Co giật cơ đầu gối - Nguyên nhân và cách điều trị

Co giật cơ đầu gối - Nguyên nhân và cách điều trị

Giật cơ đầu gối là hiện tượng co giật ở đầu gối thường do các cơ ở đùi gây ra. Cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này này trong bài viết sau.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Nguyên nhân gây giật cơ đầu gối

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Sự co cơ, máy cơ không tự ý xảy ra khi đầu gối co giật, thường do các cơ ở đùi của bạn gây ra, chứ không phải là đầu gối.

Bị giật cơ đầu gối thường xuyên (hoặc bất kỳ phần cơ thể nào) là bình thường. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn gây ra triệu chứng trên.

Giật cơ, máy cơ này thường là kết quả của sự mỏi cơ hoặc căng cơ kéo dài. Tuy nhiên, đôi khi co giật cơ bắp có thể là dấu hiệu của một vấn đề rối loạn, bệnh lý.

>>>> Tìm hiểu thêm về chứng co giật cơ trong bài viết: Co giật cơ là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây co giật đầu gối

a. Mất nước

Nhiều người không uống đủ nước mỗi ngày. Mất nước thường không có triệu chứng cấp tính, rõ rệt, ngoại trừ các trường hợp mất nước trầm trọng.

Tuy nhiên, nếu để cơ thể mất nước kéo dài, có thể nghiêm trọng nếu để lâu dài và có thể làm suy giảm mức độ:

  • Canxi
  • Kali
  • Chất điện giải

Nồng độ các chất này trong máu thấp sẽ gây ra các rối loạn trong quá trình thông tin, điện sinh lý tế bào. Kết quả là cơ dễ bị máy cơ, giật cơ 

Điều trị: Uống đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục. Nếu bạn phải vận động hay tập luyện thể thao mạnh, nhớ chú ý bù thêm khoáng chất vì các chất điện giải có thể mất qua mồ hôi khi bạn luyện tập. Một thức uống có điện giải sẽ là một giải pháp lý tưởng.

b. Thiếu hụt vitamin

Co giật cơ đầu gối cũng có thể là kết quả của việc thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn. Các  chất dinh dưỡng quan trọng bạn nên chắc chắn luôn được cung cấp đầy đủ bao gồm:

  • Vitamin D
  • Vitamin B-6
  • Vitamin B-12
  • Magiê
  • Canxi

Điều trị: Nếu bạn không chắc chắn rằng liệu, hãy yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ vitamin của bạn.

Nếu bạn thật sự đang thiếu vitamin, nếu chỉ lượng ít bạn vẫn có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cao.

Đối với vitamin D, bạn có thể tăng hấp thu bằng cách tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời.

c. Tác dụng phụ của thuốc

Một số người bị giật cơ đầu gối là  do tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc nhất định. Các loại thuốc có thể gây co thắt cơ bắp bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: thường được chỉ định trong các trường hợp: tăng huyết áp, suy tim...
  • Corticosteroid: thường được chỉ định trong các trường hợp: Hen suyễn, Đau khớp, các bệnh lý rối loạn miễn dịch
  • Estrogen: thuốc tránh thai, hormon thay thế trong các trường hợp cắt tử cung buồng trứng

Điều trị: Không tự ý ngưng thuốc, hãy liên lạc với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay các nhóm thuốc khác.

d. Lạm dụng chất kích thích

Có thể bạn đã dùng quá nhiều caffeine. Việc tiêu thụ quá nhiều những chất kích thích như: caffeine, amphetamines, hoặc các chất kích thích khác có thể gây co giật cơ và máy cơ.

Điều trị: Nếu bạn nghi ngờ một quá liều nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Nếu bạn đã uống nhiều chất kích thích hoặc uống nhiều đồ uống chứa caffein và đã nhận thấy co giật cơ, hãy giảm lượng tiêu thụ và xem liệu các cơn co giật có giảm đi hay không.

e. Chứng xơ cứng teo bên (ALS)

Cơ co giật và chuột rút có thể là dấu hiệu sớm của ALS, còn được gọi là bệnh Lou Gehrig. Đây là một rối loạn thoái hóa ảnh hưởng đến não và tủy sống.

Điều trị: Hiện tại không có cách điều trị ALS, nhưng sự tiến triển của các triệu chứng có thể được kiểm soát. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp liệu pháp vật lý cùng với các loại thuốc như:

  • riluzole (Rilutek)
  • edaravone (Radicava)

f. Một rối loạn tự miễn dịch

Một số rối loạn tự miễn dịch - chẳng hạn như hội chứng Isaac - có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật đầu gối.

Điều trị: Bác sĩ của bạn thường sẽ kê đơn thuốc chống động kinh, như gabapentin (Neurontin, Gralise).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Phương pháp điều trị giật cơ đầu gối

Mặc dù điều trị sẽ thay đổi phụ thuộc tùy vào chẩn đoán, hầu hết các bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị giật máy cơ với các liệu pháp không xâm lấn như:

  • Các kỹ thuật giảm stress tinh thần và thể chất
  • Cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng
  • Tập thể dục, vận động đều đặn, vừa sức
  • Nếu co giật của bạn có liên quan đến chất kích thích hoặc caffeine, bạn sẽ cần phải theo dõi lượng thức phẩm có chứa chất kích thích mà bạn tiêu thụ.
  • Nếu do dùng thuốc, bác sĩ điều trị sẽ theo dõi các tác dụng phụ. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị sẽ được điều chỉnh cá nhân hóa sao cho phù hợp với từng tình trạng cụ thể.

3. Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ

Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng giật cơ, máy cơ của bạn kèm theo:

  • Đau đớn
  • Yếu liệt
  • Mất thăng bằng
  • Khó nuốt hoặc khó nói

Nếu bạn đã loại trừ nguyên nhân gây mỏi cơ bắp hoặc căng cơ vì nguyên nhân, hãy hẹn với bác sĩ của bạn.

Các bác sĩ sẽ đánh giá bạn để xem bạn có cần làm thêm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán thiếu hụt vitamin, khoáng chất hoặc các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Nhung

    Chào bác sĩ. Cháu thường xuyên bị co giật cơ đầu gối nhơ bài viết mà hiểu thêm về cách chữa trị. Cảm ơn bác sĩ.

    21/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung