Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là căn bệnh nguy hiểm với nam giới, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, công việc người mắc bệnh. Nam giới cần hiếu biết về nguyên nhân gây bệnh để có thể phòng ngừa kịp thời.
1. Bệnh ung thư tinh hoàn là gì
2. Triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn
3. Tác hạị củabệnh ung thư tinh hoàn
4. Nguyên nhâ gây rabệnh ung thư tinh hoàn
5. Điều trịbệnh ung thư tinh hoàn
6. Phòng chốngbệnh ung thư tinh hoàn
1. Bệnh ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn có tên tiếng Anh là Testicular Cancer, là một loại ung thư xảy ra trong tinh hoàn (tinh hoàn), nằm trong bìu, túi da bên dưới dương vật. Tinh hoàn sinh ra các hormone giới tính nam và tinh trùng để sinh sản.
So với các loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan,... ung thư tinh hoàn hiếm gặp hơn. Bệnh nhân dễ mắc trong độ tuổi 15 đến 35.
Ung thư tinh hoàn có thể điều trị, ngay cả khi ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư tinh hoàn, bạn có thể nhận được phương pháp điều trị đơn hay kết hợp.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn
Các dấu hiệu và triệu chứng chung của bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Xuất hiện bướu hay sưng 1 trong 2 tinh hoàn
- Cảm giác nặng ở bìu
- Đau nhói ở vùng bụng hoặc vùng bẹn (háng)
- Ứ dịch trong bìu
- Cảm giác đau hoặc khó chịu trong tinh hoàn hoặc trong bìu
- Vú bị sưng hoặc có cảm giác đau
- Đau lưng
Ung thư thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tinh hoàn.
Xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở hai tinh hoàn: Nếu phát hiện sớm, khối u tinh hoàn có thể giống như kích thước một hạt đậu nhưng nó có thể phát triển lớn hơn rất nhiều. Khi có bất kỳ cục, sưng, cứng, hoặc đau tinh hoàn đều có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Chính vì thế bạn nên đi khám sớm nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên.
Đau hoặc khó chịu, có thể sưng một tinh hoàn hay bìu.
Thay đổi trong cách cảm nhận tinh hoàn hoặc cảm giác nặng nề trong bìu. Bạn có thể cảm giác một tinh hoàn có thể trở nên săn chắc hơn so với tinh hoàn còn lại.
Nếu bạn cảm thấy đau lưng dưới, khó thở, đau ngực và đờm lẫn máu rất có thể đây là triệu chứng của giai đoạn sau ung thư tinh hoàn, nhưng nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này.
Xuất hiện cục máu đông: Một cục máu đông trong tĩnh mạch lớn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Một cục máu đông trong động mạch ở phổi được gọi là thuyên tắc phổi và gây khó thở. Đối với một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển một cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh nguy hiểm đối với nam giới, có nguy cơ tử vong cao. Ung thư tinh hoàn khiến cho người bệnh giảm khả năng sinh lý, đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn khiến cho người bệnh suy giảm sức khỏe, có nguy cơ mắc các căn bệnh khác cao. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư di căn sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh mà trường hợp xấu nhất là tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn
Trong hầu hết các trường hợp, không rõ nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn. Các bác sĩ cho biết rằng ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào bình thường trong tinh hoàn bị đột biến. Bình thường các tế bào tăng sinh và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động ổn định. Nhưng đôi khi một số tế bào phát triển bất thường, làm cho sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục tăng sinh ngay cả khi các tế bào mới là không cần thiết. Các tế bào ứ dồn tạo thành một khối trong tinh hoàn.
Gần như tất cả các ung thư tinh hoàn đều bắt đầu từ tế bào mầm - tế bào trong tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng chưa trưởng thành. Nguyên nhân khiến các tế bào mầm trở nên bất thường và phát triển thành ung thư vẫn chưa rõ.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn
Tinh hoàn không tinh linh: có tinh hoàn nhưng chưa chắc trong tinh hoàn có tinh trùng. Đây cũng là căn bệnh mắc phải ở một số người, vô trùng.
Tổn thường tinh hoàn: có thể dô một vài tác động từ bên ngoài môi trường bạn đang sống. Như: vận động thể dục thể thao cũng có thể tác động quá mạnh vào tinh hoàn gây tổn thương.
Ung thư biểu mô tại chỗ: Ung thư biểu mô tại chỗ hay còn có cái tên khoa học là CIS, đây là một loại ung thư thường gặp ở nam giới và nó có khả năng hình thành ung thư tinh hoàn nhất. Tuy khoa học chưa có sự chứng minh nhưng theo nhiều nghiên cứu cho biết, những người bị ung thư biểu mô tại chỗ thường dễ mắc bệnh ung thư tinh hoàn
Lịch sử gia đình: sự di truyền bộ mã gen từ trên xuống dưới, từ đời này qua đời khác. Biến đổi gen cũng là một số nguyên nhân tạo ra ung thư.
Chứng hạch ở nách: hạch được chia làm 3 loại: hạch lành tính, hạch ác tính và hạch lao. Hách ở nách có thể gây ra ung thư tinh hoàn ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới
Chất độc hóa học: Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hóa học như benzene, ammoniac, asen, photpho sẽ khiến nam giới bị ung thư tinh hoàn cao so với những người bình thường. Vì vậy, đối với những nam giới làm việc trong nhà máy, công xưởng, phòng thí nghiệm nên trang bị cho mình trang phục bảo hộ lao động để tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hóa học gây ra căn bệnh nam khoa nguy hiểm này.
HIV hoặc AIDS: quan hệ tình dục bừa bãi hay bạn tình đã có triệu chứng sẵn cũng có thể làm bạn mắc căn bệnh ung thư này. HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, không có thuốc chữa. Khi bị nhiễm HIV/AIDS thường có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn rất cao.
5. Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: Khi có các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tinh hoàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Lúc này, người bệnh nên “khai thật” tình trạng sức khỏe của mình, nói ra các vấn đề mình đang gặp cho bác sĩ hiểu. Dựa vào thông tin bạn cung cấp, bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng bệnh, rồi tiến hành các bước tiếp theo.
Siêu âm: Bệnh nhân sẽ được cho nằm trên giường bệnh, hai chân nằm ngửa và mở rộng, để giảm đau, bác sĩ dùng 1 lớp gel bôi lên bìu của nam giới, sau đó di chuyển đầu dò để hình ảnh tinh hoàn hiển thị ra.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là để xác định được một số nồng độ chất bị ung thư tinh hoàn, nếu như trường hợp các chất chỉ thị ung thư có trong máu và có nồng độ tăng cao thì có khả năng bạn bị ung thư tinh hoàn.
Sinh thiết tinh hoàn: Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán được bác sĩ áp dụng thường xuyên, khi sinh thiết, không nên sinh thiết bằng kim qua bìu vì như vậy sẽ làm cho các khối u có điều kiện phát triển mạnh, tạo ra thêm nhiều tế bào ung thư cho cơ thể. Cách sinh thiết tốt nhất là qua đường bẹn mu, kẹp tạm thừng tinh bằng pince bọc cao su. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được tinh hoàn và chẩn đoán bệnh cho người bệnh.
Xác định loại ung thư
Tinh hoàn được cắt bỏ sẽ được phân tích để xác định loại của ung thư tinh hoàn. Loại ung thư tinh hoàn nào sẽ giúp quyết định cách điều trị và tiên lượng của bệnh. Thông thường, có hai loại ung thư tinh hoàn:
- Seminoma: Các khối u Seminoma xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng thường ở nam giới lớn tuổi. Seminoma nhìn chung thì không ác tính như nonseminoma.
- Nonseminoma: Khối u Nonseminoma có xu hướng phát triển sớm, tăng sinh và di căn nhanh chóng. Có nhiều loại u nonseminoma khác nhau, bao gồm ung thư biểu mô nhau (choriocarcinoma), ung thư biểu mô phôi (embryonal carcinoma), u quái (teratoma) và u noãn hoàng.
Xác định giai đoạn của ung thư
Khi bác sĩ xác nhận được chẩn đoán là ung thư tinh hoàn, bước tiếp theo là xác định mức độ (giai đoạn) của bệnh. Để xác định xem ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn hay chưa, bạn sẽ làm các xét nghiệm. Thủ tục chẩn đoán hình ảnh như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT cho một loạt các hình ảnh X-quang của vùng bụng, ngực và chậu hông. Bác sĩ sử dụng phương pháp chụp CT để tìm xem có dấu hiệu ung thư đã lan ra hay chưa..
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ các chất đánh dấu khối u có tăng cao hay không để kiểm tra liệu khối u có còn tồn tại trong cơ thể sau khi đã loại bỏ tinh hoàn hay không.
Sau những kiểm tra này sẽ xác định được giai đoạn của ung thư tinh hoàn. Giai đoạn nào giúp xác định phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Giai đoạn I: khối u được giới hạn ở tinh hoàn.
- Giai đoạn II: khối u đã lan đến các hạch bạch huyết ở vùng bụng.
- Giai đoạn III: khối u đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư tinh hoàn thường lan đến phổi và gan.
Điều trị bệnh
Các lựa chọn điều trị ung thư tinh hoàn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của bệnh ung thư, sức khoẻ tổng quát và ý muốn của bệnh nhân.
Phẫu thuật
Cắt bỏ tinh hoàn: Mổ đường bẹn, thắt cắt thừng tinh ở vị trí cao nhất có thể được. Một số trường hợp nên kiểm tra diện cắt bằng sinh thiết tức thì để đảm bảo lấy hết tổ chức ung thư. Khi u dính vào các tạng xung quanh phải lấy bỏ thành một khối.
Các phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn ở vùng bẹn) là phương pháp điều trị chủ yếu cho hầu hết các giai đoạn và các loại ung thư tinh hoàn. Để cắt bỏ tinh hoàn, bác sĩ phẫu thuật rạch vết mổ ở vùng bẹn (háng) và cắt toàn bộ tinh hoàn qua khỏi lỗ mở. Có thể chèn một tinh hoàn giả chứa đầy dịch nếu bệnh nhân muốn. Trong trường hợp ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất.
- Phẫu thuật cắt bỏ các hạch bạch huyết lân cận (loại bỏ hạch bạch huyết sau phúc mạc) được thực hiện thông qua một vết rạch trong vùng bụng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cẩn thận để tránh gây tổn thương những dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết, nhưng trong một số trường hợp, tổn hại đến dây thần kinh có thể không tránh khỏi. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gây ra khó khăn với việc xuất tinh, nhưng sẽ không hạn chế sự cương cứng.
Nếu phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ đề nghị các lịch hẹn để theo dõi bệnh. Tại các cuộc hẹn này - thường là vài tháng một lần trong vài năm đầu và sau đó giảm dần - bạn sẽ trải qua các xét nghiệm máu, chụp CT và các thủ thuật khác để kiểm tra các dấu hiệu liệu ung thư có tái phát hay không.
Xạ trị
Liệu pháp xạ trị sử dụng các chùm tia năng lượng cao, như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bạn được nằm trên bàn và có một chiếc thiết bị lớn sẽ di chuyển xung quanh bạn, có chức năng hướng các chùm tia năng lượng cao đến các điểm chính xác trên cơ thể bạn.
Liệu pháp xạ trị là một phương pháp điều trị đôi khi được sử dụng ở những người mắc bệnh ung thư tinh hoàn loại seminoma. Xạ trị có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn.
Các phản ứng phụ có thể bao gồm buồn nôn và mệt mỏi, cũng như đỏ da và kích ứng da ở vùng bụng và vùng bẹn (háng). Liệu pháp xạ trị cũng có thể làm giảm tạm thời số lượng tinh trùng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở một số nam giới. Hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp bảo vệ tinh trùng của bạn trước khi bắt đầu xạ trị.
Hóa trị
Liệu pháp hóa trị dùng thuốc để diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu di chuyển khắp cơ thể để diệt các tế bào ung thư có thể đã di căn từ khối u ban đầu.
Hoá trị liệu có thể là cách điều trị duy nhất của bạn, hoặc nó có thể được khuyến cáo trước hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết.
Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào các loại thuốc cụ thể đang được sử dụng. Hãy hỏi bác sĩ những tác dụng phụ có thể có. Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Có các loại thuốc và phương pháp điều trị có thể làm giảm một số tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Hoá trị liệu cũng có thể dẫn đến vô sinh ở một số bệnh nhân, có thể là vĩnh viễn trong một số trường hợp. Hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp bảo vệ tinh trùng của bạn trước khi bắt đầu hóa trị.
Khám và chữa trị ung thư Tinh hoàn tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
Biện pháp tự chăm sóc
Mỗi bệnh nhân khi biết mình mắc phải ung thư tinh hoàn sẽ có những cảm xúc khác nhau. Họ có thể cảm thấy sợ hãi và không chắc chắn về tương lai của bản thân. Bởi vì cảm giác lo lắng có thể không bao giờ biến mất, họ có thể tạo một kế hoạch để giúp quản lý cảm xúc của bản thân. Hãy thử:
- Hãy tìm hiểu đủ về ung thư tinh hoàn để cảm thấy thoải mái khi đưa ra quyết định về việc điều trị bệnh. Viết ra các câu hỏi và hỏi bác sĩ tại cuộc hẹn tiếp theo. Hỏi bác sĩ hoặc các thành viên khác của đội chăm sóc sức khoẻ về các nguồn có uy tín để tìm kiếm thông tin thêm.
- Chăm sóc bản thân: Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh để chuẩn bị cho liệu pháp điều trị ung thư. Có một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Nghỉ ngơi nhiều để khi bạn tỉnh dậy mỗi sáng sẽ cảm thấy tươi mới. Loại bỏ những căng thẳng không cần thiết để bạn có thể tập trung vào việc chữa bệnh. Cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ hút. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc và các phương pháp khác để giúp bạn bỏ hút thuốc.
- Kết nối với những bệnh nhân đã sống sót qua ung thư: Tìm những người sống sót sau ung thư tinh hoàn trong cộng đồng của bạn hoặc trực tuyến.
- Hãy kết nối với những người thân yêu: Gia đình và bạn bè cũng quan tâm đến sức khoẻ của bạn như bạn. Họ muốn giúp đỡ, vì vậy đừng từ chối hỗ trợ đưa đón đến các cuộc hẹn khám sức khỏe hoặc với việc khác. Bạn bè và gia đình sẽ lắng nghe khi bạn cần ai đó nói chuyện hoặc an ủi khi bạn cảm thấy thất vọng.
6. Biện pháp phòng chống bệnh ung thư tinh hoàn
Với trẻ em: Các bậc phụ huynh nên kiểm tra dị tật ngay khi mới sinh. Gặp trường hợp tinh hoàn ẩn thì nên phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống trước hai tuổi.
Với thanh niên, nam giới: sử dụng nước ấm để kiểm tra sau khi tắm, lúc bìu đang mềm. Chú ý kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn.
Đề phòng những dấu hiệu như cục nhỏ dưới da hoặc dọc theo tinh hoàn, tinh hoàn kích cỡ không đều, nặng ở bìu, vướng, đau…
Có chế độ sống sạch, sống khỏe bằng việc sinh hoạt đời sống và tình dục điều độ. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Hạn chế sử dụng rượu bia cùng các chất kích thích…
Khám sức khỏe thường xuyên tránh ung thư tinh hoàn: Bệnh ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện sớm và điều trị ung thư tinh hoàn nhờ việc thăm khám thường xuyên.
Ung thư tinh hoàn nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi