây giờ bố tôi ngày càng khó khăn trong việc đi lại, sức khỏe cũng giảm sút. Chỉ mong việc điều trị bệnh cho bố tôi đạt hiệu tốt.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung