Bệnh trầm cảm - Phương án nào giúp bạn vượt qua địa ngục
Vượt qua bệnh trầm cảm là một con đường không hề dễ dàng. Nhưng nếu như bạn không bắt đầu bước đi, không dám vượt qua, trầm cảm sẽ trở thành địa ngục trần gian. Những bi kịch cuộc đời có thể xảy đến bất cứ lúc nào khi bệnh tiến triển nặng hơn. Tin mừng là, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Làm sao để tôi nhận ra bản thân bị trầm cảm?
Đây là một bệnh lý có liên quan đến sức khỏe tâm thần nên biểu hiện khá đa dạng và sẽ thay đổi theo cá nhân mỗi người bệnh. Bạn có thể định hình và chẩn đoán cơ bản thông qua các câu hỏi sau:
- Khí sắc của bạn trầm uất hay không? (Gương mặt, tinh thần ủ rột, hay buồn bực)
- Bạn có bị mất các mỗi quan tâm và thích thú hay không? (Thường cảm thấy chán nản)
- Bạn có thấy bạn bị giảm năng lượng, mệt mỏi, các hoạt động thường nhật bị ảnh hưởng hay không?
- Bạn có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng không?
- Giấc ngủ bạn có rối loạn không? (Mất ngủ, ngủ không đúng thời điểm, hay buồn ngủ)
- Khả năng tập trung và sự chú ý của bạn có bị giảm sút không?
- Bạn có cảm thấy bị giảm sút lòng tin (sự tự tin) và tính tự trọng không?
- Bạn có nghĩ tới những ý tưởng đen tối, muốn làm những việc không bình thường?
- Bạn có thấy tương lai trước mắt ảm đạm, cảm thấy bi quan cho cuộc sống hiện tại?
- Bạn có lúc nào muốn tự sát, tự làm đau - hành hạ mình hay người khác không?
Tác hại của trầm cảm: trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng hay các biến cố nguy hiểm như tự tử, suy nhược cơ thể dẫn đến suy giảm miễn dịch. Những trường hợp nặng, trầm cảm có thể là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh như loạn thần cấp, tâm thần phân liệt… Trường hợp nhẹ hơn là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì mất ngủ, lo lắng, căng thẳng thường xuyên dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, tim mạch, dạ dày từ đó dẫn tới các nguy cơ gia tăng thêm các bệnh khác như đột quị, ung thư dạ dày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trầm cảm có lây nhiễm không?
Trầm cảm không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí là bi kịch đến người thân, người xung quanh người bệnh vì các rối loạn tính khí, ý nghĩ bi quan, hành động mất kiểm soát…
Chẩn đoán trầm cảm như thế nào?
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng như đã đưa ra ở trên. Phân loại và đánh giá mức độ bệnh sẽ dựa trên bảng đánh giá, thang điểm đưa ra bởi các bác sĩ chuyên khoa dựa trên bảng đánh giá DSM-V.
Tôi sẽ phải làm những xét nghiệm gì?
Hiện tại, vẫn chưa có cận lâm sàng nào có vai trò quan trọng hay được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng bệnh nhân để yêu cầu xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh nhân có mắc các bệnh hoặc rối loạn khác hay không?
- Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
- CT, MRI sọ não.
- Điện não đồ, điện tim.
- Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
- Các xét nghiệm chuyên khoa khác nếu cần
Quy trình điều trị sẽ như thế nào?
Phương pháp điều trị chủ yếu là dựa trên điều trị dùng thuốc kết hợp với các liệu pháp tâm lý.
Thuốc trị trầm cảm có tác dụng phụ không?
Buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, chóng mặt, buồn nôn… Khi có các tác dụng phụ này bạn không nên tự ý ngưng thuốc mà nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp thỏa đáng đảm bảo chất lượng điều trị.
Thời gian điều trị trầm cảm là bao lâu?
Thời gian sẽ khá thay đổi tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh từng người cũng như tinh thần và khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh. Nhưng nhìn chung, quá trình điều trị thường trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn tấn công: thường từ 4-8 tuần, trong giai đoạn này thường người bệnh hay dễ bỏ thuốc vì do trong giai đoạn này thuốc chưa phát huy tác dụng nhiều, nên bạn đừng quá lo lắng nếu mà bệnh của bạn vẫn chưa cải thiện gì trong giai đoạn này.
Giai đoạn thuốc có tác dụng: sau giai đoạn tấn công, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm từ từ, thường các triệu chứng sẽ trở nên ổn định sau 16-20 tuần điều trị (đối với các trường hợp tuân thủ điều trị và tránh các tác nhân làm nặng tình trạng bệnh)
Giai đoạn duy trì: Trung bình, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng .Xin hãy nhớ rằng,đây là giai đoạn rất quan trọng, người bệnh thường rất hay dễ bỏ thuốc khi thấy triệu chứng ổn định. Điều này dẫn đến tỉ lệ người tái phát trầm cảm sau điều trị khá cao. Trong một số trường hợp, giai đoạn duy trì có thể kéo dài vài năm hoặc cả đời để tránh tái phát.
Bác sĩ nào sẽ điều trị trầm cảm cho tôi?
Khoa: Tâm thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 16 năm
Chuyên gia tâm thần điều trị trầm cảm
"Điều quan trọng nhất khi muốn vượt qua trầm cảm là phải dũng cảm đối mặt, bền bỉ chiến đấu."
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 14 năm
"Hãy tin rằng bạn và tôi có thể vượt qua trầm cảm."
Người mắc bệnh trầm cảm cần được chăm sóc ra sao?
Người thân cần cảm thông với các thay đổi về tính khí cũng như quan tâm và giúp đỡ khi người bệnh có suy nghĩ tiêu cực, tránh vô tình gây áp lực lên người bệnh. Tạo môi trường tốt, lành mạnh và nhiều năng lượng cuộc sống sẽ giúp đỡ bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh.
Chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh trầm cảm
"Sau 3 năm điều trị đều đặn, tôi đã hồi phục gần như hoàn toàn: giấc ngủ ngon hơn, cuộc sống cân bằng. Thỉnh thoảng tôi vẫn bị stress trong công việc nhưng bác sĩ cũng cho tôi biết đó làm một phần cuộc sống, có thể dùng phương pháp Thiền để biết bình tâm.
Sức khỏe tốt hơn, tôi có thêm tình yêu mới. Nghĩ lại, 12 năm sống với căn bệnh trầm cảm sao mà khó khăn quá. Tôi thực sự biết ơn các bác sĩ, thư kí, biết ơn những nhà nghiên cứu y học. Để một người bệnh có thể vượt qua được trầm cảm, không có họ, không có nền y khoa, tôi nghĩ là không thể nào. Tôi cũng chúc các bạn luôn giữ được cân bằng cuộc sống, lúc nào cũng tràn đầy sức khoẻ. "
Đọc thêm bài viết này tại: Hành trình vượt qua Trầm cảm - Gian nan như hành trình thành công
Các thông tin hữu ích bạn nên đọc:
- Bệnh trầm cảm tuổi teen (tuổi thiếu niên)
Bình luận, đặt câu hỏi