Hỏi đáp: Bệnh co giật có chữa được không?

Hỏi đáp: Bệnh co giật có chữa được không?

Chào bác sĩ, tôi là Huyền. Tôi có người em rất thường xuyên bị co giật. Tôi không biết là co giật liệu có thể chữa khỏi được không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Huyền, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, trước hết chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn :Co giật là gì đã nhé.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

  1. Co giật là bệnh gì?
  2. Co giật có thể chữa khỏi được không?
  3. Chẩn đoán bệnh co giật
  4. Các phương pháp điều trị bệnh co giật

1. Co giật là bệnh gì?

Co giật là tình trạng dòng điện trong não bị xáo trộn đột ngột và không thể kiểm soát được. Điều này có thể gây ra nhiều thay đổi trong hành vi, hoạt động hay cảm xúc, thậm chí là tri giác của người bệnh.

Nếu bạn có nhiều hơn 2 cơn co giật hoặc có xu hướng co giật nhiều lần, rất có thể bạn bị động kinh. Có nhiều dạng co giật, thay đổi tùy theo mức độ nặng của bệnh.

Các dạng co giật này khác nhau tùy theo vị trí xuất hiện và cách bắt đầu cơn co giật. Hầu hết các cơn co giật chỉ kéo dài từ 30 giây tới 2 phút. Trường hợp bệnh nhân co giật trên 5 phút cần phải được cấp cứu ngay lập tức. 

Co giật rất thường gặp. Chúng có thể xuất hiện sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương ở vùng đầu, sau nhiễm trùng hệ thần kinh như viêm màng não hay các bệnh lí thần kinh khác. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây co giật vẫn chưa biết được.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh co giật, bạn Huyền có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Nguyên nhân gây co giật nhé!

Hầu hết các cơn co giật có thể kiểm soát được bằng thuốc, nhưng việc quản lí chúng vẫn còn là một vấn đề to lớn trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Vậy co giật có thể chữa khỏi được không?

Như đã đề cập ở trên, không phải ai bị co giật một lần đều có thể có cơn co giật khác trong tương lai. Và bởi vì một cơn co giật có thể là một sự kiện xảy ra một cách độc lập nên bác sĩ có thể quyết định bắt đầu điều trị cho bạn khi bạn có nhiều hơn 1 cơn co giật trong quá khứ.

Hiện nay, với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương pháp điều trị co giật có thể giúp bệnh nhân ngưng co giật hoặc kiểm soát các cơn co giật tốt hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các bác sĩ Ấn Độ về khả năng tái phát một cơn co giật khác sau cơn co giật đầu tiên chưa rõ nguyên nhân cho kết quả đáng kinh ngạc: 

  • Tỉ lệ tái phát tăng cao ở nhóm bệnh nhân trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi. Mặc dù đa số các nghiên cứu cho thấy tuổi của bệnh nhân lúc có cơn co giật đầu tiên không phải là yếu tố tiên đoán nguy cơ tái phát co giật nhưng Hopkins và các cộng sự cho biết nguy cơ tái phát co giật cao hơn một chút ở nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi khi có cơn co giật đầu tiên.
  • Thời gian một cơn co giật càng kéo dài thì tổn thương các tế bào thần kinh càng nặng nề, có khuynh hướng gây tái phát co giật nhiều lần về sau.
  • Các thử nghiệm gần đây nghiên cứu trên các bệnh nhân co giật bất ngờ cho thấy khả năng tái phát co giật cao hơn 2.8 lần ở nhóm không được điều trị so với nhóm được điều trị. Điều này càng thấy rõ ở các bệnh nhân nam.

Trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu người bị co giật, trong đó có gần 80% bệnh nhân sống ở các nước đang phát triển. 

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có hơn 75% tổng số bệnh nhân đang sống ở các nước đang phát triển không được điều trị co giật, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đã kể trên.

3. Chẩn đoán bệnh co giật

Thường sau khi cơn co giật đã qua, bác sĩ sẽ kiểm tra lại các triệu chứng của bạn và tiền sử bệnh trước đây.

Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ cho bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây co giật ở bạn, đánh giá độ nặng của đó và tiên đoán khả năng mắc cơn co giật mới ở tương lai.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:

  • Khám thần kinh: bác sĩ sẽ kiểm tra hành vi, khả năng hoạt động và chức năng tâm thần để xác định xem bạn có các vấn đề nào với não bộ và hệ thần kinh trung ương không.
  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, các bệnh lí di truyền, mức đường máu hay tình trạng rối loạn điện giải.
  • Chọc dò tủy sống khi bác sĩ nghi ngờ có nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
  • Điện não đồ để kiểm tra các xung điện trong não. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ thấy được các xung điện bất thường và khả năng xuất hiện một cơn co giật khác trong tương lai, đồng thời còn có thể giúp bác sĩ loại bỏ các bệnh khác có các dấu hiệu giống động kinh.
  • Chụp CT scan sọ não có thể cho thấy các bất thường của não có thể gây co giật như khối u, vùng chảy máu hay nang bất thường.
  • Chụp MRI não giúp bác sĩ xác định tổn thương hay bất thường trong não có thể gây ra co giật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các phương pháp điều trị bệnh co giật

Dùng thuốc

Để kiểm soát cơn co giật, phương pháp tốt nhất là dùng thuốc. Việc điều trị co giật bằng thuốc này thường được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều loại thuốc chống co giật.

Mục tiêu đầu tiên khi điều trị co giật bằng thuốc là chọn lựa loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân và gây ít tác dụng phụ nhất.

Trong một số trường hợp, bác sĩ phải bắt đầu liệu trình bằng 2 thuốc thay vì 1 thuốc như thông thường. 

Tìm ra loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân và dò đúng liều lượng là một thử thách đối với bác sĩ lẫn bệnh nhân.

Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc tới các triệu chứng của bạn, tần suất co giật ở bạn, tuổi tác và các yếu tố khác khi kê đơn thuốc điều trị co giật.

Ngoài ra, bác sĩ còn phải xem lại tất cả loại thuốc bạn đang dùng để đảm bảo rằng thuốc chống co giật mà bác sĩ kê đơn không tương tác với các thuốc khác bạn đang dùng.

Phẫu thuật và các liệu pháp điều trị khác

Nếu liệu trình dùng thuốc chống co giật không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tới các lựa chọn điều trị khác dưới đây:

  • Phẫu thuật: mục tiêu của phẫu thuật là ngăn ngừa co giật. Do đó, các bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định vị trí và loại bỏ vùng não gây co giật. Phẫu thuật chỉ có giá trị đối với những bệnh nhân có các cơn co giật xuất phát từ cùng một vị trí trong não.
  • Kích thích dây thần kinh lang thang bằng một thiết bị được cấy vào dưới da vùng ngực. Thiết bị này sẽ kích thích dây thần kinh lang thang đi qua vùng ngực, gửi thông tin tới não để ngăn ngừa các cơn co giật xảy ra. Khi dùng phương pháp này, bạn vẫn phải dùng thuốc bổ sung, nhưng bác sĩ có thể hạ liều xuống.

Xin nhớ rằng co giật là tình trạng thay đổi hoạt động điện đột ngột trong não của bạn do nhiều nguyên nhân gây ra.

Do đó bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây co giật, từ đó đề ra hướng điều trị thích hợp với bạn để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Xin đừng thực hiện bất kì phương pháp sơ cứu nào chưa được kiểm chứng đối với bệnh nhân đang trong cơn co giật mà hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được trợ giúp kịp thời.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Ngọc

    Tôi cũng đang có cùng thắc mắc nên được đứa bạn share cho bài này. Cảm ơn chia sẻ của bác sĩ.

    27/02/2018
Nguyễn Đức Phúc (27/02/2018)
Có một lần bố tôi bị lên cơn co giật. Lúc đó gia đình tôi cảm thấy rất sợ hãi, tôi đã phải đưa bố tôi vào viện ngay lập tức. Vào viện thì bác sĩ bảo bố tôi bị ngộ độc rượu. Sau khi được điều trị thì bố tôi đã khỏe mạnh lại như bình thường. Thật sự rất may hôm đó tôi đã đưa bố tôi vào viện sớm nếu muộn hơn tí nữa chắc chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung