Những điều bạn cần biết về bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh thường gặp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có thể vẫn còn rất nhiều điều mà bạn chưa biết được về căn bệnh này. Bài viết này sẽ bổ sung cho bạn một số thông tin về bệnh đau dây thần kinh liên sườn.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Dây thần kinh liên sườn ở đâu?
Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ đoạn tủy ngực (lưng) từ đốt sống D1 - D12. Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) - thần kinh gian sườn, nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn.
Sau khi qua lỗ ghép rễ thần kinh chia thành hai nhánh thần kinh, nhánh trước (còn gọi là nhánh lưng hay nhánh vận động) và nhánh sau (còn gọi là nhánh bụng hay nhánh cảm giác).
Nhánh trước có vai trò điều khiển sự co giãn các cơ liên sườn khi vận động (thở và các cử động khác) và chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực.
Nhánh sau nhận cảm giác của da, các cơ lưng và các cơ quan, bộ phận trong lồng ngực tương ứng.
Tại sao bị đau dây thần kinh liên sườn?
Dây thần kinh liên sườn bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau và rất đa dạng. Vì vậy, chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn này thường không được rõ ràng như một số bệnh lý khác cho nên gây không ít khó khăn trong việc xác định. Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn, đó là tiên phát và thứ phát.
Đau thần kinh lên sườn tiên phát thường gặp do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc với, vươn quá tầm.
Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát là do các bệnh khác đưa đến hoặc hậu quả của các bệnh khác gây ra.
Một trong các bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thoái hóa cột sống lưng (D1 - D12). Đây là bệnh gặp nhiều nhất ở người trưởng thành. Trong khi đó, một số bệnh như: lao cột sống (hoặc lao phổi) hoặc ung thư cột sống cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn nhưng thường gặp ở những người tuổi trung niên.
Một số bệnh thuộc tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoài tủy) cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn còn có thể do bệnh lý nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc vi-rút), trong đó hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh mà căn nguyên là do vi-rút Herpes Zoster.
Ngoài ra, đau dây thần kinh liên sườn còn có thể do viêm đa rễ thần kinh, hoặc do sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường) hoặc ở người bệnh dùng thuốc kháng viêm corticoid (prednisolon, medrol, dexamethazol…) kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì).
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nguyên tắc điều trị như thế nào?
Khi nghi ngờ đau dây thần kinh liên sườn hoặc đau tức ngực, lưng cần đi khám để tìm nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn, xác định bệnh và có chỉ định điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là điều trị nguyên nhân (thoái hóa cột sống lưng, lao cột sống, chấn thương cột sống…).
Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng. Việc cần làm là giảm đau bằng một số thuốc thông thường (paracetamol, felden, diclofenac…).
Có thể dùng một số thuốc giãn cơ và các loại vitamin B (B1, B6, B12) là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin.
Tuy vậy, dùng thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không nên tự tham khảo qua bạn bè, internet… mua thuốc để điều trị khi không có chuyên môn về y học.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Không nên xem nhẹ bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng do những tổn thương ở dây thần kinh liên sườn gây nên.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh đau thần kinh liên sườn là cảm giác đau liên tục và có thể tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động mạnh. Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị. Cơn đau thường xảy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Nếu dùng ngón tay ấn vào vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống thì người bệnh thấy đau tức và đôi khi đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn như: sốt về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân,… Tính chất đau và cường độ đau của bệnh phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên đau thần kinh liên sườn.
- Đau thần kinh liên sườn có thể có nguyên nhân do lạnh, do vận động sai tư thế hay do chấn thương cột sống. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể gây ra do nhiễm khuẩn, do zona thần kinh liên sườn.
- Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn là do hậu quả của các bệnh khác mà chuyên môn gọi là đau dây thần kinh liên sườn thứ phát. Một trong những bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thoái hóa cột sống lưng, bệnh lao cột sống hoặc ung thư cột sống.
- Bên cạnh đó, một số bệnh thuộc tủy sống, bệnh lý nhiễm trùng, viêm đa rễ thần kinh, sức đề kháng yếu, mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì) cũng gây nên tình trạng đau dây thần kinh liên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn nếu có nguyên nhân do vận động sai tư thế thường không nguy hiểm và chỉ gây gây đau, khó chịu cho bệnh nhân khi mắc phải và có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đau dây thần kinh liên sườn có nguyên nhân thứ phát từ một số bệnh lý thì bệnh nhân không nên xem thường bởi nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn là gì sẽ kèm theo nguy hiểm của nguyên nhân đấy. Đôi khi các biểu hiện đau dây thần kinh này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mà bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị đau dây thần kinh liên sườn càng sớm càng tốt.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi