Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh tâm thần thường gặp, có xu hướng ngày càng tăng cao. Việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là cách hữu hiệu giúp bạn phát hiện và phòng tránh căn bệnh này.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ bị rối loạn và hành vi. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể sinh hoạt bình thường tuy nhiên theo thời gian bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và khả năng tự chăm sóc bản thân ngày càng suy giảm.
Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt
Hiện nay các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây tâm thần phân liệt, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này:
- Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi từ 18-28.
- Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Những người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc và sống cô độc thường gặp nhiều khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì thế nên họ thích đến những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Mặc dù vậy, người có nhân cách này thường không phát triển thành tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
- Tiền sử có uống các loại thuốc gây ảo giác; bị nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.
- Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là đối với người già hoặc trung niên, thường gặp ở người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật làm trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.
- Có tiền sử gia đình về tâm thần phân liệt, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng mắc bệnh tâm thần phân liệt.
- Stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.
Triệu chứng tâm thần phân liệt
Dần dần cách ly với xã hội, bạn bè: Người trẻ tuổi có dấu hiệu tăng việc sử dụng thời gian ở trong phòng. Khi tiến triển thành bệnh tâm thần phân liệt, dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng bất động, ngủ lịm ban ngày và có nhiều hoạt động về ban đêm hơn. Người lớn tuổi hơn có thể giảm giao tiếp với người thân, bạn bè và thường xuyên sợ ai đó làm hại mình. Bệnh tiến triển khiến họ có cảm giác sợ cả thức ăn và nước uống, vì cho rằng mình bị đầu độc bởi những kẻ khủng bố.
Suy giảm hiệu suất làm việc: Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý; biểu hiện rõ ở người lao động trí óc, họ thấy khó khăn trong học tập. Người lao động chân tay khó khăn trong việc dậy sớm và đi làm đúng giờ, họ bị phê bình là chậm chạp và làm việc kém hiệu quả.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Người tâm thần phân liệt thường có biểu hiện ban đầu là dần cách ly với xã hội, bạn bè,..
Bận tâm quá mức tới sự xuất hiện các triệu chứng cơ thể: Những người trong độ tuổi vị thành niên thường bận tâm tới những gì họ cảm thấy. Họ lo lắng về sự tăng cân, sự xuất hiện trứng cá ở mặt, sự lôi cuốn người khác giới. Sự thổi phồng và cường điệu này có thể là một trong những triệu chứng sớm của tâm thần phân liệt, chẳng hạn: một người trẻ có thể đứng hàng giờ trước gương, kiểm tra mụn nhọt, tự hỏi về hình dáng mũi hoặc đường ngôi của họ.
Trầm cảm: Biểu hiện có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, cảm thấy cuộc sống vô vị, ăn không ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.
Thay đổi trong hoạt động: Người bệnh suy sụp trong hoạt động, trở nên thờ ơ, luôn cảm thấy mệt mỏi và hầu như suốt ngày nằm trên giường. Ngược lại, một số trường hợp trở nên ít ở nhà, hay đi lang thang đâu đó, trở về với dáng vẻ lôi thôi, lếch thếch và kiệt sức.
Những ý nghĩ và hành vi kỳ lạ: Xuất hiện hoang tưởng, thường được giữ kín tuy nhiên có thể bộc lộ trong hình thức buộc tội kỳ quái chung quanh người bệnh. Chẳng hạn, một người chồng tin rằng vợ mình đang muốn phản bội, vì thế nhanh chóng trở về nhà, trèo lên mái nhà, trốn trong tủ hoặc trong phòng ngủ rồi nhảy ra để bắt người tình tưởng tượng của vợ. Những lời thanh minh của vợ sẽ càng khiến anh ta tin vào ý nghĩ của mình. Có những cô gái từ chối đi làm vì sợ người ta cho rằng cô là gái điếm, đang cười cô và thậm chí có âm mưu giết hại cô.
Hoang tưởng có thể chi phối hành vi người bệnh chẳng hạn việc từ chối ăn một số thứ mà họ cho là có chất độc. Họ nghĩ căn phòng sắp bị nổ tung hoặc có đặt bẫy, ô tô chạy trên đường là của bọn khủng bố.
Rối loạn tư duy: Thay đổi quan hệ với người thân, tự nhiên mất tình cảm với con cái hoặc vợ chồng. Người bệnh có thể nhận thức được điều này và họ thường xuyên phàn nàn không có tình cảm như trước đây,...
Ảo giác: Thường gặp nhất là những ảo giác lời nói. Họ thật sự nghe được tiếng nói không có thật, và thường có hành động chống lại chúng. Có lúc lời nói làm người bệnh nghi ngờ và tăng dần sự xa lánh. Có lúc tiếng nói có thể làm người bệnh mỉm cười, tự cười vô duyên cớ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ bị rối loạn và hành vi
Người bệnh cảm thấy mọi thứ đều có ý nghĩa đặc biệt chẳng hạn họ thấy người trên ti vi đang phát thanh những chi tiết về con người và nói những lời hạ thấp họ. Có người cáu giận vì cách đặt cái bàn hoặc đỗ ô tô.
Cảm giác về những bệnh lý cơ thể: Người bệnh cảm thấy có sự thay đổi tinh thần liên quan đến một bệnh trầm trọng nào đó. Họ thường tìm gặp bác sĩ với những lời than phiền mơ hồ, ăn không ngon miệng, dẫn đến sút cân. Sự ngừng hoạt động làm cho họ trông như kiệt sức và cũng góp phần gây sút cân. Họ có thể tìm sự nương náu ở thuốc lá hoặc rượu.
Trên đây là những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận biết bệnh tâm thần phân liệt. Thông thường những người bị tâm thần phân liệt khó thừa nhận mình bị bệnh, vì vậy người thân khi nhận thấy họ có các dấu hiệu của bệnh thì nên đưa họ đi khám. Nếu người nhà bệnh nhân cần được tư vấn hỗ trợ thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của Hello Doctor giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi