Hiện tượng giảm bạch cầu có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ! Em đi xét nghiệm máu thấy bạch cầu của em thấp hơn bình thường. Xin hỏi bác sỹ em có đang bị bệnh gì nguy hiểm không và làm thế nào để số lượng bạch cầu của em tăng lên phù hợp với chỉ số bình thường? Mong bác sĩ sớm giải đáp, em xin cảm ơn.
Trả lời:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn về triệu chứng giảm bạch cầu như sau:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Hiện tượng giảm bạch cầu là gì?
Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Bình thường ở người trưởng thành số luợng bạch cầu dao động từ 4.500 – 10.500/UI. Nếu số lượng bạch cầu dưới 4.500/UI thì được coi là giảm số lượng bạch cầu. Đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.
Một số người có số lượng bạch cầu thấp hơn mức trung bình, nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu không phải là vấn đề đáng lo ngại.
2. Nguyên nhân gây ta hiện tưởng giảm bạch cầu
Giảm số lượng bạch cầu có thể gặp trong một số các bệnh như: Nhiễm khuẩn gram (-), bệnh do virus, nhiễm virus làm gián đoạn tạm thời chức năng tủy xương. Các bệnh tự miễn làm phá hủy các tế bào bạch cầu hoặc các tế bào tủy xương, các bệnh do suy giảm miễn dịch như bệnh HIV, nhiễm trùng nghiêm trọng khiến việc sử dụng các tế bào bạch cầu nhanh hơn quá trình sản sinh. Do dùng thuốc chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc thần kinh, thuốc của bệnh động kinh làm phá hủy bạch cầu hay do ung thư máu thể giảm bạch cầu và một số trường hợp thiếu máu mạn tính do các nguyên nhân khác. Cụ thể là:
- Có một vấn đề liên quan đến sản xuất tủy xương (bẩm sinh);
- Bệnh bạch cầu và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương
- Bức xạ
- Hóa trị
- Lao
- Bệnh sốt xuất huyết
- Nhiễm virus như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan, virus HIV
- Bệnh Crohn
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Lupus
3. Các xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân
- Công thức máu
- Huyêt thanh miễn dịch
- Tuỷ đồ
- Phết máu ngoại vi
- CRP
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Để tăng lượng bạch cầu trong máu bạn cần xác định nguyên nhân gây ra giảm bạch cầu. Nếu bạch cầu giảm do virus thì có thể tăng lượng bạch cầu bằng một số loại thực phẩm. Nếu giảm bạch cầu do ung thư máu thì bạn cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu cùng các biện pháp hỗ trợ để tăng lượng bạch cầu.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng như lở loét, áp xe, phát ban, những vết thương phải mất một thời gian dài để chữa lành, sốt hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người là khác nhau, thảo luận với bác sĩ là cách tốt nhất để biết đâu là điều tốt nhất cho tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chuẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ nhiều hơn về kết quả xét nghiệm. Một lưu ý vô cùng quan trọng là cần đi khám định kỳ đều đặn để kiểm tra sức khỏe và sớm phát hiện ra bệnh nếu có.
Bác sĩ sẽ quyết định về phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe thông qua nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Những trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, giảm bạch cầu trung tính tự khỏi khi tủy xương hồi phục và bắt đầu sản xuất đủ các tế bào máu trắng.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Những thông tin hữu ích cho bạn:
- Giảm bạch cầu trung tính là triệu chứng của bệnh gì
- Bạch cầu tăng là dấu hiệu của bệnh gì
- Triệu chứng tăng bạch cầu ái toan là bệnh gì
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi