Các cách điều trị bệnh rối loạn khí sắc bạn không nên bỏ qua
Khi không được điều trị, rối loạn khí sắc có thể dẫn đến những thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong do hành vi tự tử hoặc các hành vi nguy hiểm khác có thể xảy ra trong trạng thái trầm cảm hoặc hưng cảm quá mức. Mặc dù tình trạng rối loạn này có thể nghiêm trọng đến như vậy nhưng nếu tìm được các phương pháp điều trị hiệu quả, đa số những người có rối loạn khí sắc đều có thể có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và hiệu quả.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Tiếp cận điều trị bệnh rối loạn khí sắc như thế nào?
Bệnh rối loạn khí sắc về cơ bản có thể được điều trị hiệu quả. Có nhiều yếu tố được sử dụng để xác định được cách tiếp cận tốt nhất, bao gồm:
- Sức khoẻ, độ tuổi và tiền sử y khoa của người bệnh.
- Mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn khí sắc ở người bệnh.
- Loại rối loạn khí sắc cụ thể mà người bệnh đang bị.
- Các loại thuốc và các thủ thuật mà người bệnh có thể hoặc không thể dung nạp.
- Mong đợi và sở thích cá nhân của người bệnh.
Để nhận biết một người có đang bị mắc bệnh rối loạn khí sắc hay không, cần dựa trên Dấu hiệu của bệnh rối loạn khí sắc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các điểm chính trong điều trị bệnh rối loạn khí sắc
Điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn khí sắc có thể giúp người bệnh đạt được các mục tiêu cá nhân dựa trên thế mạnh hiện tại của họ, phát triển kế hoạch chăm sóc sức khoẻ lấy người bệnh làm trung tâm và người bệnh sẽ có thể sống cuộc sống không bị ảnh hưởng của các triệu chứng. Giảm triệu chứng là bước đầu tiên để điều trị rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn lưỡng cực.
Các điểm chính yếu của một kế hoạch điều trị tốt thường bao gồm một sự kết hợp của những điều sau đây:
- Thuốc và/hoặc công nghệ điều trị
- Liệu pháp trò chuyện (ví dụ như liệu pháp nhận thức hành vi)
- Các nhóm hỗ trợ
- Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
- Thay đổi lối sống
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Phương pháp điều trị bệnh rối loạn khí sắc đúng đắn
Mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân hiểu được những vấn đề cơ bản của cơ thể, khôi phục lại các cân bằng hóa học thích hợp trong não và tìm ra cách có thể làm giảm căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Cả hai phương thức điều trị nội trú và ngoại trú đều có sẵn tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn và tình trạng thể chất của người bệnh.
Việc tìm ra phương pháp điều trị đúng đắn có thể rất phức tạp. Mỗi cá nhân có thể phản ứng khác nhau với các loại thuốc và các phương pháp trị liệu khác nhau. Thuốc có thể mất 4 – 6 tuần để có hiệu lực. Loại thuốc cũng như liều lượng có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi trước khi phát huy tác dụng trên người bệnh. Một số loại rối loạn khí sắc có thể đề kháng với điều trị; trong những trường hợp như vậy, phương pháp điều trị công nghệ có thể hỗ trợ.
Một lý do phổ biến dẫn tới kháng trị là chẩn đoán không chính xác. Vì nhiều người rối loạn lưỡng cực thường đi khám trong các giai đoạn trầm cảm nên họ có thể được chẩn đoán không chính xác là trầm cảm đơn cực, điều này có nghĩa là họ sẽ không được điều trị đúng cách. Điều trị rối loạn lưỡng cực không đúng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị bằng thuốc
Các rối loạn khí sắc nặng, bao gồm rối loạn lưỡng cực, phải được điều trị bằng thuốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nhập viện, đặc biệt nếu người bệnh có các hành vi nguy hiểm hoặc các triệu chứng loạn thần. Thuốc ổn định khí sắc và chống loạn thần thường được kê đơn để điều trị nhanh chóng các triệu chứng. Kích thích điện não cũng có thể được sử dụng nếu các triệu chứng rối loạn khí sắc trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Phương pháp trị liệu tâm lý
Cách điều trị này kết hợp các lý thuyết về nhận thức và hành vi đã được thiết lập thành một phương pháp tập trung vào các hành động và hành vi của người bệnh. Họ sẽ học cách nhận ra các mô hình tư tưởng méo mó, và sau đó chủ động làm việc để thay thế chúng bằng những niềm tin lành mạnh hơn.
Với sự trợ giúp của một nhà trị liệu, bệnh nhân có thể khám phá những niềm tin tiêu cực và không lành mạnh như:
- Kiểu suy nghĩ “trắng – đen” hay tư duy bóng đèn (tư duy chỉ có hai lối suy nghĩ : hoặc là A, hoặc là B, và quan trọng là A, B không thể xảy ra cùng lúc)
- Gom mọi tình huống với một xu hướng tiêu cực
- Sự phóng đại của hoàn cảnh
- Hình thành kết luận chỉ dựa trên cảm xúc
- Chỉ nhìn khăng khăng vào mặt tích cực của tình huống
- Giả sử điều tồi tệ nhất sắp xảy ra
Những người có rối loạn khí sắc thường tin rằng họ phải sống theo một số loại tiêu chuẩn được sáng tạo ra để phù hợp hoặc nhận sự chấp thuận của người khác. Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi nhầm lẫn này. Cuối cùng, liệu pháp hành vi nhận thức có hiệu quả trong việc giảng dạy cho bệnh nhân rằng mô hình niềm tin hiện tại của họ không chỉ là không chính xác mà còn có hại.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi