Rối loạn khí sắc
Rối loạn khí sắc là khi trạng thái cảm xúc hay tâm trạng bị méo mó hoặc không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, can thiệp vào cũng như ảnh hưởng khả năng hoạt động bình thường của cơ thể. Người bệnh có thể cực kỳ buồn, trống rỗng, trầm cảm, hoặc có thể có các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với hưng cảm.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn khí sắc
1. Các loại rối loạn khí sắc
Một số ví dụ về rối loạn khí sắc bao gồm:
- Rối loạn trầm cảm chủ yếu – các giai đoạn buồn bã tột cùng một cách liên tục và kéo dài
- Rối loạn lưỡng cực – trầm cảm hoặc những lần xen kẽ trầm cảm và hưng cảm
- Rối loạn cảm xúc theo mùa – một dạng trầm cảm thường liên quan đến việc số giờ trong một ngày có ánh sáng mặt trời ít hơn so với bình thường ở các vĩ độ xa ở phía bắc và phía nam từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân
- Rối loạn khí sắc theo chu kỳ - rối loạn gây ra các cơn thăng trầm cảm xúc lên xuống không kém gì so với rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt – sự thay đổi tâm trạng và sự khó chịu xảy ra trong giai đoạn tiền kinh nguyệt của một chu kỳ của người phụ nữ và biến mất khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đó
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng - một dạng trầm cảm lâu dài (mãn tính)
- Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối – rối loạn mãn tính, nhiêm trọng và dai dẳng trong trẻ em thường bao gồm những cơn bốc đồng xảy ra thường xuyên không phù hợp với tuổi phát triển của trẻ
- Rối loạn khí sắc thực thể – tâm trạng buồn chán liên tục và mất mát niềm hứng thú một cách đáng kể trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các ảnh hưởng thực thể do một tình trạng sức khoẻ nào khác gây ra
- Trầm cảm do thuốc gây nghiện hoặc do một loại thuốc nào đó – các triệu chứng trầm cảm phát triển trong hoặc ngay sau khi sử dụng chất gây nghiện hay sau khi dùng một loại thuốc nào đó
Đối với hầu hết mọi người, rối loạn khí sắc có thể được điều trị thành công bằng thuốc và liệu pháp trò chuyện (liệu pháp tâm lý).
Để làm rõ các khái niệm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hưng cảm, bạn có thể xem tại
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
2. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu lo lắng rằng có thể bị rối loạn khí sắc, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần ngay khi có thể.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:
- Cảm thấy cảm xúc đang can thiệp vào công việc, các mối quan hệ, các hoạt động xã hội hoặc các mặt khác trong cuộc sống
- Có vấn đề với rượu, bia hoặc ma túy
- Có những suy nghĩ hoặc hành vi muốn tự tử - tìm cách điều trị khẩn cấp ngay lập tức
Rối loạn khí sắc không chỉ có khả năng đơn giản là chi phối người bệnh, và nó còn có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Thăm khám đúng chuyên môn trước khi rối loạn khí sắc trở nên trầm trọng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn khí sắc
Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia y tế không có câu trả lời rõ ràng nguyên nhân của rối loạn khí sắc là gì, nhưng họ tin rằng cả hai yếu tố sinh học và môi trường đều có liên quan. Nếu tiền sử gia đình bao gồm những người đã được chẩn đoán rối loạn khí sắc, khả năng người đó bị rối loạn khí sắc nhìn chung vẫn thấp, nhưng về tổng thể cũng sẽ tăng lên một chút. Các biến cố trong cuộc sống cũng được coi là thủ phạm khởi đầu rối loạn khí sắc. Rối loạn khí sắc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và xâm nhập vào mối quan hệ cá nhân của người bệnh. Trong một số trường hợp, thuốc và lạm dụng chất gây nghiện có thể là nguyên nhân đằng sau dẫn đến rối loạn khí sắc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Điều trị rối loạn khí sắc
Chẩn đoán
Rối loạn khí sắc được chẩn đoán thông qua cả kiểm tra thể chất và đánh giá sức khoẻ tâm thần. Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát hết để loại trừ bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh. Nếu loại trừ xong hết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một loạt các đánh giá để khảo sát sự ổn định trong khí sắc và sức khỏe tâm thần của người bệnh. Nhiều bệnh nhân không muốn đi khám do ngại sự kì thì từ những người xung quanh. Do đó, nhiều người không được chẩn đoán đúng và chỉ khoảng 20% những người được chẩn đoán được điều trị.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Rối loạn khí sắc được điều trị chủ yếu thông qua các loại thuốc và liệu pháp tâm lý. Giáo dục cho người bệnh hiểu về rối loạn khí sắc giúp họ tự nhận ra các hành vi và ý nghĩ cho thấy tình trạng rối loạn này tái lại - và nhắc họ tìm cách điều trị bổ sung.
Thông thường, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu được kê toa cho các cá nhân đối phó tốt với rối loạn khí sắc để làm giảm căng thẳng tinh thần. Ngay cả có dùng thuốc, hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp với liệu pháp tâm lý.
Liệu pháp tâm lý, hoặc liệu pháp trò chuyện, tập trung vào việc thay đổi các suy nghĩ và hành vi. Liệu pháp nhận thức hành vi thường được coi là điều trị chuẩn cho những người bị rối loạn khí sắc. Phương pháp này đã được nhận thấy có hiệu quả điều trị tích cực đáng kể, và trong một số trường hợp, chỉ một mình liệu pháp tâm lý là đủ để điều trị rối loạn khí sắc.
Một số loại rối loạn khí sắc, như trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực, thường được điều trị với thuốc ổn định khí sắc suốt đời kết hợp với liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của một số loại rối loạn khí sắc có thể khiến người bệnh phải nằm viện, đặc biệt là nếu người bệnh đã cố gắng gây ra thương tích cho bản thân hoặc người khác hoặc có những suy nghĩ hoặc nỗ lực để tự sát.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi