Lậu
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện được bệnh khi đã tiến triển nặng do không có các triệu chứng sớm.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc họng của người bệnh. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể gây nhiễm trùng cổ tử cung.
Bệnh lậu thường bị lây nhiễm nhiều nhất qua đường quan hệ tình dục. Nhưng trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh khi mẹ bị nhiễm bệnh lúc mang thai. Ở trẻ sơ sinh, mắt là cơ quan hay bị tổn thương nhiều nhất.
Bạn thậm chí có thể không biết rằng bạn đang bị nhiễm bệnh. Sử dụng bao cao su nếu bạn quan hệ tình dục và có quan hệ một vợ một chồng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh lậu
Trong nhiều trường hợp, lậu không gây ra triệu chứng khiến người bệnh không phát hiện được mình đang mắc bệnh. Chỉ đến khi bệnh lậu đã ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể, đặc biệt tại bộ phận sinh dục thì người bệnh mới phát hiện ra mình mắc bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu ở bộ phận sinh dục nam giới bao gồm:
- Đi tiểu đau
- Tiết chất lỏng giống mủ từ đầu dương vật
- Đau hoặc sưng trong tinh hoàn
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu ở bộ phận sinh dục nữ giới bao gồm:
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đi tiểu đau
- Chảy máu âm đạo giữa các giai đoạn, chẳng hạn như sau khi giao hợp
- Đau đớn khi giao hợp
- Bị đau bụng hoặc đau vùng chậu
Bệnh lậu cũng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận này của cơ thể:
- Hậu môn: Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm ngứa hậu môn, tiết dịch giống mủ từ trực tràng, các vết đỏ tươi trên giấy vệ sinh.
- Mắt: Bệnh lậu có ảnh hưởng đến mắt của bạn có thể gây ra đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, và chảy dịch giống mủ từ một hoặc cả hai mắt.
- Họng: Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng họng có thể bao gồm đau họng và sưng hạch ở cổ.
- Khớp: Nếu một hoặc nhiều khớp bị nhiễm vi khuẩn (viêm khớp nhiễm trùng), các khớp bị ảnh hưởng có thể ấm, đỏ, sưng và cực kỳ đau đớn, đặc biệt khi bạn vận động.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu. Vi trùng bệnh lậu được truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục, bao gồm cả đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lậu bao gồm:
- Tuổi trẻ
- Một người bạn tình mới
- Một bạn tình có nhiều bạn tình khác
- Nhiều bạn tình
- Chẩn đoán lậu trước đó
- Có các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
4. Tác hại của bệnh lậu
Bệnh lậu là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới:
- Vô sinh ở phụ nữ: Bệnh lậu không điều trị có thể lan đến tử cung và ống dẫn trứng, gây ra chứng viêm vùng chậu (PID), có thể dẫn đến sự hình thành sẹo của các ống, nguy cơ biến chứng khi sinh và vô sinh. PID là một nhiễm trùng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
- Vô sinh ở nam giới: Đàn ông bị lậu không được điều trị có thể bị viêm mào tinh - viêm một ống nhỏ, xoắn cuộn ở phần sau của tinh hoàn, nơi có các ống dẫn tinh. Viêm mào tinh có thể điều trị được, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn tới vô sinh.
- Nhiễm trùng lan đến các khớp và các vùng khác trên cơ thể bạn: Vi khuẩn gây ra bệnh lậu có thể lan truyền vào máu và lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, kể cả khớp của bạn. Sốt, phát ban, loét da, đau khớp, sưng khớp và cứng khớp có thể là hậu qủa của việc này.
- Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS: Có bệnh lậu làm cho bạn dễ bị nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virut dẫn đến bệnh AIDS. Những người mắc bệnh lậu và HIV đều có thể lây cả hai bệnh dễ dàng hơn cho bạn tình của mình.
- Biến chứng ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh bị bệnh lậu từ mẹ trong khi sanh có thể bị mù, loét da và nhiễm trùng.
Khi nào gặp bác sĩ?
Hẹn với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào gây phiền toái như cảm giác bỏng rát khi đi tiểu hay chảy máu từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn.
Cũng nên hẹn với bác sĩ nếu bạn tình của bạn đã được chẩn đoán bị bệnh lậu. Bạn có thể không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khiến bạn phải đi khám bệnh. Nhưng không điều trị, bạn có thể gây tái nhiễm cho bạn tình của mình ngay cả sau khi người đó đã được điều trị bệnh lậu.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
5. Các phương pháp điều trị bệnh lậu
Chẩn đoán
Để xác định liệu vi khuẩn lậu có hiện diện trong cơ thể của bạn, bác sĩ sẽ phân tích một mẫu tế bào. Các mẫu có thể được thu thập bằng cách:
- Kiểm tra nước tiểu. Điều này có thể giúp xác định vi khuẩn trong niệu đạo của bạn.
- Quẹt bằng tăm bông vùng bị ảnh hưởng. Một mẫu quét từ cổ họng, niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn có thể dùng để tìm vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
Bác sĩ của bạn có thể đề nghị các xét nghiệm cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bệnh lậu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh chlamydia, thường đi kèm với bệnh lậu. Xét nghiệm HIV cũng được khuyến cáo cho bất cứ ai được chẩn đoán bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bạn, xét nghiệm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể có lợi.
Điều trị
Điều trị bệnh lậu ở người lớn
Người lớn bị lậu được điều trị bằng kháng sinh. Do những chủng kháng thuốc kháng sinh mới nổi, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật khuyến cáo rằng bệnh lậu không biến chứng chỉ nên được điều trị bằng hai loại kháng sinh.
Điều trị bệnh lậu cho bạn tình
Bạn tình của bạn cũng nên trải qua việc thử nghiệm và điều trị bệnh lậu, ngay cả khi họ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Bạn tình của bạn sẽ nhận được điều trị giống như bạn. Ngay cả khi bạn đã được điều trị bệnh lậu, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm bệnh nếu bạn tình của bạn không được điều trị.
Điều trị bệnh lậu cho trẻ sơ sinh
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị bệnh lậu nên được điều tri ngay sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu có tổn thương ở mắt có thể phải điều trị bằng kháng sinh.
6. Phòng chống bệnh lậu
Thực hiện các bước để giảm nguy cơ bệnh lậu:
- Sử dụng bao cao su nếu bạn chọn quan hệ tình dục: Kiêng cữ tình dục là cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu. Nhưng nếu bạn chọn quan hệ tình dục, hãy sử dụng bao cao su trong bất kỳ loại quan hệ tình dục nào, bao gồm quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tình dục bằng miệng hoặc tình dục qua đường âm đạo.
- Yêu cầu bạn tình của bạn kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tìm hiểu xem đối tác của bạn đã được kiểm tra về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu chưa. Nếu không, hãy hỏi xem người đó có sẵn sàng để được thử nghiệm hay không.
- Không quan hệ tình dục với một người có các triệu chứng bất thường. Nếu bạn tình của bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như tiểu rát buốt hoặc phát ban, đau thì không nên quan hệ tình dục với người đó.
- Xét nghiệm sàng lọc lậu: Kiểm tra định kỳ hàng năm được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ hoạt động tình dục. Phụ nữ dưới 25 tuổi và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Kiểm tra thường qui cũng được khuyến cáo cho những người nam có quan hệ tình dục đồng giới.
- Để tránh bị nhiễm trùng lậu, tránh quan hệ tình dục không được bảo vệ trong bảy ngày sau khi bạn và bạn tình của bạn đã hoàn thành điều trị và sau khi giải quyết các triệu chứng, nếu có.
Đừng bao giờ xem nhẹ tác hại của bệnh lậu, hãy thận trọng khi quan hệ tình dục. Khi phát hiện mình có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám ngay để được chữa trị bệnh kịp thời. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn
Bình luận, đặt câu hỏi