Cảm giác buồn rầu là dấu hiệu của bệnh gì

Cảm giác buồn rầu là dấu hiệu của bệnh gì

Chào bác sĩ, tôi tên là Thủy. Thời gian gần đâu tôi luôn có cảm giác buồn rầu, cảm giác không thể vui lên được dù rằng không có bất cứ chuyện buồn gì xảy ra. Bản thân tôi rất lo lắng về tình trạng hiện tại của mình, liệu có phải tôi đang mắc bệnh không. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thủy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy rằng bạn đang có triệu chứng buồn rầu, triệu chứng thường gặp trong các bệnh về tâm lý. Trước hết, bạn nên có cái nhìn cụ thể về triệu chứng mà mình đang mắc phải. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:

1. Định nghĩa triệu chứng buồn rầu

2. Nguyên nhân gây ra buồn rầu

3. Biện pháp tự chăm sóc

4. Biện pháp phòng ngừa

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Buồn rầu là gì?

Cảm giác buồn rầu (tên tiếng Anh là Sadness) là một cảm xúc của con người, được đặc trưng bởi cảm giác mất mát và buồn bã. Buồn rầu thường được đánh đồng với đau khổ, u sầu, bi thương và đau đớn nhưng nó không phải là một căn bệnh, nó chỉ là cảm xúc có thể kéo dài vài phút, vài ngày hoặc vài năm. Cảm giác buồn rầu còn được miêu tả là sự tuột giảm cảm xúc của một người. Đôi khi, buồn rầu có thể dẫn tới trầm cảm, là một chứng bệnh làm tâm trạng của một người luôn giảm thấp và trở nên nặng nề hơn theo thời gian, hậu quả là người đó mất khả năng đối phó với những vấn đề thường ngày của cuộc sống. Buồn rầu ảnh hưởng tới tất cả mọi người vì nó là một phần của cuộc sống và là sự đáp ứng của con người đối với những trường hợp đau buồn như mất người thân. Cảm giác buồn rầu nếu như không được bày tỏ có thể dẫn tới các phản ứng tiêu cực khác do cơ thể cố gắng loại bỏ cảm giác bị kiềm nén đó. Tâm trạng buồn rầu có thể được kiểm soát để ngăn chúng tiến triển tới trầm cảm.

Một người buồn rầu sẽ cảm thấy cả thế giới có vẻ như đang quay lưng lại với mình. Một trong những triệu chứng của buồn rầu là cảm giác đau đớn và tối tăm, dường như không còn thứ gì để trông chờ và không có thứ gì có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn. Hầu hết những người cảm thấy buồn rầu thường im lặng, xa lánh mọi người và luôn trong trạng thái mệt mỏi, ít năng lượng, ít hoạt động. Mặt khác, một vài người buồn rầu cố gắng bù đắp cho cảm giác mà họ đang trải qua bằng cách trở nên hăng hái và tràn đầy năng lượng để cố gắng chống lại cảm giác buồn rầu đó.

Những người buồn rầu thường có cảm giác muốn khóc, và sau khi khóc họ sẽ cảm thấy tốt hơn. Một vài người lại thích ở một mình để gặm nhấm nỗi buồn của họ, trong khi một số người khác lại tìm đến những người có thể làm họ cảm thấy thoải mái và có thể ở cùng với họ khi họ trải qua cảm xúc buồn rầu này.

Các triệu chứng khác của buồn rầu là cảm thấy lo lắng, trống trải, mất hy vọng, bi quan, vô vọng, tội lỗi và vô giá trị. Người buồn rầu thường mất hứng thú trong các hoạt động hoặc các sở thích thường ngày của họ, và đôi khi họ cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Trong một vài trường hợp khi cảm giác buồn rầu kéo dài, người đó có thể cảm thấy chán ăn, mất ngủ hoặc trở nên bồn chồn và cáu gắt.

>>>Tìm hiểu thêm một số những triệu chứng khác thường đi cùng với buồn rầu:

Nỗi buồn cấp tính và toàn diện có thể trở thành trầm cảm nếu người đó không thể tìm ra cách để thoát khỏi nó. Trầm cảm thường đi chung với các triệu chứng thực thể khác như đau đầu, đau mạn tính và các triệu chứng tiêu hóa. Một người trầm cảm thường suy nghĩ về cái chết hoặc suy nghĩ về việc tự tử, thậm chí có thể cố gắng tự tử trong trường hợp trầm cảm nặng

>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm, bạn có thể xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

2. Nguyên nhân dẫn đến buồn rầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra buồn rầu. Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân thường gặp nhất:

Nguyên nhân thực thể: các thay đổi về thể chất gây ra mất tự chủ, mất phẩm giá, mất hoạt động và mất chức năng não thường gây ra buồn rầu. Những thay đổi này thường xảy ra ở các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh đái tháo đường, đa xơ cứng hoặc bệnh Alzheimer. Sự thay đổi hormone như tăng nồng độ estrogen trong kì kinh nguyệt và trong thai kì cũng có thể kích hoạt cảm giác buồn rầu.

Nguyên nhân tâm lý: buồn rầu là phản ứng của cơ thể đối với mất mát về cảm xúc, trí tuệ, xã hội và tinh thần. Các mất mát thường gây ra buồn rầu bao gồm mất đi người thân yêu, mất tinh thần, sức khỏe, thu nhập hoặc mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai của bản thân hoặc của người khác, khao khát thứ gì đó mà bản thân biết là không thể có được. Một người có thể cảm thấy buồn rầu khi họ cô đơn hoặc không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những kí ức này gây ra nỗi buồn tràn ngập và kéo dài.

Nguyên nhân bên ngoài: khi gặp một người buồn rầu, bạn thường phản ứng lại bằng biểu cảm buồn bã và nói những lời động viên với họ. Khi bạn biết ai đó đang chịu đựng một việc gì đó không phải do họ gây ra – dù trong cộng đồng của bạn hoặc ở đâu đó trên thế giới này – bạn có thể cảm thấy bất lực, căng thẳng và đồng cảm với nạn nhân và cảm giác này để lại trong bạn nỗi buồn vu vơ.

Nguyên nhân cá nhân: như mất người thân, mất công việc hoặc sau khi kết thúc một mối quan hệ cực kì gắng bó. Nỗi buồn này là một phần tất yếu khi con người ta đánh mất ai đó cực kì quan trọng hoặc ai đó làm ta thất vọng, tổn thương.

3. Biện pháp tự chăm sóc

Buồn rầu là cảm giác đến từ một sự kiện không được hạnh phúc cho lắm. Nếu bạn không giải quyết nó, buồn rầu có thể dẫn tới trầm cảm. Dưới đây là một vài cách để giúp bạn đối phó với cảm giác buồn rầu:

  • Hãy bộc lộ cảm giác buồn rầu của mình bằng cách khóc thật lớn, viết một bài thơ buồn, nghe nhạc hoặc tâm sự với ai đó mà bạn tin tưởng. Những việc làm trên giúp bạn giải tỏa sự buồn rầu nhất thời của bản thân và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn được phần nào.
  • Tự chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, đi chơi với bạn bè và gia đình
  • Đi dạo trong công viên, tiếp xúc với không khí trong lành, trở về với thiên nhiên để hiểu được rằng mọi chuyện xảy ra đều theo 1 quy luật nhất định, cuộc sống và tâm trạng của bạn cũng vậy
  • Thư giãn bằng cách tập yoga, thiền định, vẽ tranh, nghe nhạc êm dịu giúp bạn giải tỏa căng thẳng, quên đi âu lo và giảm bớt cảm xúc buồn rầu trong tâm trí bạn
  • Tập trung vào những chuyện tốt đẹp đang xảy ra trong hiện tại, suy nghĩ về lí do bạn sống, trân trọng cuộc sống tươi đẹp trước mắt và cảm giác buồn rầu sẽ dần biến mất

4. Biện pháp phòng ngừa

Suy nghĩ tích cực là một trong những cách phổ biến nhất để đánh bay cảm giác buồn rầu, hãy khai sáng một khía cạnh sáng tạo của bạn như viết lách, khiêu vũ, ca hát hoặc vẽ để bày tỏ cảm xúc buồn rầu bằng chính con người của bạn. Đôi khi đi dạo dưới ánh nắng mặt trời có thể làm cho tâm trạng của bạn tươi sáng hơn. 

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu cảm giác buồn rầu kéo dài mặc dù bạn đã làm mọi cách để cố gắng xua đuổi nó đi, bạn nên đi khám bác sĩ để được giúp đỡ sớm nhất có thể, tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và được điều trị trầm cảm cũng như các bệnh nền khác có thể gây ra buồn rầu.

Nếu cảm giác buồn rầu làm bạn suy nghĩ tới việc tự tử hoặc có hành vi tự tử, hãy gọi số điện thoại khẩn cấp 115 và nhờ ai đó trông chừng bạn hoặc đưa bạn tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Bạn Thủy thân mến, cảm giác buồn rầu có thể xuất hiện trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh ngay để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Vân

    Tôi lúc nào cũng cảm thấy buồn rầu thì có phải mắc bệnh trầm cảm không

    26/09/2017
Tu Dung (29/01/2018)
tôi xin hỏi thuốc flutonin 10 là thuốc trị bệnh trầm cảm phải không thưa BS, liều dùng cho trẻ 17 tuổi và tác dụng phụ ra sao ?
Hello Doctor (31/01/2018)
Chào bạn Dung. Flutonin ngoài điều trị bệnh Trầm cảm vẫn có thể điều trị các bệnh khác như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Liều dùng như người lớn, tăng liều theo chỉ định của bác sĩ. Tác dụng phụ thường thấy là: rối loạn tiêu hoá, rối loạn dương cương, chán ăn buồn nôn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung