Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến hệ thống não, ảnh hưởng đến nhận thức cũng như tinh thần tình cảm. Là một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất, tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến 1% dân số thế giới.
1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì?
3. Chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ em
4. Điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh tâm thần phân liệt là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến hệ thống não, ảnh hưởng đến nhận thức cũng như tinh thần tình cảm. Là một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất, tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến 1% dân số thế giới.
Các biểu hiện của tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên rất nhiều. Chúng bao gồm ảo giác, ảo tưởng về suy nghĩ, mất ý chí, tình trạng buồn ngủ đến các hành vi vi phạm khác nhau về chức năng hoạt động của não. Trẻ em và thanh thiếu niên bị quấy rầy bởi những tiếng nói, những khải tượng mà những người thân yêu hay người khác không nhận ra.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Dấu hiệu xuất hiện sớm:
- Tình trạng bất an từ những giấc mơ.
- Nhìn thấy những thứ và nghe thấy những giọng nói không có trong thực tế
- Nhầm lẫn ý nghĩ
- Có những suy nghĩ và những ý tưởng kỳ quái.
- Trạng thái ủ rũ cực độ
- Có những hành vi riêng biệt
- Dửng dưng với mọi người.
- Hành vi trẻ con hơn so với lứa tuổi.
- Có nhiều lo âu kèm sự e ngại
- Nhầm lẫn truyền hình, phim với thực tế cuộc sống
- Có vấn đề trong hành vi và mối quan hệ với bạn bè
Hành vi của trẻ mắc bệnh này có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng loạn thần phát triển dần ở trẻ, không có tình trạng diễn biến đột ngột hoặc cấp tính như thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên và người lớn. Đứa trẻ bắt đầu nói về những nổi sợ hãi và những ý tưởng lạ thường. Chúng có thể bắt đầu quanh quẩn bên cha mẹ hay nói linh tinh những chuyện đâu đâu không có ý nghĩa gì. Những trẻ trước đây thường thích quan hệ với người khác có thể trở nên thẹn thùng hơn hoặc rút lui vào trong thế giới riêng của mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Chẩn đoán
Để chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ, cần loại trừ các rối loạn tâm thần khác:
Khám: việc này giúp loại trừ các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự tâm thần phân liệt.
Kiểm tra, theo dõi: giúp loại trừ các tình trạng mà gây ra triệu chứng tương tự tâm thần phân liệt, theo dõi việc dùng chất kích thích, bác sĩ có thể làm thêm MRI hoặc CT
Đánh giá tâm lý: theo dõi cách sinh hoạt, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bao gồm suy nghĩ tự hại mình hoặc làm hại người khác, chức năng suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi hay không, theo dõi triệu chứng tâm lý khác có thể có, nên xem xét tiền sử gia đình
4. Điều trị
Điều trị tâm thần phân liệt đòi hỏi thời gian dài, thậm chí vẫn tiếp tục điều trị khi triệu chứng thuyên giảm.
Đội ngũ điều trị
Chuyên gia tâm lý, bác sĩ
Điều dưỡng tâm lý
Nhân viên công tác xã hội
Gia đình
Dược sĩ
Lựa chọn điều trị
Thuốc
Liệu pháp tâm lý
Giáo dục kỹ năng sống
Nhập viện
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thuốc
Sử dụng thuốc rất hiệu quả trong việc giúp kiểm soát triệu chứng của ảo tưởng, ảo giác, mất niềm tin, thiếu cảm xúc.
Nhìn chung mục tiêu điều trị là vừa kiểm soát hiệu quả được triệu chứng, vừa sử dụng liều thấp nhất. Phụ thuộc vào triệu chứng, có thể cho thêm một số loại thuốc giúp chống trần cảm, chống lo âu.
Tác dụng phụ của thuốc
Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ và mối nguy hại cho sức khỏe, tác dụng phụ trên trẻ em không giống như trên người lớn, thậm chí nặng hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc. Báo cáo tác dụng phụ với bác sĩ, bác sĩ có thể tăng giảm liều hoặc thay đổi thuốc.
Một số thuốc có thể tương tác có hại với thuốc đang dùng. Khai báo với bác sĩ các thuốc đang dùng như vitamine, bổ sung khoáng, thảo dược.
Liệu pháp tâm lý
Ngoài việc sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý cũng được dùng để giúp kiểm soát triệu chứng và điều chỉnh các rối loạn.
Cá nhân: liệu pháp nhận thức hành vi, giúp trẻ học cách đương đầu với căng thẳng và thách thức trong cuộc sống hằng ngày, giúp giảm triệu chứng, giúp trẻ kết bạn.
Gia đình: hỗ trợ và giáo dục định hướng cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình hiểu được bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ để giúp trẻ vượt qua bệnh tình. Giúp cải thiện giao tiếp, giải quyết xung đột, xử lý căng thẳng.
Huấn luyện kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng trong trường học và trong xã hội: đây là một phần quan trọng trong điều trị. Trẻ tâm thần phân liệt thường có trở ngại về các mối quan hệ trong xã hội và trường học.
Hướng nghiệp và hỗ trợ nghề: giúp trẻ chuẩn bị, tìm kiếm và duy trì công việc tương lai.
Nhập viện
Khi triệu chứng trở nặng cần cho trẻ nhập viện ngay. Điều này cũng giúp bảo đảm an toàn cho trẻ, giúp trẻ được ăn uống đủ chất, ngủ ngon, và đảm bảo vệ sinh.
Biện pháp khắc phục
Thay đổi lối sống
Trẻ tâm thần phân liệt cần điều trị được chuyên sâu, cha mẹ cần chủ động tham gia chăm sóc trẻ.
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc: giúp trẻ uống thuốc theo toa, ngay cả khi triệu chúng thuyên giảm. Nếu ngưng thuốc hoặc dùng thuốc không thường xuyên, triệu chứng sẽ tái lại và sẽ khó chữa trị hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thích nghi
Thích nghi với bệnh là một thử thách với trẻ. Thuốc có một số tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ và trẻ có thể không kiên trì trong việc điều trị lâu dài. Để thích nghi với tình trạng này, cần hiểu một số vấn đề:
Hiểu về bệnh: giáo dục để trẻ và ba mẹ có niềm tin, động lực thực hiện kế hoạch điều trị.
Tham gia nhóm hỗ trợ: các nhóm này giúp trẻ, ba mẹ đối mặt thử thách, chia sẻ các kinh nghiệm trải qua
Tham khảo chuyên gia: ý kiến của chuyên gia giúp ích rất nhiều
Tập trung mục tiêu phấn đấu: đương đầu với bệnh là một quá trình liên tục, luôn đặt niềm tin mạnh mẽ vào kết quả điều trị
Tham gia hoạt động ngoài trời: môn yêu thích nào đó, hoạt động thể thao.
Dành thời gian nhất định cho việc chăm sóc sức khỏe.
Hoạch định kế hoạch trong tương lai: nhờ sự giúp đỡ từ tổ chức xã hội
Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 24 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 13 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi