Giảm bạch cầu trung tính là triệu chứng của bệnh gì

Giảm bạch cầu trung tính là triệu chứng của bệnh gì

Xin chào bác sĩ! Con gái tôi năm nay 16 tuổi. Một tuần nay cháu kêu mệt mỏi, kết quả xét nghiệm máu cho thấy tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thì hướng điều trị nên như thế nào? Tôi có cần cho con đi khám chuyên khoa thêm không?Mong bác sĩ sớm giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp về chứng bạch cầu trung tính giảm của cháu nhà chị như sau:

1. Giảm bạch cầu trung tính là gì

2. Nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

 

1. Giảm bạch cầu trung tính là gì?

Bạch cầu trung tính là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể.

Giảm bạch cầu khi số lượng trung tính xuống dưới 1500 microlit. Tuy nhiên, những người da đen và các nhóm dân tộc đặc biệt khác bình thường có số lượng trung tính thấp là 1200 micro lit.

Thông thường không có triệu chứng, bệnh được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Nếu có nhiễm trùng, các triệu chứng thường gặp nhất là sốt. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào các bộ phận bị nhiễm trùng. 

Triệu chứng giảm bạch cầu trung tính

2. Nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính

Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc người có sức khỏe suy kiệt, trẻ sơ sinh thì số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, sử dụng một số thuốc, arsenic, suy tủy, nhiễm một số virus...

Những bệnh lý có thể gây giảm bạch cầu trung tính là các bệnh tủy xương như:

  • Thiếu máu suy tủy;
  • Suy tủy bạch cầu đơn thuần;
  • Hội chứng giãn cơ tủy;
  • Các bệnh nhiễm virus khác làm ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương do bẩm sinh (hiếm); giảm trung tính chu kỳ, lành tính mạn;
  • Các bệnh ngoại biên như: cường lách, nhiễm khuẩn huyết, miễn dịch;
  • Hội chứng Felty;
  • Viêm gan A, Viêm gan Bviêm gan C
  • HIV/AIDS; bệnh sốt rét; nhiễm trùng huyết; rối loạn vitamin; 
  • Viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tự miễn khác.

Tất cả những nguyên nhân của bệnh thiếu máu suy tủy và giảm ba dòng ngoại biên có thể gây giảm bạch cầu trung tính. Giảm bạch cầu trung tính đơn độc thường do một phản ứng đáp ứng với thuốc và vô bạch cầu hạt (hoàn toàn không có bạch cầu trung tính ở máu ngoại biên) thường phần lớn bao giờ cũng do phản ứng thuốc hay tiếp xúc với một số hóa chất (thí dụ thuốc trừ sâu). Trong những trường hợp này, khám tủy xương cho thấy vắng bóng thực sự các tiền thân dòng tủy, các tế bào dòng khác không bị rối loạn.

Suy tủy dòng bạch cầu đơn thuần là một trường hợp hiếm gặp, trong đó một tự kháng thể được tạo ra chống lại các tiền thân dòng tủy. Giảm bạch cầu trung tính trong một tủy xương bình thường có thể do sự hủy hoại ngoại biên có tính miễn dịch, nhiễm khuẩn hay cường lách.

3. Các xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

  • Công thức máu, phết máu ngoại vi
  • Cấy máu và làm kháng sinh đồ
  • Huyết thanh miễn dịch
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu
  • Xray, siêu âm, CT
  • Tuỷ đồ

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Bệnh giảm bạch cầu trung tính chỉ được phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên chú ý đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn để kiểm tra và nắm rõ tình hình sức khỏe của mình, hoặc kịp thời phát hiện các bệnh trong cơ thể.

Giảm bạch cầu trung tính thường khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm trùng. Nên đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc cơ thể và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Khi thực hiện các xét nghiệm, hãy trao đổi với bác sĩ nhiều hơn để biết rõ tình trạng bệnh của mình và được bác sĩ điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho chị. Nếu chị cần giúp đỡ, chị có thể gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho chị.

Cảm ơn chị đã quan tâm!

Thông tin hữu ích cho bạn: Hiện tượng giảm bạch cầu có nguy hiểm không

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • nguyễn Thanh Hải

    Bài viết chia sẻ về bệnh rất hay, hy vọng sẽ có thêm nhiều bài như thế này nữa

    16/10/2017
  • Nguyễn Đức Trung

    Trước đây tôi bị viêm gan A nên cũng gặp phải triệu chứng này. Sau khi được điều trị bệnh viêm gan A, bệnh thuyên giảm thì triệu chứng này cũng không còn nữa.

    06/10/2017
  • Lê Duy

    Nên dùng thuốc gì để điều trị tình trạng này ạ

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Mai

    Nhờ chia sẻ của bác sĩ mà tôi đã hiểu rõ về triệu chứng giảm bạch cầu trung tính.

    29/09/2017
  • Đỗ Hưng

    Tôi đi khám và thấy bác sĩ nói bị giảm bạch cầu trung tính. May có bài bác sĩ giải đáp về triệu chứng này. Cảm ơn bác sĩ.

    09/11/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung