Thuốc chống tai biến mạch máu não

Thuốc chống tai biến mạch máu não

I- Khái Quát Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não

- Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trên thế giới. Ở Mỹ, theo thống kê hàng năm có khoảng 200,000 ca tử vong vì đột quỵ và tần suất mắc sẽ tăng lên theo tuổi. Trong đột quỵ: nhồi máu não chiếm 85% trường hợp, còn lại xuất huyết não chiếm 15%. Điều trị đột quỵ cấp (bao gồm: điều trị nội khoa, thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch, và phẫu thuật) là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và ảnh hưởng đến việc hạn chế tối đa và cải  thiện các di chứng sau đột quỵ của bệnh nhân. Nhưng phòng ngừa đột quỵ và tái đột quỵ cũng là vấn đề quan trong không kém, trong đó kiểm soát các yếu tố chính của xơ vữa động mạch như: đái tháo đường, tăng huyết áp, thuốc lá và rối loạn lipid máu là các vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

- Phòng ngừa đột quỵ bao gồm: phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và phòng ngừa đột quỵ thứ phát:

+ Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát đề cập đến việc điều trị cho những bệnh nhân không có tiền sử đột quỵ trước đây.

+ Phòng ngừa đột quỵ thứ phát đề cập đến việc điều trị phòng ngừa tái phát cho những bệnh nhân đã bị đột quỵ lần đầu hay có cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

+ Phòng ngừa làm giảm nguy cơ bao gồm: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, statin, ngưng thuốc lá, giảm cân, thay đổi chế độ ăn và tập thể dục.

- Theo nghiên cứu, khoảng 90% các trường hợp đột quỵ trên thế giới có thể liên quan đến 10 yếu tố nguy cơ sau:

+ Tiền sử tăng huyết áp (ít nhất 140/90 mmHg)

+ Sự đều đặn của hoạt động thể chất

+ Tỉ số apolipoprotein B/ apolipoprotein A

+ Chế độ ăn

+ Chỉ số eo – mông

+ Yếu tố tâm lý - xã hội

+ Hút thuốc lá

+ Nguyên nhân từ tim

+ Sử dụng rượu

+ Đái tháo đường

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

 

II- Thuốc Chống Tai Biến Mạch Máu Não

- Thuốc chống  tăng huyết áp: Huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Vì thế bạn cần sử dụng thuốc chống tăng huyết áp kết hợp thay đổi lối sống để đưa huyết áp về mức độ phù hợp. Thuốc chống tăng huyết áp bao gồm nhiều loại do có cơ chế tác động khác nhau:

+ Thuốc lợi tiểu: giúp cho cơ thể bạn đào thải muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, có thể kết hợp lợi tiểu với các thuốc huyết áp khác tùy vào tình trạng bệnh. Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây ra hạ Kali máu hậu quả là yếu mỏi cơ, chuột rút ở chân,….Vì vậy bạn nên ăn bổ sung những thực phẩm chứa nhiều Kali như: chuối, rau chân vịt, khoai tây,... để có thể phòng ngừa những triệu chứng trên khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Bác sĩ cũng có thể kê toa bổ sung Kali khi cần thiết.

+ Thuốc ức chế men chuyển (ACE): có tác dụng làm dãn rộng các mạch máu. Điều này sẽ giúp dòng máu di chuyển dễ dàng hơn.

+ Thuốc chẹn thụ thể beta: ức chế tác dụng của hormone gọi là Adrenaline, vì thế mà tim của bạn sẽ đập chậm lại và giảm huyết áp. Thường bạn sẽ không dùng loại thuốc này cho đến khi đã sử dụng lợi tiểu và các loại thuốc chống tăng huyết áp khác.

+ Thuốc chẹn kênh canxi: giúp làm dãn rộng mạch máu của bạn bằng cơ chế ngăn cản canxi đi vào tế bào cơ tim và mạch máu. Do đó, loại này có thể làm giảm nhịp tim dẫn đến giảm huyết áp.

+ Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: giúp tim của bạn bóp để tống máu ra dễ dàng hơn bằng cách ức chế một chất hóa học có tác dụng làm co mạch máu.

  • Chú ý: thuốc chống tăng huyết áp đều sử dụng trong phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát. Tùy vào bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ chọn thuốc phù hợp và theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch và đột quỵ Hoa Kỳ năm 2018 thường lựa chọn kết hợp lợi tiểu và ức chế men chuyển trong điều trị.

- Thuốc chống huyết khối: nếu bạn từng bị đột quỵ thiếu máu thì chắc chắn rằng bạn phải sử dụng thuốc để ngăn chặn huyết khối sau này. Điều ngạc nhiên là bạn có thể phải sử dụng thuốc này thậm chí nếu bạn có đột quỵ xuất huyết trước đây. Bởi vì sau bất kì đột quỵ loại nào (thiếu máu hay xuất huyết) bạn sẽ có nguy cơ huyết khối cao hơn ở chân (gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu) do di chứng sau đột quỵ bạn sẽ gặp vấn đề khi đi lại hay cử động. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích của bạn cho việc sử dụng thuốc.

+ Thuốc kháng đông: giúp giữ cho máu không bị đông lại. Thuốc có tác dụng làm cho huyết khối khó hình thành và ngăn cản sư phát triển của huyết khối. Warfarin và heparin là thuốc thông dụng. Thuốc kháng đông là thuốc nguy hiểm, thường bạn sử dụng chúng khi bạn có nguy cơ cao đột quỵ hay có rung nhĩ (là một tình trạng rối loạn nhịp tim)

+ Thuốc chống kết tập tiểu cầu: ngăn ngừa hình thành huyết khối bằng cách giữ cho các tiểu cầu không dính lại với nhau. Aspirin là một thuốc được biết nhiều nhất. Bạn có thể phải sử dụng aspirin hay loại thuốc khác trong nhóm chống kết tập tiểu cầu nếu bạn đã từng có đột quỵ thiếu máu hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Trong phòng ngừa đột quỵ nguyên phát thuốc chống kết tập tiểu cầu không được khuyến cáo trừ trường hợp bạn trẻ tuổi có rung nhĩ và không có yếu tố nguy cơ nào của đột quỵ.

  • Chú ý: cả hai nhóm thuốc chống huyết khối trên đều làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy chúng có thể gây vấn đề với người bị loét ống tiêu hóa. Người chắc chắn có sử dụng thuốc chống huyết khối (như warfarin chẳng hạn) cần phải cân nhắc khi ăn các thực phẩm như: cải súp lơ, bông cải xanh, và lá màu xanh bởi vì chúng có chứa vitamin K làm giảm hiểu quả của thuốc.

- Thuốc sử dụng cho rung nhĩ: nếu bạn có tình trạng rối loạn nhịp thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 5 lần so với người khác. Rung nhĩ có thể tạo một bồn chứa máu trong tim của bạn, dẫn đến huyết khối sẽ hình thành ở đó. Thường bạn cần sử dụng thuốc chống huyết khối như: aspirin, warfarin,…Hơn nữa, bạn có thể sử dụng thêm các thuốc để kiểm soát nhịp tim (chẹn kênh natri: quinidine, flecainide,…; chẹn kênh kali: sotalol, amiodarone,…) và  tốc độ đập của tim (chẹn kênh canxi, chẹn thụ thể beta, digoxin,…)

- Thuốc điều trị cholesterol máu cao: Statin (atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin,…) thuốc làm giảm cholesterol máu được chứng minh làm giảm nguy cơ đột quỵ nguyên phát hay thứ phát. Bạn có thể sử dụng statin thậm chí khi LDL or cholesterol xấu thấp dưới 100mg/dl và không có dấu hiệu của hẹp mạch máu.

- Thuốc điều trị đái tháo đường: đái tháo đường đã được xác định là yếu tố nguy cơ của đột quỵ vì vậy việc kiểm soát tốt đường huyết trong bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết. Bác sĩ có thể sẽ kê toa cho bạn nhóm thuốc làm cho cơ thể tiết thêm insulin hay nhóm thuốc làm chậm lại tốc độ phân hủy carbohydrate trong máu của bạn.

- Liệu pháp hormone thay thế và sử dụng chất điều biến đặc hiệu thụ thể estrogen (SERMs) như: rafloxifene, tamoxifen, tibolone không nên sử dụng cho phòng ngừa đột quỵ nguyên phát ở phụ nữ sau mãn kinh.

- Uống thuốc tránh thai có thể gây hại cho phụ nữ có yếu tố nguy cơ cho đột quỵ như hút thuốc hay đã từng bị thuyên tắc trước đó.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tai biến mạch máu não - Đột quỵ

Dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. 1. Để...
Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Chế độ ăn uống hiện tại của bạn như thế nào? Có hợp lý và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Một...
Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. Chế độ ăn...
Sơ cứu tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch...
Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt mặt, liệt tay chân, suy giảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hữu Long

    Bài viết rất hữu ích cho mọi người . Cám ơn bác sĩ đã tư vấn tận tình.

    06/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung