Bất tỉnh - nguyên nhân và cách xử lý tình huống khẩn cấp

Bất tỉnh - nguyên nhân và cách xử lý tình huống khẩn cấp

Khi thấy một người bất tỉnh, bạn sẽ làm gì? Đó là hẳn là một tình huống khiến cho nhiều người lúng túng khi gặp phải. Việc có được những kiến thức nhất định về triệu chứng này sẽ giúp ích được cho bạn trong môt số tình huống.

1. Bất tỉnh là gì

2. Biểu hiện của bất tỉnh

3. Nguyên nhân gây ra bất tỉnh

4. Biện pháp sơ cứu

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Bất tỉnh là gì

Bất tỉnh là khi một người đột ngột trở nên không đáp ứng với các kích thích và dường như đang ngủ. Một người có thể bất tỉnh trong vài giây (ngất) hay trong một thời gian dài.

Người bị bất tỉnh không đáp ứng với tiếng động lớn và lay gọi. Họ thậm chí có thể ngưng thở hay và mất mạch đập. Trường hợp thế này cần được cấp cứu ngay lập tức. Người bị được sơ cứu càng sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt.

2. Biểu hiện của bất tỉnh

Các triệu chứng có thể chứng tỏ bất tỉnh có thể sắp xảy ra bao gồm:

3. Nguyên nhân gây ra bất tỉnh

Bất tỉnh có thể là hậu quả của các chấn thương hay bệnh nghiêm trọng hoặc các biến chứng dùng thuốc hay lạm dụng rượu.

Các nguyên nhân gây bất tỉnh thường gặp bao gồm:

  • Tai nạn xe
  • Mất máu nghiêm trọng
  • Cú đánh mạnh vào đầu hay ngực
  • Dùng thuốc quá liều
  • Ngộ độc rượu

Một người có thể bất tỉnh tạm thời (ngất) khi có những thay đổi đột ngột trong cơ thể họ.

Các nguyên nhân thường xuyên gây ra bất tỉnh tạm thời bao gồm:

4. Biện pháp sơ cứu

Nếu bạn thấy ai đó bị bất tỉnh, hãy làm theo các bước sau:

- Kiểm tra xem liệu rằng người đó có đang thở hay không. Nếu họ không thở, hãy gọi ngay cấp cứu. Nếu họ còn thở, đặt họ nằm ngửa.

- Nâng chân người bệnh cao ít nhất là 30 cm so với mặt đất.

-Thả lỏng bất kì các quần áo chật chọi nào hay dây thắt lưng. Nếu người bệnh không thoát khỏi bất tỉnh trong một phút, hãy gọi cấp cứu.

- Kiểm tra đường dẫn khí của người bệnh để chắc rằng không có bất kì cản trở nào.

- Kiểm tra lại lần nữa để xem ngườu đó có đang thở, ho hay đang cử động  không. Đó lá các dấu hiệu tốt. Nếu không thấy các dấu hiệu đó, hãy thực hiện ngay phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) cho đến khi cấp cứu đến.  

Gọi cấp cứu khi thấy người bất tỉnh

Cách thực hiện CPR

Phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) là một cách điều trị một người ngưng thở hay ngưng tim.

Nếu một người ngừng thở, gọi cấp cứu hay nhờ ai đó gọi ngay. Trước khi thực hiện CPR, hãy hét lớn lên: “Anh/Chị có ổn không”. Nếu người nằm đó không đáp ứng, hãy bắt đầu thực hiện CPR.

- Đặt người bệnh trên một mặt phẳng cứng.

- Quỳ ở vị trí giữa cổ và vai người bệnh.

- Đặt một cổ tay của bạn lên giữa ngực của người bệnh. Đặt tay còn lại ngay trên tay đó và các ngón tay đang vào nhau. Chắc rằng khủy tay của bạn thẳng và di chuyển vai thẳng góc với bàn tay.

- Sử dụng sức nặng của thân trên, đẩy thẳng vào ngực người bệnh ít nhất 4 cm ở trẻ em hay  6 cm ở người lớn. Sau đó thả ra. Lặp đi lặp lại quá trình này  100 lần / 1 phút. Quá trình này gọi là ấn ngực.

Để giảm các chấn thương tiềm tàng, chỉ có những người đã được đào tạo CPR nên thực hiện CPR. Nếu bạn không được đào tạo, hãy ấn ngực cho đến khi nhân viên y tế đến.

Nếu đã được tập huấn CPR, hãy ngửa đầu và nâng cằm để mở rộng đường dẫn khí.

- Bóp chặt mũi người bệnh và bao quanh miệng của họ bằng mieenhj của bạn, để tạo ra một sự kín khí.

- Thổi một hơi kéo dài một phút và nhìn xem ngực người bệnh có nâng lên không.

- Tiếp tục ấn ngực và hà hơi thổi ngạt lần lượt – 30 lần ấn và 2 lần hà hơi cho đến khi cấp cứu đến hay có dấu hiệu người bệnh chuyển động.

Cách sơ cứu người bất tỉnh

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Tất cả các tình huống bất tỉnh đều cần được chăm sóc y tế ngay tức thì cũng như khám toàn thể sau đó để xác định nguyên nhân bất tỉnh.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy liên hệ ngay vói Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Thị Thu Thủy

    Cảm ơn bác sĩ, nhờ bài viết này tôi đã biết cách xử lý khi có người bất tỉnh.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung