Đau bẹn là dấu hiệu của những bệnh gì, cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông, năm nay 35 tuổi. Sau khi đi đá bóng về thì tôi bị đau ở vùng bẹn, nhưng 1 tuần nay vẫn chưa thấy đỡ. Tôi rất lo lắng không biết tình trạng hiện nay của mình, không biết có phải là do mắc bệnh gì không. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Trả lời:
Chào bạn Thông, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đang có triệu chứng đau bẹn. Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bẹn và trong trường hợp của bạn nhiều khả năng là do căng các cơ, dây chằng, các gân trong vùng bẹn sau khi đá bóng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng do một số nguyên nhân khác gây ra. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng bạn đang mắc phải, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau bẹn là gì?
Đau bẹn (tên tiếng Anh là Groin Pain) là cảm giác đau xảy ra ở vùng tiếp giáp giữa phần trên, bên trong đùi với phần dưới vùng bụng. Bất kỳ khó chịu nào xảy ra ở vùng này cũng có thể là đau bẹn. Đau điển hình thường gây ra bởi chấn thương do các hoạt động thể chất, chẳng hạn chơi thể thao. Các cơ bị kéo hoặc bị căng ra ở vùng bẹn là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chấn thương ở các vận động viên.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bẹn
Đau bẹn là một triệu chứng thường gặp và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có một số nguyên nhân thường gặp có khả năng gây ra chứng đau bẹn.
Các nguyên nhân thường gặp nhất
Nguyên nhân thường gặp nhất của đau bẹn chính là sự căng các cơ, dây chằng, các gân trong vùng bẹn. Loại chấn thương như thế này thường gặp ở các vận động viên. Nếu bạn tham gia một trò thể thao mang tính va chạm cao, chẳng hạn như bóng đá, bóng bầu dục, chơi hockey, có thể một lúc nào đó bạn sẽ gặp phải chứng đau bẹn.
Một nguyên nhân thường gặp khác có thể kể đến là thoát vị bẹn (inguinal hernia). Thoát vị bẹn xảy ra khi các mô cơ bên trong bị đẩy xuyên qua một điểm yếu xuất hiện trên thành tạo bởi các cơ bẹn. Sự thoát vị sẽ tạo ra một khối nhú lên ở vùng bẹn và gây đau cho bạn. Ngoài ra, sỏi thận (kidney stones) - là các hạt nhỏ, cứng lắng động của các chất khoáng trong thận hay bàng quang - hoặc việc nứt, gãy xương cũng có thể gây đau bẹn.
Các nguyên nhân ít gặp hơn
Một số tình trạng hoặc rối loạn tuy ít gặp hơn nhưng cũng có thể gây đau hoặc khó chịu vùng bẹn, chẳng hạn như:
- Viêm ruột (intestinal inflammation)
- Viêm tinh hoàn (testicular inflammation)
- Hạch lym-phô phì đại (enlarged lymph nodes)
- Các nang buồng trứng (ovarian cysts)
- Chèn ép dây thần kinh (pinched nerves)
- Viêm niệu đạo (UTIs)
Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây đau bẹn bao gồm:
- Hoại tử vô mạch (Avascular necrosis – mô xương bị chết do hạn chế dòng máu nuôi)
- Gãy xương bật (Avulsion fracture – dây chằng hoặc gân cơ bị bật ra khỏi xương)
- Viêm bao hoạt dịch (bursitis)
- Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis)
- Viêm tinh hoàn (Orchitis)
- Thoát bị bẹn
- Sỏi thận
- Quai bị
- Căng cơ
- Viêm xương khớp (Osteoarthritis)
- Chèn ép dây thần kinh (Pinched nerve)
- Hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome)
- Tinh hoàn co rút (Retractile testicle)
- Đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain)
- Khối trong bìu (Scrotal mass)
- U nang tinh dịch (Spermatocele)
- Gãy xương do sức nén (stress fractures)
- Hạch lym-phô sưng phù
- Viêm gân (Tendinitis)
- Ung thư tinh hoàn (Testicular cancer)
- Tinh hoàn xoắn (Testicular torsion)
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)
- Nhiễm trùng niệu đạo (UTIs)
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên trình bày ra các triệu chứng gặp phải với bác sĩ về các cơn đau từ trung bình đến mức nghiêm trọng ở bẹn hoặc tinh hoàn trong nhiều ngày.
Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi:
- Để ý thấy thay đổi về bề mặt, hình dạng tinh hoàng, ví dụ như sung lên, nổi hạch…
- Thấy có máu trong nước tiểu
- Cơn đau lan ra phần dưới lưng, ngực hoặc lan lên bụng
- Xuất hiện sốt hoặc cảm thấy buồn nôn
Nếu bạn có bất kì những triệu chứng trên cùng với đau bẹn, hãy đi đến cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn nhiễm trùng tinh hoàng, tinh hoàn xoắn, hoặc ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi đến cấp cứu nếu như bất thình lình xuất hiện một cơn đau tinh hoàn đột ngột.
4. Biện pháp phòng chống triệu chứng đau bẹn
Việc điều trị chứng đau bẹn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nền. Thông thường bạn có thể tự điều trị các căng cơ nhẹ tại nhà, nhưng một số cơn đau bẹn nghiêm trọng thì cần phải can thiệp y tế.
Chăm tóc tại nhà
Nếu chứng đau bẹn của bạn là do sự căng cơ, thì việc trị liệu tại nhà có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động thể lực khoảng 2 đền 3 tuần để các mô cơ, sự kéo căng được hồi phục một cách tự nhiên. Các thuốc giảm đau có để được dùng để giảm đau, giảm khó chịu. Bên cạnh đó, có thể dùng các túi đá chườm khoảng 20 phút 2 lần mỗi ngày cũng có thể làm giảm cơn đau.
Can thiệp y tế
Nếu như nguyên nhân gây đau bẹn là gãy xương thì có thể sẽ cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại xương gãy. Ngoài ra, có thể cũng sẽ phải phẫu thuật nếu đau bẹn gây ra bởi thoát vị bẹn.
Nếu các phương pháp trị liệu tại nhà không hiệu quả để giảm các tổn thương căng cơ, bác sĩ của bạn có thể sẽ kê toa một số thuốc để giảm viêm, giúp thuyên giảm các triệu chứng. Nếu điều này cũng không hiệu quả và bạn vẫn bị lặp lại các chấn thương căng cơ, các bác sĩ sẽ chuyển hướng giới thiệu bạn các phương pháp vật lý trị liệu.
Phòng ngừa đau bẹn
Có một số các bước bạn có thể dùng để tránh các tổn thương gây đau bẹn. Đối với các vận động viên, căng cơ một cách nhẹ nhàng có thể là cách để tránh tổn thương. Khởi động chậm rãi và đều đặn trước các hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương bẹn, đặc biệt nếu bạn phải hoạt động thể lực thường xuyên. Duy trì một cân nặng hợp lý và khỏe mạnh, cần thận trọng khi nâng nhấc các vật nặng vì sẽ giúp ngăn ngừa các thoát vị.
Trước mắt, bạn Thông nên ngừng lại các hoạt động thể lực, dùng các túi đá chườm. Nếu sau 2 tuần vẫn không thấy đỡ hoặc cơn đau có chiều hướng gia tăng thì bạn nên đi khám bác sĩ. Trong trường hợp đau bẹn làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi