Run chân là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Run chân là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Xuân. Thời gian gần đây, mẹ tôi có triệu chứng run chân. Tôi rất muốn biết run chân là biểu hiện của bệnh gì để đưa mẹ đi khám đúng chỗ và nếu bị run chân thì có những cách nào để điều trị. Mong bác sĩ giải đáp giúp cho tôi. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Xuân, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả ời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Run chân là bệnh gì?

2. Phân loại nguyên nhân gây ra run chân

3. Các xét nghiệm chẩn đoán run chân

4. Cách điều trị run chân

5. Bác sĩ điều trị

1. Run chân là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng run chân. Chẳng hạn như có vấn đề ở hệ thần kinh hay là do các vấn đề ở tuyến giáp. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê hoặc rượu cũng có thể bị run chân. Một số thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này, như thuốc hen, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh... Và đôi khi run chân là vô căn, nghĩa là không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. 

Vậy run chân là như thế nào? Đó là tình trạng khi chân tự run rẩy không kiểm soát được, có thể xảy ra kéo dài hay bất chợt. Có thể bị ở một chân hoặc cả hai chân, và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, những người ở tuổi trung niên và người cao tuổi hay xuất hiện tình trạng run chân. Tuy nhiên, run chân có thể xảy ra với mọi đối tượng, không liên quan giới tính hay lứa tuổi.

Tình trạng run chân này thường xuất hiện trong bệnh run tay chân, bạn có thể xem thông tin chi tiết về bệnh này tại BỆNH RUN TAY CHÂN.

2. Phân loại nguyên nhân gây ra run chân

Run do tiểu não/run vận động tự ý: dạng run này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể. Cơn run xuất hiện khi chủ động làm một động tác nào đó, chẳng hạn như động tác chuyền banh, bệnh nhân sẽ không thể đưa chân tới vị trí banh chính xác, càng cố gắng thì lại càng run. Hay là tư thế đi loạng choạng, không thể đi thẳng của người say rượu. Nguyên nhân là do tổn thương tiểu não, có thể bởi đột quỵ hoặc do lạm dụng rượu quá mức. Ngoài ra, lạm dụng một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra cơn run dạng này.

Run loạn trương lực: dạng run này thường xuất hiện ở những người bị chứng loạn trương lực cơ. Có thể giảm run khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc.

Run vô căn: Một trong những loại phổ biến nhất của run là run vô căn, nghĩa là không có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng run. Có hai dạng run vô căn: dạng tiến triển và dạng không tiến triển. Không chỉ chân mà tay, lưỡi… cũng có thể bị ảnh hưởng 

Run do tư thế đứng: Như chính cái tên đã gợi ý, những cơn run này thường xảy ra ngay sau khi một người đứng lên đột ngột. Bệnh nhân thường có thể có dị cảm ở chân, hay có cảm giác giống bị chuột rút. Cơn run này có thể không nhìn thấy được, nên thường được quan sát nhờ vào điện cơ đồ (EMG). Thường thì sẽ giảm run khi bệnh nhân ngồi xuống hay nằm xuống.

Run do bệnh Parkinson: Những cơn run này xảy ra là do tổn thương não ở những người bị bệnh Parkinson. Cơn run này thường xảy ra khi nghỉ, với biên độ nhỏ và tần số cao. Ngoài ra, cũng sẽ kèm theo các triệu chứng khác của bệnh Parkinson, như vận động chậm, cứng cơ, khó thay đổi tư thế, động tác…

>>>Xem thêm thông tin về bệnh Parkinson tại đây.

Run do hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome - RLS): Hội chứng chân không yên là hiện tượng hai chân luôn trong trạng thái muốn vận động do rối loạn của hệ thống thần kinh. Chính vì điều này mà hội chứng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ nên cũng được coi là một rối loạn giấc ngủ. Người ta thường hay cho rằng nguyên nhân là do tình trạng lo âu. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự thường là do yếu tố di truyền hay do bệnh thần kinh như bệnh Parkinson. Cảm giác khó chịu gồm: ngứa ngáy hoặc thấy như có kim châm vào chân. Cảm giác này tăng lên khi nghỉ ngơi, đặc biệt lúc nằm hay ngồi, đơn giản là bệnh nhân không thể ngồi yên và gặp nhiều khó khăn khi phải ngồi lâu như đi máy bay. Cơn run có thể giảm khi massage hay co duỗi chân, hay dùng thuốc. 

>>>Xem thêm thông tin về hội chứng chân không yên tại đây.

Run sinh lý: bình thường người ngoài sẽ khó mà thấy được cơn run của người bệnh, trừ các trường hợp như sau sẽ thấy cơn run rõ hơn: mệt mỏi, cảm xúc mạnh, cường giáp, hạ đường huyết hoặc đột ngột cai nghiện rượu, cà phê.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán run chân

Một số loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán run chân là:

  • CT scan.
  • Quét MRI.
  • EMG
  • Xét nghiệm máu (ion đồ, kiểm tra rối loạn điện giải…)

4. Cách điều trị run chân

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các cơn run.

  • Tránh các yếu tố kích thích khiến chân bị run như rượu, cà phê, thuốc lá... 
  • Trong các trường hợp khác, có thể sử dụng thuốc để kiểm soát cơn run. Và tùy vào nguyên nhân là gì mà sẽ dùng các loại thuốc khác nhau.
  • Cảm giác khó chịu của chân, bứt rứt, châm chích,… có thể được giảm bớt tạm thời bằng cách xoa bóp hoặc giãn cơ. Ngoài ra, đi bộ và tập thể dục cũng giúp giảm bớt tình trạng run.
  • Thiền, thư giãn và cố gắng để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.
  • Đối với những cơn run nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân, khi đó có thể cần phải kích thích não sâu hoặc phẫu thuật.

Để điều trị tình trạng run chân, bạn Xuân nên đưa mẹ tới gặp các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Tag:Run

Đọc thêm

Bệnh run tay chân ở người trẻ tuổi, nguyên nhân và cách chữa trị
Run tay chân là tình trạng chuyển động không tự ý. Run có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào, tuy nhiên ở những người trẻ tuổi, chúng...
Những đối tượng nào thường hay bị run tay chân?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hưng. Trước đây tôi thấy những người già thường bị run tay chân nên cho rằng tình trạng này...
Run tay chân khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chào Bác sĩ, Tôi là Hiền.  Năm nay tôi 37 tuổi, là giáo viên. Tôi thường xuyên bị run giật chân tay khi ngủ. Tình...
Run tay là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Thời gian gần đây tôi thấy mình có biểu hiện run tay. Tuy tình trạng này không phải...
Triệu chứng run tay phải, tay trái, nguyên nhân và cách chữa trị
Run tay thường là kết quả của một vấn đề có trong não, nơi có chức năng kiểm soát các vận động của cơ. Run tay có thể xảy ra ở tay trái, tay...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Quỳnh Ngân

    Em thấy người cao tuổi chút là thường có triệu chứng này. Mà muốn biết nguyên nhân thì cứ phải đưa đi khám mới biết được. Chứ mình không tự tìm nguyên nhân được đâu.

    08/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung