Người mắc bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Cường giáp là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả xấu. Bệnh thường có triệu chứng là tim đập nhanh hoặc thất nhịp, căng thẳng hay lo âu, hồi hộp, xuống cân, mệt mỏi hoặc yếu cơ, run tay run chân,... Để cải thiện tình trạng bệnh bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Dưới đây là những thực phẩm người mắc bệnh cường giáp cần tuyệt đối tránh:
Thực phẩm giàu i-ốt
I-ốt làm tăng hoạt động của tuyến giáp vì thế người mắc bệnh cường giáp cần tránh các loại thực phẩm có chứa i-ốt. Bạn nên tránh ăn rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản giàu i-ốt khác.
Caffeine
Caffeine không thể thiếu trong danh sách các loại thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh cường giáp. Caffeine kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, khiến cho bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng trở nên nóng nảy, khó chịu. Vì vậy, bạn cần tránh dùng các chất kích thích như cà phê, đường hay thực phẩm chứa caffeine. Thay thế đồ uống chứa caffeine bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Sữa tươi nguyên kem
Uống nhiều sữa tươi nguyên kem không tốt cho tuyến giáp. Thay vào đó, bạn nên uống sữa tách kem, thường tốt cho sức khỏe và lại dễ tiêu hóa.
Các chế phẩm từ sữa
Ở một số người, bệnh cường giáp khiến cơ thể không dung nạp lactose hoặc không có khả năng tiêu hóa sữa hay các sản phẩm từ sữa. Hãy tránh các sản phẩm từ sữa nếu thường xuyên bị khó tiêu, đầy hơi hoặc mệt mỏi sau khi uống sữa, ăn phô mai, kem và sữa chua.
Bệnh cường giáp khiến cơ thể không dung nạp lactose hoặc không có khả năng tiêu hóa sữa hay các sản phẩm từ sữa
Bột
Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây là loại thực phẩm có đường huyết cao, gây có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cũng có thể khôi phục lại mức độ hormone khỏe mạnh trong cơ thể, trong đó bao gồm cả hormone ở tuyến giáp. Tránh ăn mì ống, bánh mì... Chế độ ăn uống tốt nhất cho người mắc bệnh cường giáp bao gồm gạo lứt, lúa mạch, bánh từ lúa mì...
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Đường
Bạn cũng cần tránh đường mía, si rô bắp có đường fructose cao. Chúng thêm calo và đường vào thực phẩm và gây đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể sẽ làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc bệnh cường giáp. Tránh thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thạch mứt...
Thịt đỏ
Thường có hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hòa nên bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm này. Ăn nhiều thịt đỏ khi bị cường giáp có thể gây bệnh tim, bệnh tiểu đường tuýp 2. Giảm lượng thịt đỏ có thể giúp giảm các triệu chứng của cường giáp.
Thịt đỏ thường có hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hòa nên bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm này
Dầu thực vật hydro hóa
Loại dầu này thường được sử dụng trong nhiều mặt hàng thực phẩm thương mại. Đây là nguồn thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp. Tránh ăn bánh quy giòn, bơ thực vật...
Chất cồn
Uống rượu bia có thể phá vỡ mức năng lượng, làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến vấn đề cường giáp. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ loãng xương ở những người bị cường giáp. Hạn chế hoặc tránh rượu, bia, cocktail và các đồ uống có cồn khác.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi