Bệnh rối loạn khí sắc thực thể - triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn khí sắc là tình trạng bao gồm các cơn trầm cảm, các cơn hưng cảm, hoặc chu kỳ của cả sự trầm cảm và hưng cảm. Bệnh rối loạn khí sắc thực thể là một vấn đề sức khoẻ tâm thần bị gây ra bởi một bệnh hoặc tình trạng tổn thương thực thể nào đó của cơ thể.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Triệu chứng của bệnh rối loạn khí sắc thực thể
Nếu một tình trạng sức khỏe thực thể làm cho người bệnh trầm cảm, lo lắng nghiêm trọng, hoặc hưng cảm, khi đó chúng ta có thể có chẩn đoán “rối loạn khí sắc gây ra bởi một tình trạng sức khoẻ chung, hay rối loạn khí sắc thực tổn.
Có một số tiêu chí nhất định phải được đáp ứng trước khi một người nhận được chẩn đoán rối loạn khí sắc thực thể. Cũng giống như bất kỳ dạng rối loạn khí sắc nào, các triệu chứng (cho dù trầm cảm hay hưng cảm) đều phải gây ra sự suy yếu đáng kể cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, công việc hoặc học tập. Ngoài ra để có thể đưa ra chẩn đoán này, bác sĩ phải xác định bệnh nhân chắc chắn có một tình trạng sức khỏe thực thể nào đó.
Khi chứng trầm cảm xảy ra, nó kéo dài trong một thời gian rất dài, và người bệnh có thể không còn quan tâm đến sở thích, bạn bè, hoặc những mục tiêu trong cuộc sống; thậm chí có thể có ý nghĩ tự tử. Chứng hưng cảm có thể gây ra một sự gia tăng năng lượng, đôi khi cùng với sự tức giận, kích động, hoặc phấn khích quá mức. Trong bất kỳ tình huống nào, người bệnh có thể cảm thấy những cảm xúc không thể kiểm soát được, các mối quan hệ trở nên căng thẳng, và có thể cảm thấy mệt mỏi vì mất ngủ. Những cơn trầm cảm hay hưng cảm như vậy làm cho bệnh nhân rất khó sống bình thường.
Trầm cảm trên lâm sàng không phải là một vấn đề đơn giản trong việc đối phó với tình trạng bệnh lý sẵn có. Trên thực tế, sự có mặt của trầm cảm có thể làm sự phục hồi của người bệnh khỏi bệnh tật thực thể đó trở nên phức tạp. Nguy cơ cao nhất về tự sát có liên quan đến các bệnh mãn tính, đau đớn và không chữa được như tổn thương tủy sống, chấn thương đầu, AIDS, ung thư ác tính, v.v….
Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Bắc Carolina cho thấy những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim thường gặp trầm cảm kéo dài sau cuộc phẫu thuật của họ. Mười hai năm sau khi phẫu thuật, đến 83% số bệnh nhân vẫn thất nghiệp, và 57% trong số đó có vấn đề về tình dục do trầm cảm gây ra bởi vấn đề tim mạch. Đây là những trường hợp rối loạn khí sắc thực thể rất điển hình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Những bệnh hay tình trạng nào có thể gây ra rối loạn khí sắc?
Hầu như các tình trạng sức khoẻ trầm trọng đều có thể gây rối loạn khí sắc trong những hoàn cảnh thích hợp.Một số bệnh đã được biết có thể dẫn đến rối loạn khí sắc thực thể bao gồm:
- Rối loạn thần kinh (bệnh Huntington, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer)
- Đau ngực
- Bệnh tụy, tuyến tụy
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Ung thư
- Nhiễm trùng
- Bệnh viêm ruột (viêm ruột kết và bệnh Crohn)
Đôi khi, một căn bệnh thể chất bắt đầu cũng là lúc rối loạn khí sắc bắt đầu. Hoặc có khi, một bệnh thể chất nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn về sức khoẻ tâm thần đã có từ trước. Điều quan trọng là dành thời gian để làm việc với bác sĩ để kiểm tra mọi nguyên nhân có thể có của bất kỳ rối loạn khí sắc nào. Điều này có thể bao gồm xét nghiệm máu để xem nồng độ vitamin, cơ thể có mất nước hay không, hoặc suy dinh dưỡng đã làm thay đổi tâm trạng. Ngoài ra cũng có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng tất cả các loại thuốc và phương pháp điều trị để loại trừ các phản ứng phụ có thể đã gây ra một sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng. Khi chẩn đoán rối loạn khí sắc thực thể, điều rất quan trọng là cả bác sĩ và người bệnh cần phải dành thời gian để đảm bảo rằng rối loạn khí sắc đó có thực sự là do bệnh tật của bệnh nhân gây ra hay không. Điều này sẽ cho phép điều trị tình trạng rối loạn này một cách tốt nhất và nhanh nhất có thể.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Điều trị bệnh rối loạn khí sắc thực thể
Điều trị trầm cảm do tổn thương thực thể có thể liên quan đến việc sử dụng các thuốc chuẩn: thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc ức chế monoamine oxidase. Các liệu pháp cũng có thể giúp người bệnh đương đầu với những thay đổi về cuộc sống liên quan đến bệnh tật.
Hưng cảm hoặc các triệu chứng lưỡng cực được gây ra bởi một tổn thương sức khỏe thực thể cũng có thể được điều trị theo cách tương tự. Những triệu chứng này cũng có thể được điều trị sau khi kiểm tra kỹ hơn các loại thuốc, lượng máu, dinh dưỡng, và các yếu tố bên ngoài khác. Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra hưng cảm, và có thể mất một thời gian để xác định cách điều trị tốt nhất.
Điều trị rối loạn khí sắc thực thể cũng bao gồm giải quyết nguyên nhân thực thể đó. Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được điều trị bệnh một cách đúng đắn nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi