Tâm thần phân liệt tái phát - Nguyên nhân và cách xử lý
Mặc dù đã được can thiệp và điều trị nhưng những người bệnh tâm thần phân liệt hay gặp phải những đợt tái phát bệnh. Vậy nguyên nhân gây tái phát bệnh là gì? Các biện pháp xử lý khi bệnh tái phát như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết sau:
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Tâm thần phân liệt tái phát
Đợt tái phát bệnh được định nghĩa là sự quay lại hoặc nặng lên của các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt trong một khoảng thời gian thuyên giảm.
Các triệu chứng tái phát càng được phát hiện sớm thì khả năng kiểm soát bệnh sẽ càng tăng lên.
- Bệnh tâm thần phân liệt gây ra những hậu quả nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết: Tác hại của bệnh tâm thần phân liệt.
Chỉ khoảng 10 – 20% bệnh nhân điều trị tâm thần phân liệt không tái phát, theo báo cáo của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Psychiatry vào năm 2013. Hầu hết các bệnh nhân tâm thần phân liệt đều có nhiều đợt tái phát theo thời gian.
« Các triệu chứng của bệnh ít khi biến mất hoàn toàn và hầu hết các bệnh nhân sẽ gặp nhiều đợt tái phát triệu chứng trong thời gian điều trị bệnh. », Tiến sĩ, Bác sĩ Sophia Frangou, chuyên gia tâm thần tại Đại học Y Icahn, Bệnh viện Mount Sinai tại New York.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu nhận biết
Một vài đợt tái phát tâm thần phân liệt xuất hiện mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nhưng khi các dấu hiệu này xuất hiện thì thường đợt tái phát bệnh sẽ xảy ra.
Các dấu hiệu báo động bao gồm
- Mất ngủ
- Xa lánh xã hội
- Khó tập trung
- Bồn chồn,
- Mất hứng thú
- Các dấu hiệu hoang tưởng tăng dần
- Ảo giác
Biết được các dấu hiệu báo động vừa kể trên rất quan trọng, nhưng biết được các triệu chứng đặc hiệu với từng người bệnh – gọi là « đặc trưng của bệnh tái phát » - lại quan trọng hơn. Có gần 70% người bệnh tâm thần phân liệt sẽ trải qua những triệu chứng sớm này trước khi cơn tái phát xuất hiện.
Tiến sĩ, Bác sĩ Michael T. Compton, trưởng khoa Tâm Thần tại Bệnh viện Lenox Hill, New York nói rằng : « Những triệu chứng báo động này có thể rất đặc hiệu ».
Theo Bác sĩ Frangou : « Triệu chứng báo động ở người này có thể là mất ngủ hay lo lắng về hàng xóm, trong khi ở người khác lại là sự bồn chồn hay ảo thính. »
Đó là lý do tại sao bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần nắm rõ các triệu chứng của những lần tái phát trước đó và theo dõi chúng, vì dấu hiệu đầu tiên của cơn tái phát bệnh là lặp lại những triệu chứng của cơn tái phát trước đó.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tâm thần phân liệt có thể phát triển từ từ nhiều năm, tuy nhiên, các triệu chứng của cơn tái phát bệnh có xu hướng xảy ra nhanh hơn.
Theo Tạp chí BMC Psychiatry, khoảng thời gian trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên tới khi tái phát bệnh thường ngắn hơn một tháng. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng này có thể giúp người bệnh được can thiệp sớm hơn và được điều trị tốt hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây tái phát bệnh
Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra cơn tái phát bệnh tâm thần phân liệt có thể giúp bệnh nhân và người nhà biết được khi nào cần quan sát triệu chứng của cơn tái phát.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu là không dùng thuốc điều trị thường xuyên hoặc uống không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng các chất kích thích hoặc rượu và sự chỉ trích của những người chăm sóc là nguyên nhân đứng thứ hai gây ra cơn tái phát.
Nhiều bệnh nhân quá lạm dụng vào các chất kích thích, nhất là cần sa. Nguyên nhân hay gặp hàng thứ ba là căng thẳng. Căng thẳng có thể thúc đẩy bệnh nhân vào cơn tái phát, tuy nhiên cũng có thể cơn tái phát bệnh đẩy bệnh nhân vào tình trạng căng thẳng nặng hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Những việc cần làm đầu tiên
Bạn có thể không ngăn cản được cơn tái phát của bệnh, nhưng bạn có thể nhận ra được các dấu hiệu cảnh báo sớm và điều trị kịp thời. Điều này có thể làm giảm tỉ lệ nhập viện điều trị.
Khi nhận ra các dấu hiệu báo động sớm của cơn tái phát bệnh, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi cho bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân để tìm hiểu xem liều thuốc và lượng thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng có cần phải điều chỉnh hay thay đổi không. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau để giúp họ vượt qua cơn tái phát này :
- Tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Tránh căng thẳng
- Tránh dùng rượu bia và chất kích thích
- Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ
- Không được xa lánh bạn bè và gia đình
- Tham gia vào hệ thống hỗ trợ xã hội
- Điều trị tâm lý
Người mắc bệnh tâm thần phân liệt cần phải điều trị suốt đời. Điều trị sớm có thể giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng trước khi các biến chứng nguy hiểm xuất hiện và có thể cải thiện dự hậu sau này.
Bạn có thể không ngăn cản được cơn tái phát bệnh xuất hiện, nhưng bạn có thể nhận ra được các triệu chứng tái phát và tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các cơn tái phát nặng hơn sau này.
Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 24 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 13 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi