Bệnh tâm thần phân liệt mãn tính và Những điều bạn cần biết
Bệnh tâm thần phân liệt mạn tính là gì? Triệu chứng và cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ của Hello Doctor tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
2. Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
3. Chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một trong những bệnh loạn thần nặng và khá phổ biến, bệnh có xu hướng tiến triển ngày càng nặng và trở nên mạn tính.
Nếu thời gian mắc bệnh :
- Ngắn từ lúc khởi phát đến hiện tại là dưới 6 tháng thì gọi là trạng thái bệnh cấp tính.
- Từ 6 tháng đến 2 năm thì gọi là bán cấp tính.
- Trên 2 năm thì gọi là mãn tính.
Khoảng 90% số bệnh nhân TTPL tiến triển mãn tính. Tuy nhiên ở một vài đợt cấp tính, thậm chí sau 2-3 năm với nhiều đợt tái phát.
Bạn có thể tham khảo những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt cấp tính để phát hiện sớm và có biện pháp phòng và điều trị kịp thời trước khi để bệnh thành mạn tính.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các giai đoạn của bệnh tâm thần phân liệt:
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Bệnh viên tâm thần Tp. Hồ Chí Minh bệnh tâm thần phân liệt thường diễn tiến theo 5 giai đoạn cơ bản sau:
a) Giai đoạn khởi phát
Các biểu hiện sau đây tiến triển từ từ, lúc đầu gia đình không nhận diện được. Chỉ sau một thời gian dài người nhà mới thấy được sự thay đổi sau:
- Người bệnh ngày càng giảm sút khả năng học tập và công tác, đầu óc mù mờ khó suy nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần các thích thú trước đây.
- Một số người bệnh biểu hiện trạng thái giống suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới, bồn chồn lo lắng, dễ nổi nóng, dễ bùng nổ.
- Cảm giác bị động tăng dần, thấy như mình đuổi sức trước cuộc sống. Một số người bệnh quan tâm đến như điều siêu nhiên, kỳ lạ . Có người bệnh trở nên say sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viễn vông không phù hợp với thực tế.
b) Giai đoạn toàn phát
Có nhiều thể tâm thần phân liệt, nhưng tất cả các thể đều có một số nét chính chung :
- Tư duy:
- Thường có các hoang tưởng (có người hại,có người theo dõi, bỏ thuốc độc..) đặc trưng là các hoang tưởng kỳ quái (có người điều kiển, chi phối, ra lệnh người bệnh..)
- Lời nói không liên quan, khó hiểu, dùng từ mới và có lúc không nói.
- Tri giác:
- Thường là các ảo giác: nghe tiếng nói (hoặc nhìn thấy) những điều nhưng trong thực tế không có ( ví dụ như người bệnh nghe tiếng người chỉ trích hoặc sai khiến người bệnh)
- Có lúc có các cảm giác lạ trong cơ thể (có cảm giác như dòng điện chạy trong người, có con giun bò trong bụng..)
- Cảm xúc:
- Cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế
- Cảm xúc cùn mòn: không thể hiện cảm xúc trước mọi hoàn cảnh
- Hành vi:
- Hành vi kỳ dị, không lường trước được.
- Giảm hoạt động cần sự nổ lực (không muốn tiếp xúc với mọi người, không muốn làm việc..) và có khi rối loạn cả các hoạt động cơ bản hằng ngày như ăn, vệ sinh (vệ sinh cơ thể kém, không chú ý đến vệ sinh trong ăn uống.).
c) Giai đoạn ổn định
Các triệu chứng hoang tưởng,ảo giác và kích động giảm nhanh trước, các triệu chứng âm tính giảm chậm. Các nét tính cách khép kín, thu mình ngày càng đậm nét.
d) Giai đoạn di chứng
Các triệu chứng âm tính ngày càng đậm nét, hành vi ngày càng kỳ dị và giảm dần các hoạt động có ý chí. Chức năng sống ngày càng hạn chế.
e) Các biểu hiện tái phát
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi hành vi và cách sinh hoạt
- Thu mình, mất hứng thú trong công việc và các hoạt động giải trí.
- Quan tâm đến các vấn đề kỳ lạ
- Thay đổi tính tình: dể cáu gắt, đa nghi, lo lắng..
- Giảm khả năng tập trung và đưa ra quyết định.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính
Bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng tiến triển mạn tính, dễ tái phát, dẫn đến giảm sút hoạt động tâm thần, ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng làm việc, gây ra những tổn thiệt lớn về kinh tế và xã hội.
Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân tâm thần phân liệt sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, góp phần sớm đưa người bệnh trở lại cộng đồng và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu không khám phát hiện sớm, chữa trị tích cực và đúng phương pháp, bệnh nhân có thể có những hành vi nguy hại đến bản thân (tự tử, tự gây thương tích...) hoặc cho những người xung quanh (kích động, gây hấn, đánh nhau).
* Chăm sóc bệnh nhân mạn tính bằng các biện pháp tâm lý học hành vi :
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp và gián tiếp:
Thực hiện bằng cách tiếp xúc người bệnh với thái độ thông cảm, nâng đỡ; tổ chức hệ thống cửa mở trong bệnh viện, bệnh viện ban ngày trong cộng đồng, giải quyết nhu cầu và mâu thuẫn của người bệnh tại gia đình cũng như cộng đồng.
- Liệu pháp hành vi:
Được thực hiện bằng cách uốn nắn, sửa chữa những hành vi tác phong của những bệnh nhân mạn tính do nằm bệnh viện lâu ngày.
- Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội
Nhằm khắc phục những triệu chứng âm tính và phục hồi chức năng cho những bệnh nhân mạn tính như tổ chức lao động thủ công và tập thể, hướng dẫn tham gia sinh hoạt tập thể về các mặt văn hóa, xã hội, giải trí...
- Liệu pháp hóa dược
Là liệu pháp thông dụng, có hiệu quả nhất trong điều trị các trạng thái loạn thần cấp tính và chống lại khuynh hướng mạn tính hóa cũng như tái phát bệnh.
Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi