Hội chứng trái tim tan vỡ
Hội chứng trái tim tan vỡ là một bệnh tim tạm thời, hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Sau khi được điều trị, tình trạng này tự biến mất sau vài ngày tới vài tuần.
1. Hội chứng trái tim tan vỡ là gì
2. Triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ
4. Biến chứng hội chứng trái tim tan vỡ
5. Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ
6. Phòng chống hội chứng trái tim tan vỡ
1. Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hội chứng trái tim tan vỡ (tên tiếng Anh là Broken Heart Syndrome) là một bệnh tim tạm thời, xuất hiện do các trường hợp căng thẳng như sau cái chết của người thân yêu. Tình trạng này cũng có thể bị kích hoạt bởi một bệnh trầm trọng khác hoặc bởi một phẫu thuật nào đó. Những người mắc hội chứng này có thể gặp đau ngực đột ngột hoặc họ nghĩ họ đang có cơn nhồi máu cơ tim.
>>>Để biết bệnh tim là gì, bạn có thể tham khảo tại BỆNH TIM LÀ GÌ.
Ở hội chứng này có sự gián đoạn tạm thời hoạt động bơm máu của tim ở một vùng tim nào đó. Phần tim còn lại hoạt động bình thường hoặc bơm máu mạnh mẽ hơn. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể bị gây ra bởi phản ứng của tim đối với sự gia tăng các hormone căng thẳng.
Tình trạng này còn được các bác sĩ gọi là bệnh cơ tim takotsubo, hội chứng bong bóng hay bệnh cơ tim do căng thẳng. Các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được và tình trạng này tự biến mất sau vài ngày tới vài tuần.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể mô phỏng một cơn nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng thường gặp là:
Bất kì cơn đau ngực kéo dài nào cũng có thể là nguyên nhân của một cơn nhồi máu cơ tim, do đó cần phải đề phòng cẩn thận và gọi cấp cứu ngay khi bạn có cơn đau ngực.
>>>Bạn có thể tham khảo thêm các triệu chứng khác của cơn nhồi máu cơ tim tại Dấu hiệu nhồi máu cơ tim.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang có bất kì cơn đau ngực hay nhịp tim bạn đập loạn hoặc đập nhanh, hoặc bạn cảm thấy khó thở sau một sự kiện căng thẳng, hãy tới trung tâm y tế gần nhất để được giúp đỡ.
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này hiện vẫn chưa được tìm ra. Người ta thường nghĩ sự gia tăng các hormone căng thẳng như adrenaline có thể tạm thời gây tổn thương tới tim của một vài người.
Những hormone này ảnh hưởng đến tim như thế nào hoặc thứ gì chịu trách nhiệm gây ra hội chứng này hiện vẫn chưa hoàn toàn được tìm hiểu rõ ràng. Sự co mạch tạm thời của các động mạch lớn hoặc nhỏ của tim được có thể đóng vai trò gây ra hội chứng trái tim tan vỡ.
Hội chứng này thường đi sau một sự kiện thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một vài hoạt động có thể kích hoạt hội chứng này bao gồm:
- Tin tức cái chết của người thân
- Một chẩn đoán y khoa gây lo sợ
- Lạm dụng trong gia đình
- Mất hoặc có được một số tiền lớn
- Các cuộc cãi vả mãnh liệt
- Một buổi tiệc bất ngờ
- Phải trình diễn trước nhiều người
- Mất việc
- Mới ly hôn
- Căng thẳng về thể chất như lên cơn hen, tai nạn xe cộ hoặc phẫu thuật lớn
Hội chứng trái tim tan vỡ cũng có thể gây ra bởi một vài loại thuốc bằng cách làm gia tăng lượng hormone căng thẳng.
Hội chứng trái tim tan vỡ khác với cơn nhồi máu cơ tim như thế nào?
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi một động mạch của tim bị bít hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Sự bít tắc này là do cục máu đông hình thành ở nơi mạch máu bị hẹp do các mảng xơ vữa đóng lại trên thành động mạch. Còn ở hội chứng trái tim tan vỡ, các động mạch của tim không bị tắc mặc dù dòng máu tới nuôi tim có thể bị giảm.
Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được tìm ra là có liên quan tới hội chứng này, bao gồm:
- Giới tính: hội chứng này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam
- Tuổi: hầu hết những người mắc hội chứng trái tim tan vỡ đều trên 50 tuổi.
- Tiền sử bệnh thần kinh: những người đã từng mắc các bệnh thần kinh như chấn thương đầu hay bị bệnh động kinh có nguy cơ cao mắc hội chứng trái tim tan vỡ
- Rối loạn tâm thần trước đó hoặc hiện tại: nếu bạn có các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu hay bệnh trầm cảm, bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
4. Biến chứng và tác hại của hội chứng trái tim tan vỡ
Trong các trường hợp hiếm, hội chứng trái tim tan vỡ có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc hội chứng này hồi phục nhanh chóng và không bị ảnh hưởng lâu dài.
Các biến chứng khác bao gồm:
- Phù phổi
- Hạ huyết áp
- Ngừng tim
- Suy tim
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
5. Các cách điều trị hội chứng trái tim tan vỡ
Chuẩn bị trước khi đi khám
Hội chứng trái tim tan vỡ thường được chẩn đoán trong phòng cấp cứu vì hầu hết mọi người mắc hội chứng này có các triệu chứng gần giống với cơn nhồi máu cơ tim.
Hãy gọi 115 hoặc nhờ ai đó chở tới phòng cấp cứu của trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có một cơn đau ngực mới hoặc không giải thích được hoặc bạn cảm thấy nặng ngực kéo dài hơn vài phút. Đừng tốn thời gian để sợ hãi hoặc mắc cỡ nếu như cơn đau ngực ấy không phải là cơn nhồi máu cơ tim. Ngay cả khi có một nguyên nhân khác làm bạn đau ngực, bạn cũng cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Hãy nhờ một người thân trong gia đình hoặc một người bạn đi chung với bạn để giúp bạn ghi nhớ các thông tin được cung cấp suốt buổi khám bệnh.
Hãy báo những thông tin sau cho bác sĩ khi đang trên đường đến bệnh viện:
- Bất kì triệu chứng nào bạn đang trải qua và thời gian chúng xảy ra.
- Các thông tin chính yếu, bao gồm các căng thẳng như cái chết của người thân hay các thay đổi gần đây trong cuộc sống như vừa mới mất việc.
- Các tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, bao gồm các bệnh khác mà bạn hoặc người thân đã từng bị như đái tháo đường (tiểu đường), tăng cholesterol máu hoặc bệnh tim và các loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Các chấn thương gần đây ở ngực có thể gây ra chấn thương bên trong như gãy xương sườn hoặc tổn thương thần kinh.
Một khi bạn đã tới bệnh viện, bạn sẽ được khám ngay lập tức. Dựa vào kết quả của điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định xem có phải bạn bị nhồi máu cơ tim không hoặc đưa ra giải thích thích hợp cho các triệu chứng của bạn.
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc hội chứng trái tim tan vỡ, họ sẽ làm các xét nghiệm và các nghiệm pháp dưới đây để đưa ra chẩn đoán:
Tiền sử bệnh tật và khám tổng quát: ngoài việc khám tổng quát thông thường, bác sĩ cũng muốn biết về tiền sử bệnh tật của gia đình, đặc biệt khi bạn đã có các triệu chứng của bệnh tim. Những người có hội chứng trái tim tan vỡ thường không có bất kì triệu chứng của bệnh tim trước khi được chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ muốn biết bạn có từng trải qua các căng thẳng gần đây không như cái chết của người thân.
Đo điện tim (đo ECG): ở xét nghiệm không xâm lấn này, kĩ thuật viên sẽ mắc các dây từ máy lên ngực để ghi lại các xung điện tim. Máy đo điện tim ghi lại các tín hiệu điện giúp bác sĩ xác định các bất thường ở nhịp tim và cấu trúc của tim.
Siêu âm tim: bác sĩ cũng có thể cho bạn làm siêu âm tim để xem tim của bạn có lớn hoặc có hình dạng bất thường hay không, dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ.
Xét nghiệm máu: hầu hết những người mắc hội chứng này có gia tăng men tim trong máu. Bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra các men tim này để giúp chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ.
Chụp Xquang ngực: bác sĩ sẽ cho bạn chụp Xquang ngực để xem tim của bạn có lớn hay có hình dạng đặc trưng cho hội chứng trái tim tan vỡ hay không, hoặc để xem có vấn đề gì với phổi có thể gây ra các triệu chứng của bạn hay không.
Chụp MRI
Chụp mạch vành
Do hội chứng trái tim tan vỡ thường bắt chước các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim, chụp mạch vành có thể được làm nhanh chóng để loại trừ nhồi máu cơ tim. Những người mắc hội chứng này thường không bị tắc các động mạch, trong khi những người bị nhồi máu cơ tim có cục máu đông hiện diện trên phim chụp mạch vành.
Một khi đã xác định bạn không bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các triệu chứng của bạn có phải gây ra bởi hội chứng trái tim tan vỡ không.
Cấp cứu cho người bệnh khi mắc hội chứng trái tim tan vỡ
Điều trị
Hội chứng trái tim tan vỡ không có cách điều trị cụ thể. Việc điều trị giống như điều trị cơn nhồi máu cơ tim cho tới khi chẩn đoán được làm rõ. Hầu hết những người mắc bệnh được nhập viện cho tới khi hồi phục.
Một khi biết rõ được chính hội chứng trái tim tan vỡ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc dùng để điều trị bệnh tim trong lúc bạn nhập viện. Những thuốc này giúp giảm khối lượng công việc cho tim bạn khi bạn hồi phục và ngăn ngừa các cơn tiếp theo trong tương lai.
Nhiều bệnh nhân hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tháng hoặc hơn. Hãy hỏi bác sĩ bạn cần phải dùng các loại thuốc này trong bao lâu sau khi hồi phục vì hầu hết chúng có thể ngưng được trong vòng 3 tới 6 tháng.
Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho nhồi máu cơ tim như phẫu thuật mạch máu bong bóng hoặc đặt stent hoặc ngay cả phẫu thuật không có hiệu quả khi điều trị hội chứng trái tim tan vỡ. Các thủ thuật này điều trị các động mạch bị bít tắc, nhưng chụp mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau ngực.
6. Phòng chống hội chứng trái tim tan vỡ
Khả năng hội chứng này xảy ra lần nữa rất ít và không có liệu pháp nào được chứng minhh là có khả năng ngăn ngừa các triệu chứng xảy ra lần nữa.
Nhiều bác sĩ đề nghị sử dụng các thuốc điều trị bệnh tim để ngăn ngừa các ảnh hưởng hoặc các hormone căng thẳng ảnh hưởng tới tim. Nhận ra và quản lý căng thẳng trong cuộc sống có thể rất quan trọng để ngăn ngừa hội chứng này, mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng nào để chứng minh được việc đó.
Ngay khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi