Vì sao quan hệ đồng tính nam có khả năng lây nhiễm HIV cao?
Chào Bác sĩ, tôi có một em trai hiện 22 tuổi, nhưng em là đồng tính nam. Gần nhà tôi có một người, gần đây phát hiện mắc HIV, cậu đó cũng là đồng tính nam, tôi khá thắc mắc vì người nhà chắc chắn là cậu kia không chơi gái mại dâm cũng không hút chích ma túy, vậy tại sao mắc bệnh? Quan hệ đồng tính nam có thể gây nhiễm HIV không? Quan trọng hơn là, tôi thấy em trai tôi có thời gian từng đi chơi với cậu đó, liệu em trai tôi có thể bị HIV không? Có dấu hiệu nào nhận biết không? Xin Bác sĩ tư vấn cho tôi. Xin cám ơn.
Trả lời:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Chào chị, đầu tiên rất cám ơn câu hỏi của chị, tôi thấy chị rất lo lắng và quan tâm em mình, nhưng không cần quá hoang mang chị nhé. Vấn đề chị đang thắc mắc cũng là vấn đề khá nóng hiện nay. Việc tiếp cận thông tin đối với người đồng tính nam cũng như việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng này còn khá hạn chế, phần nhiều do định kiến xã hội. Hi vọng các câu giải đáp bên dưới của tôi sẽ phần nào khiến chị yên tâm và có đủ thông tin để tiện bề tâm sự và chăm sóc cho em trai mình.
1. Không chơi gái mại dâm là không mắc HIV phải không?
Câu trả lời là không phải. Như chúng ta đã biết HIV là virus được lây truyền qua đường máu, dịch tiết cơ thể và đường từ mẹ sang con. Chị có thể hiểu cụ thể hơn sau khi tham khảo về Bệnh HIV.
Về quan hệ tình dục, với các quan niệm về giới tính hiện nay, quan hệ tình dục không an toàn không đơn thuần chỉ là quan hệ tình dục giữa nam và nữ, mà còn bao quát cả hoạt động tình dục không an toàn giữa nam và nam, nam và nữ.
Do đó, chỉ cần bạn tình của em trai chị là người đang bị nhiễm HIV, thì khả năng em trai chị bị phơi nhiễm với HIV là khá cao.
Để chị không hoang mang lo lắng, tôi xin phép làm rõ thêm 2 vấn đề nữa:
Vấn đề đầu là về phơi nhiễm, phơi nhiễm là tình trạng tiếp xúc giữa người lành và người mang bệnh. Trong đó, tiếp xúc này làm tăng nguy cơ mắc bệnh của người lành. Phơi nhiễm không có nghĩa là bị nhiễm bệnh, mà chỉ là cụm từ chỉ trường hợp người lảnh đã tiếp xúc với bệnh và có nguy cơ nhiễm bệnh.
Vấn đề thứ hai như chị đã nói ở trên, chị chỉ thấy em trai chị đi chơi với người bạn bị nhiễm HIV đó, còn việc có quan hệ tình dục hay chưa, chúng ta không thể khẳng định được. Việc duy nhất chị có thể làm để loại trừ chính xác khả năng nhiễm HIV của em trai chị là nên được cậu ấy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Truyền nhiễm HIV để làm xét nghiệm chẩn đoán.
>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì? 7 bước xử lí sau phơi nhiễm HIV
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Tại sao Nam giới đồng tính lại dễ mắc HIV?
Nam giới đồng tính và kể cả Người lưỡng tính - người vừa thích cả trai lẫn gái (Bisexual), theo một nghiên cứu lớn thực hiện đa trung trung tâm được đăng trên Tạp chí International Journal of Epidemiology, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn làm tăng nguy cơ mắc HIV cao hơn qua hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn gấp 18 lần.
Theo các nhà nghiên cứu lý giải, nguyên nhân là do tế bào vùng hậu môn nhạy cảm với virus HIV hơn. Đồng thời, trong tinh dịch cũng chứa tải lượng HIV cao hơn là tải lượng HIV trong dịch âm đạo. Ngoài ra, khi quan hệ tình dục đồng tính, người ta thường có xu hướng không thích hoặc ít đeo bao cao su. Bên cạnh đó, Nghiên cứu được thực hiện gần đây ở Aukland, cho thấy tần suất nhiễm HIV trong cộng đồng này là khá cao. Trung bình, cứ 15 người đồng tính và lưỡng tính thì có 1 người bị nhiễm HIV. Tất cả các điều này làm tăng nguy cơ nhiễm HIV lên rất nhiều lần.
3. Dấu hiệu nhận biết HIV ở nam giới đồng tính?
Như ở người giới tính nam nữ bình thường, dấu hiệu nhận biết HIV là khá khó và gần như không có dấu hiệu đặc hiệu. Các dấu hiệu ban đầu cũng giống với những người khác, chị có thể xem cụ thể tại Dấu hiệu bệnh HIV.
Người bị HIV ở nam giới đồng tính có thể do khá nhiều nguồn: do lây qua đường dùng máu, kim tiêm chung hoặc cũng có thể do quan hệ tình dục không an toàn.
Chị chỉ có thể khuyên em chị nên tránh quan hệ với quá nhiều bạn tình hoặc không nên quan hệ tình dục không an toàn với người mà mình biết rằng họ có khá nhiều bạn tình, hoặc có tiền sử hút chích chất gây nghiện.
4. Làm sao khuyên em bạn đi xét nghiệm HIV?
Việc đi xét nghiệm HIV là một việc khá nhạy cảm và ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Như chị có trình bày ban đầu về nỗi lo lắng của chị, tôi tin em chị nếu từng có quan hệ không an toàn với cậu bạn trai gần nhà thì cũng sẽ lo lắng không kém. Chị có thể uyển chuyển tâm sự với em chị về vấn đề này và thử tiếp cận vấn đề nhẹ nhàng như sau:
Hỏi thăm mối quan hệ
Đầu tiên, chị nên hỏi thăm thử trước mối quan hệ giữa em chị và cậu bạn kia như thế nào. Nếu được chị nên hỏi thêm hai người đã đến bước nào. Việc này giúp chị có thể phần nào xác định được nguy cơ và an tâm hơn.
Không nên nhắc qúa nhiều hay khẳng định về khả năng bị nhiễm HIV.
Trong khi trò chuyện, chị không nên nhắc quá nhiều về HIV, hay chụp mũ nguy cơ nhiễm HIV từ đầu nếu em trai mình chơi chung, hoặc dùng thể diện hay sức khỏe gia đình để đe dọa em trai đi xét nghiệm. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác phản cảm, dễ khiến cậu ấy bất bình hoặc không hợp tác khi đi xét nghiệm.
Thay vào đó, chị nên quan tâm đến cảm xúc của em mình hơn. Thấu cảm và cổ vũ em đi xét nghiệm, gia đình vẫn sẽ quan tâm, hỗ trợ em trong bất kỳ tình huống nào.
Đến khám ở các phòng khám có kinh nghiệm và bảo mật.
Nếu đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế làm em ngại. Chị có thể đặt hẹn lịch khám bác sĩ và chọn các phòng khám riêng tư. Tuy nhiên, chị nên chọn các phòng khám có chuyên khoa Truyền nhiễm HIV để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Xét nghiệm HIV tốn khoảng bao nhiêu tiền
Hiện nay có nhiều phương pháp thử HIV như:
1. Qua que thử nước bọt: Người thử có thể tự đưa vào miệng để thử.
2. Test nhanh máu đầu ngón tay: Chích máu đầu ngón tay và xem vạch hiển thị để biết kết quả xét nghiệm.
3. Máu tĩnh mạch tìm kháng thể HIV
4. Thử HIV tìm kháng thể qua máu
Gần đây, Mỹ mặc dù đã công bố chấp nhận phương pháp thử HIV tại nhà bằng phương pháp số 1 và 2. Tuy nhiên, phương pháp số 3 vẫn được ưu tiên hàng đầu để làm bằng chứng kết luận người bệnh có bị HIV không.
Ở Việt nam, phương pháp số 3, tìm kháng thể HIV vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm HIV và theo quy chuẩn cũng như kiểm định của Viện Pastuer. Hiện tại có rất nhiều địa chỉ xét nghiệm HIV đạt quy chuẩn của viện Pastuer
Về giá thành, phương pháp số 1,2 tương đối rẻ, dao động từ 50-200 ngàn đối với một lần thử. Còn phương pháp số 3 dao động từ 150-200 ngàn đối với một lần xét nghiệm.
6. Các cách để phòng tránh HIV ở người đồng tính nam
Hạn chế quan hệ tình dục với quá nhiều bạn tình
Việc quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ làm tăng nguy cơ mắc HIV mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Lậu, Giang mai, sùi mào gà...
Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn với người có quá nhiều bạn tình
Người có quá nhiều bạn tình hay đời sống tình dục quá phong phú cũng sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Việc quan hệ với họ dù chỉ mình họ cũng đủ làm người còn lại bị nhiễm hoặc tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Sử dụng bao cao su và gel bôi trơn khi quan hệ
Việc sử dụng bao cao su không chỉ giúp bảo vệ ở quan hệ tình dục nam nữ mà còn giúp bảo vệ phòng chống mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở quan hệ đồng tính. Việc sử dụng thêm gel bôi trơn làm giảm độ ma sát giữa thành hậu môn và bao cao su làm giảm nguy cơ rách bao cao su và chảy máu thành niêm mạc hậu môn.
Bao cao su không chỉ bào vệ bạn khỏi HIV mà còn khỏi các bệnh lý nhiễm qua đường tình dục.
Không sử dụng chung bàn chải đánh răng, kéo cắt móng tay, móng chân với người bị nhiễm HIV.
Các vật thể này có thể dính máu của người nhiễm HIV, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm HIV đối với người dùng chung.
TÓM LẠI:
HIV có thể lây nhiễm qua đường tình dục ở đồng tính nam. Nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn ở đồng tính nam cao gấp 18 lần so với quan hệ tình dục không an toàn ở nam- nữ.
Việc dùng bao cao su không chỉ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm HIV được tin cậy nhất hiện nay là tìm kháng thể HIV trong máu. Giá thành xét nghiệm dao động từ 150-200 ngàn đồng.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:
Chị nên khuyên em trai chị đi xét nghiệm sớm để cậu ấy và gia đình an tâm hơn. Đồng thời, khuyến khích em ấy sử dụng các phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Trong lúc chờ cậu ấy đi xét nghiệm và kết quả xét nghiệm, người nhà nên quan tâm động viên, không nên xa lánh, không nên hạn chế tiếp xúc. HIV không lây nhiễm qua nước bọt nên chị không cần kiêng cử gì khi ăn cơm hay sử dụng chung đồ dùng thông thường như toa lét, hay khăn hay nắm cửa. Chị chỉ cần không nên sử dụng chung đồ cắt móng tay, móng chân, bàn chải đánh răng là được. Liên hệ bác sĩ tư vấn nếu cần 1900 1246
Bình luận, đặt câu hỏi