Luôn nghĩ mình bị HIV có phải đang mắc bệnh hoang tưởng?
Chào bác sĩ, em trai tôi là nam 21 tuổi, hiện đang làm công nhân. Gần đây tôi thấy em có vẻ uể oải, mệt mỏi, xa lánh với mọi người, không để bất kỳ ai chạm vào người, hỏi mãi thì nó mới bảo rằng 3 tháng trước có quan hệ tình dục với gái mại dâm nhưng bị rách bao cao su. Nó không rõ cô gái kia có bị HIV không nên đã đi làm xét nghiệm ở 2 bệnh viện thì kết quả âm tính nhưng không tin tưởng, cứ ám ảnh sợ rằng mình bị nhiễm bệnh, sẽ lây cho người nhà và tiếp tục có ý định đi xét nghiệm ở cơ sở khác.
Như vậy, nếu cô gái kia bị nhiễm HIV thì em tôi có nguy cơ lây nhiễm không, nhờ bác sĩ và mọi người tư vấn giúp tôi? Liệu em trai tôi có bị bệnh tâm thần hoang tưởng hay gì khác không?
Trả lời:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Theo như thông tin bạn cung cấp, nếu cơ sở xét nghiệm cho em bạn là các cơ sở tin cậy, có chứng nhận của Bộ Y Tế thì chúng tôi cho rằng em bạn không có tình trạng nhiễm HIV. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng hiện tại em bạn đang gặp rối loạn tâm thần, cụ thể là rối loạn hoang tưởng nghi bệnh. Để chắc chắn chẩn đoán, bạn nên đưa em trai đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn chi tiết. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số thông tin giúp bạn và gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng này.
1. Hoang tưởng nghi bệnh là gì?
Hoang tưởng nghi bệnh: không có cơ sở thực tế nhưng bệnh nhân luôn nghi ngờ mình bị bệnh nguy hiểm. Bệnh nhân đi khám hết phòng khám này sang phòng khám khác để yêu cầu tìm cho ra bệnh.
Hoang tưởng nghi bệnh có thể xảy ra một lần, nhiều lần hoặc liên tục. Những dấu hiệu thường xuất hiện ở tuổi từ 25-35 nhưng ngoài ra vẫn có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác. Các triệu chứng khởi phát liên quan chặt chẽ với các stress tâm lý trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt hằng ngày. Rối loạn thường hay gặp ở nữ giới có liên quan yếu tố gia đình, ngược lại ở nam giới rối loạn thường liên quan đến nghiện rượu hoặc nghiện chất. Việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị còn gặp nhiều khó khăn và thường nhầm lẫn với rối loạn phân ly (Hysteria) và một số rối loạn tâm thần khác.
Để hiểu một cách cụ thể hơn về căn bệnh này, bạn có thể tra cứu thông tin trong bài Bệnh hoang tưởng lo lắng do bác sĩ Tuân chuyên khoa Tâm Thần đã trình bày.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Tại sao có tình trạng rối loạn tâm thần liên quan đến HIV ở những người không bị nhiễm HIV?
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, số người bị rối loạn tâm thần vì HIV ngày càng nhiều. Đa số người bị nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện ra bên ngoài, một số có biểu hiện tương tự như các bệnh cảm cúm, sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ rồi trở lại bình thường. Do đó, cách duy nhất là biết có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm máu, tuy nhiên thời gian để có kết quả chính xác là 3 tháng, những người nghi mình bị nhiễm phải chờ trong thời gian dài nên tâm lý hoang mang, lo sợ trước sự kỳ thị của mọi người dẫn đến rối loạn tâm thần. Họ biểu hiện sợ hãi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần không muốn giao tiếp với ai, thu mình lại trong thế giới của bản thân. Họ trở nên tuyệt vọng, thậm chí có nguy cơ tự sát.
3. Cách nhận biết hoang tưởng nghi bệnh?
Dưới đây tôi sẽ liệt kê các triệu chứng thường gặp của hoang tưởng nghi bệnh:
- Lo lắng quá mức về việc có hoặc mắc một căn bệnh nghiêm trọng (tình trạng bạn mô tả là có liên quan với HIV)
- Tiền sử có nguy cơ cao mắc bệnh (quan hệ tình dục không an toàn)
- Hành vi liên quan đến sức khỏe quá mức (liên tục kiểm tra cơ thể để phát hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ)
- Dai dẳng từ chối lời khuyên và lời trấn an của thầy thuốc là không có bệnh cơ thể
- Trầm cảm hoặc lo âu thường hay xảy ra. (để nhận biết một người có bị trầm cảm hay không, bạn có thể xem thông tin Tại đây)
Chị có thể xem em chị có các triệu chứng như trên hay không? Càng nhiều triệu chứng như trên thì khả năng mắc bệnh Hoang tưởng nghi bệnh của em chị càng cao
Tuy không mang bệnh thực thể như tưởng tượng nhưng căn bệnh về tinh thần sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến người bệnh. Trên thực tế, đã có khá nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu vì cứ tin rằng bệnh tình của mình trầm trọng lắm mà không có cách chữa trị hoặc sức khỏe mình yếu lắm rồi không còn làm nổi gì. Họ cảm thấy bi quan về cuộc sống, làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tại sao em chị lại mắc hoang tưởng nghi bệnh?
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn nghi bệnh thường không rõ ràng, nhưng một số yếu tố sau có thể tham gia như:
- Niềm tin: Bệnh nhân có một khoảng thời gian dài chịu đựng sang chấn kéo dài. Hiểu đơn giản là trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm HIV, em trai bạn có những nhận thức sai lầm về cảm giác của cơ thể. Ví dụ như dấu hiệu mệt mỏi, sốt nhẹ cũng coi đó là tình trạng nghiêm trọng, muốn tìm kiếm bằng chứng nhiều hơn để xác nhận bệnh, trong khi đó có thể chỉ là biểu hiện nhiễm cúm thông thường hoặc mệt mỏi do lo lắng quá mức.
- Gia đình: người thân quá quan tâm và lo lắng về sức khỏe của chính họ hoặc sức khỏe của người bệnh, khiến cho bệnh nhân lo sợ mình lây nhiễm cho người thân.
- Kinh nghiệm trong quá khứ: người bệnh đã từng mắc bệnh nặng trong thời thơ ấu, vì vậy cảm giác về thể chất thay đổi khiến họ sợ hãi và nhận định quá mức.
Các yếu tố rủi ro:
- Sang chấn tâm lý mạnh cấp tính hoặc nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng
- Nhân cách yếu, dễ bị tổn thương
- Nhận định kiến thức sai lầm qua internet
Lời khuyên dành cho bạn
Nếu chị thấy em mình luôn khẳng định rằng mình mang bệnh HIV, sa đà vào các cuộc khám chữa bệnh cho dù mọi kết quả thăm khám đều xác định không có bệnh thực thể nên nghĩ đến dạng rối loạn tâm thần và nhanh chóng đưa đến bác sĩ chuyên khoa, nếu để bệnh càng kéo dài thì tinh thần và sức khỏe bệnh nhân càng bị ảnh hưởng, sa sút.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Có cách nào điều trị bệnh hoang tưởng bị HIV không?
Việc điều trị đối với Hoang tưởng nghi bệnh sẽ tập trung nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Tiếp tục tham gia hoạt động trong cuộc sống và công việc bình thường nhất có thể.
- Tránh suy sụp tinh thần.
- Ngừng lạm dụng các dịch vụ y tế.
Bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc trong thời gian đầu điều trị. Việc dùng thuốc sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, lo âu, đau do lo âu… Các thuốc điều trị thường là nhóm Chống Trầm cảm 3 vòng, Giảm lo âu
Khi các triệu chứng ổn định bác sĩ sẽ có thể đề nghị em chị tham gia các buổi trị liệu bằng liệu pháp Tâm lý Hành vi.
Trong đó, Bác sĩ tâm thần sẽ thảo luận với bệnh nhân về các hành vi tình dục cũng như các hành vi nguy cơ khác, cung cấp kiến thức về sự lan truyền HIV, các xét nghiệm và điều trị dự phòng. Liệu pháp nhận thức hành vi giúp cho bệnh nhân có những hành vi tích cực để vượt qua được sang chấn tâm lý và thích nghi tốt trong cuộc sống.
6. Bệnh của em chị có nguy hiểm không? Bệnh có thể khỏi hay không?
Bản thân bệnh lý hoang tưởng nghi bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những người bị rối loạn (đặc biệt khi kèm với trầm cảm) có thể tiến tới ý nghĩ tự tử. Do đó, những suy nghĩ và cảm xúc như vậy không nên bỏ qua. Nếu không nhận được sự giúp đỡ của người thân và chuyên viên y tế, có thể dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn.
Một số bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc, tâm lý trị liệu hoặc cả hai. Nếu người mắc bệnh lo lắng hoặc trầm cảm đáp ứng với điều trị bằng thuốc, tiên lượng có thể khá tốt. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng và người bệnh có các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, người đó có thể dễ bị suy nhược mãn tính và gặp các vấn đề về chức năng.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
7. Vai trò của người nhà trong việc giúp đỡ người bệnh
Sự kiên trì của người thân sẽ phần nào giúp người bệnh phục hồi khiếm khuyết. Có thể nói, quá trình chăm sóc tại gia đình rất quan trọng với người bệnh tâm thần, đòi hỏi sự quan tâm, theo dõi chặt chẽ của người nhà, kịp thời nắm bắt diễn tiến điều trị của người bệnh.
Cách tiếp xúc với bệnh nhân:
- Không tranh cãi với họ về nội dung hoang tưởng, họ sẽ nghĩ là chúng ta không hiểu mình, gây ra sự xa lánh và lảng tránh sự sẻ chia về bệnh tật của họ.
- Không đồng tình với suy nghĩ của người bệnh.
- Đưa bệnh nhân về cuộc sống hiện tại: hướng bệnh nhân nói chuyện về các vấn đề đang xảy ra trước mắt bệnh nhân, khuyến khích họ giao tiếp trong cuộc sống và trong công việc.
Lưu ý với chị: Mặc dù đã làm xét nghiệm 2 lần và có kết quả âm tính trong 3 tháng đầu sau khi quan hệ không an toàn. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn có thể đưa em đi đến địa chỉ xét nghiệm HIV để làm xét nghiệm lại trong khoảng thời gian 6 tháng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Thời gian xét nghiệm phơi nhiễm HIV. Nếu bạn cần tư vấn thêm qua điện thoại hãy liên hệ đến số của phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm chuyên điều trị HIV qua số 1900 1246
Bình luận, đặt câu hỏi