Những loại thuốc thường được sử dụng sau đột quỵ

Những loại thuốc thường được sử dụng sau đột quỵ

Đa số bệnh nhân bị sau khi bị đột quỵ sẽ phải sử dụng ít nhất một loại thuốc. Điều này có thể làm cho một số bệnh nhân cảm thấy bất ngờ nhưng đó lại là kết quả của một cuộc nghiên cứu ở nước Mỹ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

“Nếu tình trạng đột quỵ là biến chứng do bệnh lý đái tháo đường hay cao huyết áp chưa được phát hiện trước đó, cũng như chưa được điều trị, họ sẽ có thể xuất viện cùng với nhiều loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn”, bác sĩ Lynn Vidakovic tại Shirley Ryan AbilityLab, Chicago cho biết thêm.

Tuân theo những lời khuyên từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ hay đau tim một lần nữa. Điều này sẽ cần một chút thời gian để làm quen, nhất là khi bạn chưa từng dùng các loại thuốc theo đơn này trước đó. Đừng bao giờ tự ý bỏ uống các thuốc đã được kê đơn mà không trao đổi trước với bác sĩ. 

Hiểu rõ về tác dụng chính , các tác dụng phụ tiềm ẩn và nguy cơ khi không uống thuốc đúng theo hướng dẫn là một điều cần thiết, bất kể là thuốc có được kê đơn hay không cần kê đơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong các biện pháp điều trị đột quỵ cho thiếu máu cục bộ.

1. “Thuốc loãng máu”, còn được gọi là thuốc chống kết tập tiểu cầu hay thuốc chống đông máu

Gần 87% tình trạng đột quỵ có liên quan đến tình trạng tắc nghẽn động mạch. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ cần dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu hay thuốc chống đông máu.

Khi chúng ta bị chảy máu, tiểu cầu trong máu sẽ tiết ra một chất hóa học đặc trưng để phát tín hiệu đến các tiểu cầu khác và hình thành huyết khối có chức năng đóng vết thương lại. Thuốc chống kết tập tiểu cầu sẽ có tác dụng giới hạn tín hiệu “huy động” tiểu cầu nhằm tránh tình trạng hình thành huyết khối. Đó là lý do vì sao một số loại thuốc như aspirin, clopidorgel, dipydamole và ticlopidine có thể giúp máu di chuyển dễ dàng hơn trong lòng mạch.

Tùy vào từng bệnh nhân và căn nguyên gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ, aspirin hay các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu khác sẽ được cân nhắc để sử dụng và phối hợp với mục đích phòng ngừa tình trạng hình thành huyết khối trong lòng mạch gây nên đột quỵ. Người chăm sóc sức khỏe cho bạn sẽ ước lượng ra liều dùng phù hợp và việc phối hợp thuốc dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố nguy cơ bạn đang có.

Nếu đột quỵ gây ra do biến cố nghẽn mạch tim có liên quan đến tình trạng rung nhĩ - yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ thì việc dùng thuốc chống đông máu sẽ được cân nhắc. Thuốc chống đông máu không làm tan huyết khối, chúng có tác dụng phòng ngừa hình thành cục huyết khối lớn hơn và gây ra các vấn để sức khỏe khác, chẳng hạn như tái diễn lại cơn đột quỵ trong tương lai.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Statins

Có rất nhiều trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ có liên quan đến tình trạng hẹp lòng mạch máu do xơ vữa, làm máu không thể đến não. Tình trạng này được gọi là chứng xơ vữa động mạch và sẽ có nguy cơ cao hơn với người có nồng độ cholesterol máu cao.

Statins có tác dụng giữ hàm lượng cholesterol trong gan. Có rất nhiều loại thuốc làm giảm nồng độ cholesterol, nhưng statins lại được khuyên dùng cho đa số bệnh nhân vì statins có tác dụng đặc hiệu để giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ.

Một lợi điểm khác của statins là chúng có tác dụng dài, và ít tác dụng phụ. Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc để bạn có thể dùng các loại thuốc khác, đặc biệt là khi statins gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, hay không thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho bạn

3. Thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm được ghi nhận trong khoảng 33% bệnh nhân đã từng trải qua đột quỵ, nhưng chúng ta không đưa ra được ước lượng có tính xác thực rằng trầm cảm có ảnh hưởng đến bệnh nhân có đột quỵ hay không. Điều chúng ta biết là khi bệnh nhân trải qua trầm cảm, sẽ có những cản trở nhất định trong việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cho người bệnh.

4. Thuốc điều hòa huyết áp

Bệnh cao huyết áp là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Có rất nhiều loại thuốc cao huyết áp và chúng cũng có tác động dược lý khác nhau trong việc điều hòa huyết áp. 

‘Bởi vì chúng ta không thể nào cảm nhận được huyết áp của bản thân ra sao, vì vậy việc kiểm tra huyết áp tại nhà là rất quan trọng” Vidakovic nói. “Và phải uống thuốc huyết áp đều đặn. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để lập ra thời gian uống thuốc cố định mỗi ngày. Tùy trường hợp mà bệnh cao huyết áp chỉ dùng một loại thuốc, hoặc nhiều hơn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị với thuốc sau đột quỵ

Tuân theo kế hoạch điều trị

Dù là bất cứ loại thuốc nào đi nữa thì việc sử dụng thuốc đều đặn theo toa cũng rất quan trọng. Các thuốc này đã được kê đúng liều và ghi rõ thời gian uống để thuốc có tác dụng tốt nhất. Bất kì thắc mắc gì từ việc uống thuốc, bạn nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ. Đừng nghĩ rằng “uống nhiều hơn” sẽ làm tăng tác dụng phụ hay “uống ít hơn” sẽ cho hiệu quả tương đương mà ít nguy cơ bị tác dụng phụ hơn. Không bao giờ tự ngưng một loại thuốc uống kéo dài theo toa mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Tỷ lệ gặp tác dụng phụ có thể giảm khi bệnh nhân uống thuốc đúng liều trong ngày, chẳng hạn như  thuốc huyết áp được uống vào lúc ngủ. Việc hấp thu còn tùy thuộc vào các loại thuốc khác nhau (ví dụ như uống lúc dạ dày rỗng hay ăn no). Như đã đề cập, uống thuốc theo hướng dẫn rất quan trọng, và việc thay đổi về cách dùng thuốc cũng phải thông qua bác sĩ.

Ngay cả khi hiểu về công dụng và lợi ích của các thuốc hậu đột quỵ, bệnh nhân cũng sẽ phải trải qua những khó khăn nhất định khi uống thuốc theo hướng dẫn. Hãy cùng nhau tìm hiệu những “rào cản” mà bệnh nhân cần biết, cùng với những lời khuyên hữu ích.

Để điều trị các di chứng do tai biến mạch máu gây ra, hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ giỏi. Khi điều trị tại Hello Doctor, bạn sẽ được thăm khám bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và đến từ nhiều chuyên khoa, giúp bạn điều trị toàn diện bệnh của mình.

Hello Doctor - Mang sức khỏe đến cuộc sống



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tai biến mạch máu não - Đột quỵ

Dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. 1. Để...
Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Chế độ ăn uống hiện tại của bạn như thế nào? Có hợp lý và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Một...
Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. Chế độ ăn...
Sơ cứu tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch...
Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt mặt, liệt tay chân, suy giảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung