Ung thư đường mật
Ung thư đường mật là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống ruột non. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như vàng mắt, vàng da, sút cân, mệt mỏi…
2. Triệu chứng của ung thư đường mật
3. Tác hạị của bệnh ung thư đường mật
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật
5. Điều trị bệnh ung thư đường mật
6. Phòng chống bệnh ung thư đường mật
1. Bệnh ung thư đường mật là gì?
Ung thư ống mật là ung thư hình thành trong các ống mật có chứa chất dịch tiêu hóa. Đường mật nối gan với túi mật và ruột non. Tình trạng này, còn được gọi là ung thư ống mật, là một dạng ung thư phổ biến thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư đường mật
Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đường mật đó là:
Vàng da: Vàng da là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở người ung thư đường mật. Nguyên nhân khiến cho người bệnh vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Cùng với dấu hiệu vàng da thì người bệnh còn có một số biểu hiện bất thường như phân bạc mầu và nước tiểu sậm mầu (như nước vối).
>>>Tham khảo thêm một số nguyên nhân khác gây ra triệu chứng vàng da tại Triệu chứng vàng da.
Vàng mắt: Biểu hiện ở củng mạc mắt có mầu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với biểu hiện vàng da. (Xem thêm về triệu chứng này tại đây)
Ngứa: Ngứa thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.
Gầy sút cân: hầu hết những người mắc ung thư đường mật đều bị sút cân. Nguyên nhân do trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) vì không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.
Đau bụng vùng gan: Ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ đau mơ hồ, lúc có lúc không. Một thời gian sau sẽ cảm thấy đau bụng nhiều hơn do các biến chứng của tắc mật.
Gan to: Gan to là do hậu quả của tình trạng ứ mật. Khoảng 25% các trường hợp có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi cơ thể bạn gặp phải các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau bụng ở gan, gầy sút cân thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế để được thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor
3. Tác hại của bệnh ung thư đường mật
Ung thư đường mật là một căn bệnh nguy hiểm. Trước hết, ung thư đường mật khiến cho người bệnh suy giảm về sức khỏe, sức đề kháng giảm dẫn đến việc dễ mắc những bệnh khác.
Sau đó, ung thư đường mật ảnh hưởng đến gan, khiến cho người bệnh đau đớn, gặp vấn đề với ăn uống và tiêu hóa. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ khiến cho tế bào ung thư di căn, đe dọa đến tính mạng người bệnh và trường hợp xấu nhất là tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật
Một số nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư đường mật mà chúng ta có thể kể đến đó chính là do tình trạng béo phì, hút thuốc và uống rượu bia nhiều, di truyền, nhiễm kí sinh trùng.
Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư đường mật
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật
Tuổi tác: bệnh không phổ biến ở người trẻ hoặc trung niên. Trên 60 % bệnh nhân được phát hiện từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn bắt đầu bước vào giai đoạn trung niên, bạn nên chú ý đến việc tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư đường mật.
Béo phì: béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính và ung thư, bao gồm ung thư ống mật.
Lịch sử gia đình: Mặc dù tiền sử gia đình có ung thư đường mật có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, theo bác sĩ hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư ống mật đều không có mối quan hệ gia đình do đây là một căn bệnh hiếm gặp.
Uống quá nhiều rượu bia: Trong rượu bia có cồn, chất kích thích ảnh hưởng đến men gan. Lạm dụng rượu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư đường mật của một người.
Hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi mà cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật và các bệnh nguy hiểm khác.
Tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm: Những người tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại thì nguy cơ mắc ung thư đường mật rất cao. Các chất hóa học độc hại như: dioxin, polyclorinated biphenyls (PCBs), nitrosamines, amiăng, radon và thorotrast...
Bệnh gan hoặc mật ống: Một số bệnh của gan hoặc ống mật, như bệnh gan đa nang, viêm tụy (viêm tụy), hội chứng ruột kích thích, u túi mật (túi mật chứa bên ngoài gan với tế bào tiền ung thư)…có thể làm tăng nguy cơ ung thư ống mật.
Nhiễm ký sinh trùng: Sán lá gan là một loại kí sinh trùng dưới nước có thể nhiễm vào ống mật cơ thể người và gây ung thư.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư đường mật
Chẩn đoán
Thử nghiệm hóa học máu: Các xét nghiệm hóa học máu đo mức bilirubin và phosphatase kiềm và kiểm tra chức năng gan khác. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy mức cao của các chất này trong máu, có thể chỉ ra rằng ống mật của bạn không hoạt động tốt.
Xét nghiệm (CEA và CA19-9): Ung thư ruột mật có thể gây ra mức độ cao của kháng nguyên carcininochromicine (CEA) và CA19-9 trong máu. Tuy nhiên, một người có thể bị ung thư đường mật ngay cả khi có hàm lượng các kháng nguyên này ở mức bình thường của những dấu hiệu khối u này. Bên cạnh đó, có những bệnh liên quan đến đường mật như viêm túi mật, viêm mật…đôi khi cũng hàm lượng của các chất này tăng cao.
Sinh thiết: Các xét nghiệm khác có thể gợi ý rằng ung thư có mặt, nhưng chỉ thực hiện sinh thiết từ tế bào được lấy trực tiếp từ đường mật mới có thể chẩn đoán xác định được khối u lành tính hay ác tính.
Siêu âm: Trong siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy khối u thật sự. Để xem đường mật, bác sĩ có thể dùng siêu âm nội soi thay thế. Hình ảnh siêu âm sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin về đường mật như vị trí, khối lượng, kích thước và mức độ tổn thương khối u gây ra.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI chuyên dùng cho ống mật được gọi là MRI phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng giúp bác sĩ xác định khối u và các vị trí khối u đã lan rộng và tác động đến hệ bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều trị bệnh
Phẫu thuật: Vị trí và độ nhạy của vùng đường mật thường làm cho ca phẫu thuật trở nên khó khăn. Hiệu quả của phẫu thuật có thể bị giới hạn bởi kích cỡ khối u và phần di căn. Các lựa chọn điều trị phẫu thuật phổ biến cho ung thư đường mật bao gồm:Phẫu thuật cắt bỏ ống mật, phẫu thuật một phần, thủ tục Whipple, ghép gan.
Liệu pháp bức xạ: Xạ trị bằng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này ít khi được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư đường mật. Nó thường được các bác sĩ sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và đau khi bệnh tiến triển.
Hóa trị:Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã cho thấy hóa trị liệu có thể kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư ống mật mà không thể thực hiện phẫu thuật.
6. Phòng chống bệnh ung thư đường mật
Dưới đây là một số cách để phòng bệnh ung thư đường mật:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc. Bởi khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại, tàn phá sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, là nguyên nhân không chỉ gây bệnh ung thư đường mật mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Không lạm dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia cũng như chứa các chất kích thích.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, chú trọng bổ sung rau, củ, quả, …
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe miễn dịch, có khả năng chống lại mọi tác nhân gây bệnh. Có chế độ làm việc, sinh hoạt và học tập thật hợp lí.
- Khi cơ thể mắc các bệnh như xơ gan, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, … thì cần phải điều trị triệt để tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh ung thư đường mật, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh và sớm đưa ra phương án điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được giúp đỡ, Hello Doctor luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi