Cách điều trị đau thần kinh tọa

Cách điều trị đau thần kinh tọa

    Đau thần kinh tọa là cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới rồi lan dần xuống chân và đôi khi lan đến tận các ngón chân. Điều này xảy ra khi có thứ gì đó trong cơ thể - ví dụ thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương – gây chèn ép dây thần kinh tọa của bạn. Một số người sẽ cảm thấy đau nhói dữ dội, hoặc cảm thấy ngứa ran, yếu mỏi và tê rần ở chân.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

    Bệnh này gây ra nhiều cơn đau và sự khó chịu cho người bệnh, nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng bệnh này. Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa không cần phải phẫu thuật, và khoảng một nửa trở nên tốt hơn trong vòng 6 tuần chỉ bằng việc nghỉ ngơi và dùng thuốc.

    Vậy thì, bạn cần làm gì sau khi bác sĩ chẩn đoán bạn đau thần kinh tọa?

Các lựa chọn ngoài phẫu thuật

    Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa đều trở nên tốt hơn sau vài tuần áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Nếu cơn đau của bạn khá nhẹ và nó không giới hạn bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thử kết hợp các giải pháp cơ bản sau đây:

    Vật lý trị liệu.Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn một số bài tập thể dục và giãn cơ mỗi ngày, đồng thời giúp cải thiện tư thế của bạn để giảm áp lực đè lên các dây thần kinh tọa.

Cách điệu trị đau thần kinh toạn

    Căng giãn cơ. Việc kéo giãn cơ lưng có thể giúp giảm đau thần kinh tọa.

    Tập thể dục.Vận động có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, vì vậy việc đi bộ ngắn có thể là một lựa chọn thích hợp. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ xem xét việc đó có phù hợp cho bạn không, để đề phòng làm nặng hơn tình trạng bệnh.

    Nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể để cho đôi chân nghỉ ngơi khoảng ba ngày, và đặc biệt là nên nằm trên một tấm nệm cứng hoặc sàn nhà. Sau đó, hãy tiếp tục trở lại với các hoạt động bình thường của bạn.

    Túi chườm nóng và lạnh.Sử dụng mỗi thứ một vài phút ở phần lưng dưới của bạn, vài lần mỗi ngày. Túi chườm lạnh dùng trong một vài ngày đầu, sau đó hãy chuyển sang sử dụng túi chườm nóng.

    Phương pháp điều trị thay thế.Nhiều người tin rằng liệu pháp thay thế như yoga, massage, phản hồi sinh học và châm cứu giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những liệu pháp này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học công nhận.

    Phản hồi sinh học là kỹ thuật giúp kiểm soát các quá trình diễn ra trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp và căng cơ. Nó hoạt động bằng cách sử dụng một máy cung cấp thông tin về các quá trình được nhắm đến. Khi các thông tin đó được hiển thị, người đó có thể tìm cách để kiểm soát có ý thức các quá trình này. Phản hồi sinh học được sử dụng phổ biến nhất để điều trị stress và các tình trạng liên quan đến stress.

    Châm cứu là phương pháp điều trị sử dụng kim để châm vào các vị trí cụ thể trên da gọi là huyệt. Các huyệt nằm dọc theo các đường kinh. Các đường kinh được cho là các đường mangkhí, là năng lượng hoặc sức mạnh quan trọng của cơ thể. Theo lý thuyết đằng sau việc sử dụng châm cứu, cơn đau được cho là do sự mất cân bằng hoặc tắc nghẽn dòng chảy củakhí. Việc châm cứu là để loại bỏ những tắc nghẽn để khôi phục lại sự cân bằng vốn có.

    Thuốc.Lựa chọn đầu tiên của bạn nên là thuốc giảm đau không kê toa. Acetaminophen và NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen, và naproxen giảm đau rất hiệu quả, nhưng bạn không nên sử dụng chúng trong thời gian dài mà không trao đổi với bác sĩ. Không cho trẻ em dưới 18 tuổi uống aspirin vì tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.

    Nếu sử dụng thuốc không kê đơn không có tác dụng, bác sĩ có thể kê các thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau kháng viêm mạnh hơn. Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline (Elavil) và thuốc chống động kinh đôi khi cũng có tác dụng. Tiêm steroid trực tiếp vào dây thần kinh bị kích thích cũng có thể giúp bạn giảm đau. Nghiên cứu cho thấy những mũi tiêm này có tác dụng hạn chế khi kích thích gây ra bởi áp lực từ việc thoát vị đĩa đệm.

cách điều trị đau thần kinh tọa

Phẫu thuật

    Khi các lựa chọn khác đều thất bại, phẫu thuật là phương án cuối cùng cho khoảng 5% đến 10% số người mắc chứng đau thần kinh tọa. Nếu bạn bị đau thần kinh tọa nhẹ nhưng vẫn còn đau sau 3 tháng nghỉ ngơi, căng giãn cơ và uống thuốc, bác sĩ có thể sẽ phải trao đổi với bạn về việc phẫu thuật.

    Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau thần kinh tọa có thể gây hội chứng đuôi ngựa (cauda equine syndrome), ​​một tình trạng khiến bạn mất kiểm soát ruột và bàng quang. Bệnh nhân mắc hội chứng này cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt.

    Hai lựa chọn phẫu thuật chính cho đau thần kinh tọa là phẫu thuật loại bỏ và phẫu thuật mở ống sống.

    Phẫu thuật loại bỏ (discectomy).Khi thực hiện kĩ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ vật đang đè lên dây thần kinh tọa của bạn, đó có thể là một đĩa đệm thoát vị, gai xương hay thứ gì đó khác. Mục tiêu của kĩ thuật là chỉ loại bỏ phần thực sự gây ra chứng đau thần kinh tọa, nhưng đôi khi các bác sĩ phẫu thuật phải loại bỏ toàn bộ đĩa để khắc phục vấn đề. Bạn sẽ được gây mê toàn thân khi phẫu thuật, và có thể về nhà trong cùng ngày.

    Phẫu thuật mở ống sống (laminectomy).Lamina là hai phần hình cung nối liền gai (spine) của đốt sống phía sau với phần trước của đốt xương sống, che chở mặt sau của tủy sống. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lớp lamina và các biểu mô đang đè lên dây thần kinh gây đau cho bạn. Bạn sẽ được gây mê toàn thân, nghĩa là bạn sẽ mất ý thức trong suốt quá trình phẫu thuật, và điều này có thể kéo dài tới hơn 2 giờ đồng hồ. Bạn có thể sẽ rời khỏi bệnh viện vào cùng ngày hôm đó hoặc ngày tiếp theo với các hướng dẫn tập luyện đi lại sau khi về nhà.

Hãy liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
1. Đau thần kinh tọa là gì? 2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa 3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa 4. Khi nào đau thần kinh tọa trở...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Đau thần kinh tọa là gì Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép:...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hưng

    Chào bác sĩ. Mẹ tôi mắc bệnh này lâu năm chữa không khỏi, nhờ bác sĩ tư vấn bệnh tình nay cũng giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    06/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung