9 cách làm giảm tê tay chân hiệu quả có thể áp dụng tại nhà
Tê tay chân là vấn đề khá phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp để tự khắc phục tình trạng này tại nhà. Bạn nên tham khảo 9 phương pháp giảm tê tay chân mà các chuyên gia của chúng tôi đã đưa ra dưới đây.
Tê tay và chân là khi tay và chân bạn không có cảm giác khi đụng vào. Các triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác như kim chích hoặc như có gì đốt cháy ở tay chân, đau nhói hoặc thấy yếu tay chân.
Để hiểu rõ hơn về triệu chứng tê tay chân, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tê tay chân:
- Do đè ép lên tay chân
- Tiếp xúc với các vật thể lạnh
- Chèn ép, tổn thương dây thần kinh
- Uống rượu nhiều
- Hút thuốc lá
- Mệt mỏi
- Ít vận động
- Thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin B12 hoặc yếu tố vi lượng Ma-giê.
Ngoài ra, dấu hiệu tê tay chân cũng có thể do tình trạng bệnh lí nào đó như hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, đau nửa đầu, bệnh đa xơ cứng và bệnh lí tuyến giáp.
Thông thường, tê tay chân kéo dài chỉ trong một vài phút thì không đáng lo ngại, nhưng bạn phải đi gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng tê tay chân kéo dài hoặc tái phát thường xuyên. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần có điều trị phù hợp.
Bị tê tay chân khá là phiền hà. Nhưng may mắn thay, bạn có thể dễ dàng điều trị vấn đề này bằng những cách đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số cách có thể làm giảm tê tay chân tại nhà.
Thạc sĩ - Bác sĩ Lại Quốc Thái
Khoa: Cơ xương khớp, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115, Becamex
Kinh nghiệm: 16 năm
Liên hệ: 1900 1246
Cách làm giảm tê tay chân có thể áp dụng tại nhà
1. Chườm nóng
Điều đầu tiên bạn cần làm là chườm nóng lên vùng bị tê. Điều này sẽ giúp tăng cấp máu đến vùng bị tê. Hơn nữa, nó cũng sẽ làm thư giãn các cơ và thần kinh ở vùng này.
- Bước 1: Ngâm khăn vào nước ấm
- Bước 2: Vắt ráo khăn rồi đặt vào vùng bị tê khoảng 5 đến 7 phút
- Bước 3: Tiếp tục làm cho đến khi bạn hết tê
Bạn cũng có thể dùng vòi nước ấm hoặc dùng miếng dán để làm giảm sự khó chịu.
2. Mát-xa
Mát-xa bàn tay và chân là một cách khác cũng rất dễ thực hiện để làm tê tay chân. Điều này làm tăng tuần hoàn máu và khi tăng tuần hoàn máu sẽ làm giảm tê. Hơn nữa, mát-xa cũng giúp kích thích các dây thần kinh và cơ, qua đó giúp cải thiện các chức năng.
Lấy một ít dầu ô liu, dầu dừa hay dầu mù tạc đặt lên lòng bàn tay. Sau đó:
- Thoa lên vùng bị tê
- Dùng những ngón tay mát-xa theo vòng tròn trong tối thiểu là 5 phút
- Lặp lại nếu bạn vẫn còn tê
3. Tập thể dục
Tập thể dục có thể cải thiện tuần hoàn máu và lượng ô-xy đến toàn bộ cơ thể. Do đó sẽ giúp ngăn chặn bất kì cảm giác tê và cảm giác châm chích nào trên cơ thể, bao gồm cả tê ở tay và chân. Hơn nữa, thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ thể linh hoạt và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa.
- Mỗi ngày bạn nên làm một vài động tác đơn giản cho chân và tay trong 15 phút vào buổi sáng. Trong lúc làm việc, bạn cũng có thể vận động cánh tay, cổ tay, bàn tay và chân bằng những động tác gấp duỗi.
- Nếu bạn có thời gian hơn thì hãy thử tập các bài thể dục cho tim mạch và tập thể dục nhịp điệu trong 30 phút, tập 5 ngày trong một tuần cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
- Thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, chạy bộ hay bơi lội để cải thiện tuần hoàn máu.
Bạn nên khởi động trước khi bắt đầu tập thể dục và mặc đồ thoải mái khi tập. Tránh tập thể dục cường độ cao nếu như điều này gây ra tê tay chân cho bạn.
4. Nghệ
Nghệ có chứa một chất là curcumin, chất này giiusp cải thiện lưu lượng máu chảy đến toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, khả năng kháng viêm của nghệ sẽ giúp làm giảm đau và khó chịu ở vùng bị tê.
- Cho 1 muỗng cà phê bột nghệ vào cốc sữa. Đun nóng trên lửa nhỏ. Cho thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày một lần để cải thiện tuần hoàn.
- Bạn cũng có thể mát-xa những vùng bị ảnh hưởng với hỗn hợp bột nghệ và nước trộn trong vài phút.
- Nếu tuần hoàn kém, bạn có thể uống viên nghệ bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, trước khi uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Muối Epsom
Một trong những cách làm giảm tê tay chân thông dụng nhất là ngâm chân trong chậu nước ấm với muối Epsom. Tinh thể magie sulfate có thể giúp làm tăng lượng ma-giê trong cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuần hoàn vừa đủ có thể giúp giảm tê mỏi và ngăn chặn tái phát.
- Trộn ½ cốc muối Epsom trong một chậu nước ấm.
- Ngâm chân bạn vào chậu trong khoảng 10 phút.
- Làm lại liệu pháp này vài lần một tuần.
Chú ý: Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có các bệnh về thận không được áp dụng cách làm này.
6. Cây quế
Cây quế có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng bao gồm mangan và kali cùng với nhiều các vitamin nhóm B quan trọng khác. Các chất này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tay chân và điều này giúp điều trị tê mỏi. Các chuyên gia khuyên nên dùng 2 đến 4 gam bột quế mỗi ngày để có một tuần hoàn tốt.
- Trộn một muỗng cà phê bột quế vào một li nước ấm. Uống mỗi ngày một li.
- Một lựa chọn khác là trộn chung một muỗng cà phê bột quế với một muỗng à phê mật ong và uống mỗi ngày vào buổi sáng trong vài tuần.
7. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B
Để phòng ngừa tê và cảm giác châm chích ở tay và chân, bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chưa vitamin B, đặc biệt là B6 và B12. Các loại vitamin này cần thiết cho sự hoạt động bình thường của các dây thần kinh nên khi thiếu hụt sẽ gây ra tê ở những vùng cơ thể nhất định như tay, cánh tay, ngón tay và chân. Các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 nên được dùng trong bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, trứng, bơ, chuối, thịt, đậu, cá, sữa, phô mai, sữa chua, đậu phộng, các loại hạt, yến mạch và trái cây sấy khô.
Bạn cũng có thể uống bổ sung viên vitamin B hai lần mỗi ngày. Bạn nên tham khảo bác sĩ để biết rõ hơn về liều dùng và lựa chọn nên dùng loại nào.
8. Tăng lượng Ma-giê đưa vào
Lượng ma-giê trong cơ thể thấp là một trong những nguyên nhân gây tê tay chân. Ma-giê là khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của hệ thần kinh được vận hành trơn tru và cũng cần thiết để có tuần hoàn máu tốt hơn trong cơ thể.
Làm tăng lượng ma-giê đưa vào cơ thể bằng hai cách:
- Ăn các thực phẩm giàu ma-giê như các loại rau có màu xanh đậm, đậu phộng, các loại hạt, bơ đậu phộng, cá, đậu nành, vơ, chuối, sô cô la đen và sữa chua ít béo
- Bạn cũng có thể cung cấp ma-giê cho cơ thể bằng cách uống viên bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chính xác liều dùng cần cho mỗi ngày.
9. Một số các mẹo khác giúp giảm tê tay chân
- Nếu nguyên nhân gây tê chân là do bạn không vận động chân trong một thời gian dài, thì cách tốt nhất là di chuyển chân chậm chậm để từ từ cho tuần hoàn máu được cải thiện.
- Tránh giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài, đặc biệt khi bạn đang xem tivi hay làm việc trên máy tính.
- Tránh các thức uống có chứa cafein và cồn vì nó làm giảm tuần hoàn máu.
- Ăn nhiều trái cây và rau có lá màu xanh, đồng thời tránh các thực phẩm đã chế biến sẵn.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, vì thiếu hụt nước sẽ làm giảm tuần hoàn máu.
- Tránh hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá.
- Để phòng tránh tê ở chân, bạn nên tránh mang giày quá chật. Giày cao gót hay giày chạm bít chân, búp bê có thể gây ra tê.
- Sụt cân cũng làm giảm tê ở chân và ngón chân.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng khi tình trạng tê tay chân kéo dài và các phương pháp tự chăm sóc tại nhà tỏ ra không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi