Đau vùng xương chậu ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Xin chào bác sĩ, tôi là Tố Nga, năm nay 28 tuổi. Gần đây, tôi thường xuyên bị những cơn đau ở phần xương chậu, giữa xương hông gây buốt nhói, liên tục, giống như trong chu kỳ kinh nguyệt và đôi khi còn tăng dần cường độ đau hoặc xảy ra theo từng đợt. Bác sĩ có thể tư vấn giúp là tôi đang mắc bệnh gì và làm sao để chữa trị không? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn Nga, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nhận được câu hỏi và những triệu chứng của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số tư vấn về tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải như sau:
2. Biểu hiện của đau vùng xương chậu
3. Nguyên nhân gây ra đau vùng xương chậu
5. Cách phòng tránh đau vùng xương chậu
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau vùng xương chậu là gì?
Đau vùng xương chậu là cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, thường xảy ra ở phụ nữ, có thể liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại tác động khá nhiều tới cuộc sống sinh hoạt bình thường của người bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi khó chịu, khó vận động…
2. Biểu hiện của chứng đau vùng xương chậu?
Thông thường, cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông. Cơn đau có thể buốt nhói, liên tục, hoặc giống như chuột rút (như triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt) và đôi khi còn tăng dần cường độ đau hoặc xảy ra theo từng đợt. Bạn có thể bị đau đột ngột và dữ dội, hoặc đau âm ỉ nhưng liên tục, hoặc cả hai. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ, xảy ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình rụng trứng.
Vùng xương chậu có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Cơn đau có thể kèm theo sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa. Nếu đột nhiên xuất hiện một cơn đau vùng chậu nghiêm trọng, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế hoặc cấp cứu. Hãy đảm bảo bác sĩ sẽ kiểm tra và khám vùng chậu của bạn.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng xương chậu là gì?
Đau vùng xương chậu xuất hiện do những rối loạn liên quan đến các cơ quan quanh vùng chậu: các cơ quan sinh sản (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo), bàng quang, trực tràng hoặc ruột thừa. Tuy nhiên, đau vùng xương chậu thỉnh thoảng có thể bị gây ra bởi các cơ quan ngoài vùng chậu như thành bụng, ruột, thận, ống niệu hoặc phần dưới động mạch chủ.
Đau khung chậu được gọi là mãn tính khi tồn tại ít nhất từ 6 tháng trở lên. Những cơn đau này thường không có điểm đau cụ thể mà vị trí đau thường lan tỏa toàn vùng khung chậu. Đau khung chậu mãn tính có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ nhưng trong phần lớn các trường hợp, là triệu chứng của một số các bệnh khác, thậm chí, ở ngoài khung chậu.
Bên cạnh đó, những yếu tố tâm lý như stress hoặc căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau (bao gồm đau vùng chậu), tuy nhiên khả năng xảy ra là rất hiếm.
Ở cả nam giới và nữ giới, đau vùng xương chậu có thể là do các bệnh về nội tạng (viêm ruột thừa, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm tá tràng,…) hoặc co thắt vùng sàn chậu.
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bất kỳ khi nào từ khi cơn đau bắt đầu đến lúc các triệu chứng đau nhức gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn, đặc biệt khi vùng xương chậu đột nhiên đau dữ dội và trở nên nghiêm trọng hơn thì hãy đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
5. Làm thế nào để phòng tránh đau vùng xương chậu?
Các yếu tố tâm lý, đặc biệt là căng thẳng và trầm cảm, có thể là nguyên nhân gây đau ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể, nhưng lại ít khi gây ra đau vùng chậu. Dù vậy, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm đau vùng xương chậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, bao gồm việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Luôn thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng ‘đau vùng xương chậu’. Tuy nhiên, để biết rõ về tình trạng cụ thể của mình, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi