Giấc ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Giấc ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Ngủ là cách để chúng ta lấy lại sức lực và tinh thần sau một ngày dài mệt mỏi, khoa học đã chứng minh được rằng giấc ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1/3 đời người là những giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và điều tiết lại sau một quá trình dài hoạt động và làm việc căng thẳng. Nhưng có một thực tế rằng, tỷ lệ người cao tuổi mắc chứng mất ngủ, khó ngủ ngày càng tăng cao.

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Theo thống kê, khoảng 48% người trên 50 tuổi bị bệnh mất ngủ ở người già. Đây quả là một con số đáng lưu tâm vì những tác động bất lợi của chứng bệnh mất ngủ đối với sức khỏe của người cao tuổi.

Người cao tuổi mặc dù đã đi nằm từ rất sớm, nhưng họ thường khó dỗ vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu,ngủ chập chờn hay bị thức giấc trong đêm và khó ngủ trở lại. Đặc biệt, họ không có được cảm giác khỏe khoắn khi ngủ dậy. Ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến khả năng phục hồi về cả thể chất lẫn tinh thần, khiến sức khỏe của người cao tuổi giảm sút.

Mất ngủ kéo dài sẽ làm đảo lộn nhịp sống thường ngày của người cao tuổi, khiến người bệnh lo lắng, buồn phiền dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực làm cho tình trạng của bệnh mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Lâu dần sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về các căn bệnh khác.

Ở phụ nữ mất ngủ triền miên sẽ làm cho sự lão hóa đến sớm, tình trạng hắc tố melamin xuất hiện làm da bị nám, bị đồi mồi, bị nhăn da làm cho vẻ trẻ đẹp của phụ nữ bị xuống cấp nhanh chóng dẫn đến sự mất tự tin và niềm vui vào cuộc sống. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sinh lý, đời sống chăn gối vợ chồng từ đó dễ dẫn đến bệnh lãnh cảm.

Ở nam giới nhiều người cũng vì mất ngủ mà ảnh hưởng đến khả năng tình dục của phái mạnh, họ có thể không đạt được những khoái cảm như mong muốn dẫn đến những cáu gắt bất thường. Lâu dần dễ dẫn đến chứng xuất tinh sớm hay liệt dương.

Với người cao tuổi thì bệnh mất ngủ như một người bạn thân, nó dai dẳng và kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi và chán chường cũng như nỗi sợ hãi xuất hiện khi màn đêm buông xuống.

Với người già ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều (Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt ngày). Đến tuổi trưởng thành thời gian ngủ giảm xuống còn khoảng 8-9 tiếng và với người cao tuổi thời gian ngủ giảm đi rất nhiều chỉ còn khoảng 4-5 tiếng hoặc 5-6 tiếng mà thôi. Nhưng theo các nhà nghiên cứu trên thế giới vấn đề không phải là thời gian ngủ mà là chất lượng của giấc ngủ: Một giấc ngủ êm đềm, không mộng mị, chập chờn và khi thức dậy thấy cơ thể cũng như tâm trạng thoải mái, dễ chịu, cảm thấy đầy sức sống để bước vào ngày mới.

Tiến sĩ Tan đã nói: “sự thay đổi nhịp sinh học, hoặc đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, có xu hướng khiến người cao tuổi thức dậy sớm hơn vào buổi sáng, so với những người trẻ tuổi".

"Mặc dù lão hóa mang lại sự thay đổi trong mô hình giấc ngủ, vấn đề về giấc ngủ không phải là một phần của sự già đi. Thay vào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn và kiểm tra rối loạn giấc ngủ", Bác sỹ Tan giải thích.

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là bệnh dai dẳng và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên nếu hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người già, những yếu tố cụ thể dẫn đến chứng mất ngủ thì việc điều trị và chữa bệnh sẽ trở nên đơn giản rất nhiều.

Khi có những triệu chứng khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc hoặc đang ngủ bỗng nhiên thức dậy và không ngủ lại được các cụ hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị hợp lý với từng đối tượng bệnh, bởi vì căn bệnh mất ngủ là căn bệnh chung ở người già , nhưng các dấu hiệu và triệu chứng của mỗi người là hoàn toàn khá nhau.

Rất mong với những kiến thức sơ bộ đã nêu trên sẽ giúp các cụ có cách nhìn nhận về bệnh mất ngủ ở tuổi già đúng đắn và sớm tìm ra được liệu pháp chữa trị cho mình. Chúc các cụ sống vui và sống khỏe. Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246nếu bạn cần sự hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ cho bạn.



Đọc thêm

Vì sao phải làm test gắng sức để kiểm tra các bệnh về tim mạch?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hương. Vừa rồi tôi có đưa bố tôi đi khám và bác sĩ yêu cầu bố tôi thực hiện bài...
Hành trình vượt qua Trầm cảm  - Gian nan như hành trình thành công
Thành công, là một con đường dài và đầy khó khăn. Vượt qua trầm cảm cũng như thế. Nó là hành trình nhọc nhằn. Hành...
Bệnh trầm cảm - Phương án nào giúp bạn vượt qua địa ngục
Vượt qua bệnh trầm cảm là một con đường không hề dễ dàng. Nhưng nếu như bạn không bắt đầu bước đi, không dám vượt qua, trầm cảm sẽ trở...
Tiền nhiều để làm gì chưa rõ, nhưng đây là những hệ quả có thể xảy ra
Có tiền là tốt, nhưng có quá nhiều tiền thì chưa chắc. Và chúng đã được khoa học chứng minh hẳn hoi. [bstamthan] Trên đời...
Bí quyết lấy lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc giữa đêm
Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm, đừng lo lắng, hãy thử những cách dưới đây để lấy lại giấc ngủ của mình bạn nhé: [bsntk]...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Minh

    Bài viết rất hữu ích, đã cho tôi định hướng chữa bệnh

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung