Hỏi đáp: Bệnh co giật có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngân. Em của tôi thời gian gần đây có bị co giật kéo dài trong vài phút và từ lần đó cho đến nay chưa thấy bị lại lần nào nhưng tôi vẫn thấy rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi bị co giật như vậy có nguy hiểm không và liệu có thể xảy ra những nguy cơ nào cho em tôi. Cảm ơn bác sĩ.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trả lời:
Chào bạn Ngân, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhiều người không hiểu hết được sự nghiêm trọng của co giật. Họ nghĩ nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Thực ra, nếu không can thiệp kịp thời, người bị co giật có thể chết.
Co giật được gây ra bởi rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý, dẫn đến mất tri giác, vận động bất thường, rối loạn hành vi, thậm chí tử vong.
Bạn Ngân sẽ không thể hình dung được đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh co giật nếu như không hiểu về nó. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài BỆNH CO GIẬT mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó.
Nếu bạn đã thực sự hiểu rõ về bệnh co giật, mời bạn tham khảo tiếp những thông tin dưới đây:
- 1. Những chấn thương có thể xảy ra khi bị co giật
- 2. Bệnh co giật có nguy hiểm không?
- 3. Ảnh hưởng của cơn co giật đến não
1. Những chấn thương có thể xảy ra
Chấn thương sẽ gặp ở những người bị động kinh không thể kiểm soát được chính mình. Các dạng chấn thương phụ thuộc vào loại co giật, thời gian của cơn co giật, địa điểm xảy ra cơn co giật.
Một số chấn thương mà một người khi bị co giật có thể gặp là:
- Bầm tím
- Vết cứa, cắt da
- Bỏng
- Ngã
Các chấn thương nghiêm trọng hơn chẳng hạn như gãy xương, chấn động và chấn thương ở não cùng với sự chảy máu trong não, hoặc các vấn đề về hô hấp thường thấy ở người bị ngã khi đang co giật toàn thân, co giật kéo dài, trong cơn co giật tái phát.
Người mắc chứng co giật có tuổi thọ ngắn hơn người không bị bệnh. Nguy cơ tử vong người mắc co giật cao gấp 1,6 đến 3 người không bị. Con số này ở trẻ em sẽ cao hơn một chút.
Theo một số nghiên cứu cho thấy trẻ em mắc co giật sẽ nguy hiểm hơn người lớn mắc bệnh. Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em rất đa dạng: do các tế bào thần kinh ở trẻ còn chưa hoàn thiện, miễn dịch còn chưa phát triển nên có khả năng cho các vi khuẩn, kí sinh trùng màng não xâm nhập vào,… Thường co giật ở trẻ rất khó tìm ra nguyên nhân so với người lớn.
Co giật sẽ có thể khiến người bệnh không thể khiểm soát được bản thân, hành động của mình, gây tổn thương về mặt thể chất lẫn về tâm lí. Người bị co giật có thể tự làm tổn thương bản thân của họ, hoặc không làm chủ được bản thân mình gây nên nhiều tai nạn không đáng có. Đối với phụ nữ có thai khi lên cơn co giật có thể sẽ làm nguy hiểm đến cả mẹ và bé, gây nên các khuyết tật bẩm sinh cho đứa trẻ sau này.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Bệnh co giật có nguy hiểm không?
Cơn co giật trong thời gian dài (còn gọi là động kinh liên tục không hồi tỉnh) là trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu kịp thời. Cơn co giật toàn thân kéo dài hơn 5 phút hoặc lâu hơn là trường hợp cần cấp cứu.
Nếu co giật không thể dứt lại hoặc cơn co giật tái phát lại, có thể chấn thương nặng hoặc dẫn đến tử vong. Co giật làm các động mạch cung cấp máu lên não bị trì trệ, dẫn đến tình trạng thiếu oxy não.
Các tế bào thần kinh sẽ bị chết nếu không có oxy cung cấp đến tạo thành ổ viêm, tích tụ ở trong não gây nên sự rối loạn trong não, gây ra các triệu chứng bao gồm:
- Co cứng
- Giật nhẹ cơ ở khóe miệng má, nháy mắt liên tục
- Có cảm giác lạ ở miệng, ngứa ran hoặc cảm giác kiến bò
- Ngất không rõ lí do
Người bị co giật có thể tử vong bởi vấn đề xảy ra trong hoặc sau cơn động kinh như nuốt các chất nôn. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách nghiêng đầu người đang co giật sang một bên. Điều này làm nước bọt, chất nôn đi ra khỏi miệng không chảy ngược lại đi vào trong phổi.
3. Ảnh hưởng của cơn co giật đến não
Tùy vào vị trí ảnh hưởng của co giật đến não mà có nhiều triệu chứng khác nhau, các triệu chứng gồm:
- Cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc một phần của cơ thể.
- Mất khả năng vận động.
- Run rẩy tay chân.
- Ảo giác, chóng mặt.a
- Thay đổi vị giác, thính giác.
- Không thể nói được hay hiểu người khác đang nói gì.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân co giật có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và sinh hoạt một cách khoa học để tăng cường nồng độ GABA nội sinh trong não thì có thể làm hạn chế mức độ, tần suất các cơn co giật và có thể hồi phục não bị tổn thương.
Để đảm bảo an toàn, bạn Ngân nên đưa em đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra cơn co giật và bác sĩ sẽ cho em bạn những lời khuyên để đề phòng những tình huống nguy hiểm xảy ra.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi