Hở van ba lá
Hở van 3 lá có thể là hậu quả của bệnh tim bẩm sinh, hay do bất thường van tim vì các tình trạng khác. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
2. Triệu chứng của bệnh hở van 3 lá
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van 3 lá
4. Biến chứng của bệnh hở van 3 lá
1. Bệnh hở van 3 lá là gì?
Hở van ba lá (tên tiếng Anh là Tricuspid Valve Regurgitation) là tình trạng van nằm giữa hai buồng tim bên phải (tâm thất phải và tâm nhĩ phải) đóng không kín, dẫn đến máu bị chảy ngược về buồng tim phải ở trên (tâm nhĩ phải).
Nếu bệnh nhẹ, bạn có thể không cần điều trị nhưng cần phải theo dõi tình trạng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn bị hở van ba lá nặng và có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của bệnh thì việc điều trị là rất cần thiết.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hở van 3 lá
Hở van bá lá thường không có dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn. Bệnh có thể được tình cờ phát hiện khi đang làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Khả năng luyện tập giảm
- Chướng bụng, phù chân hay nổi mạch máu ở cổ
- Bất thường nhịp tim
- Thấy mạch đập ở cổ
- Gan to
- Khó thở khi vận động
Bạn có thể có biểu hiện khác như tăng áp phổi. Các triệu chứng tăng áp phổi có thể có: mệt mỏi, yếu người, khó thở.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hở van bá lá nặng có thể gây suy tim, có các biểu hiện như dễ cảm thấy mệt, khó thở ngay cả khi với sinh hoạt bình thường. Hãy đi khám bác sĩ ngay.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van 3 lá
Hở van ba lá thường do dãn tâm thất phải. Đây có thể do nhiều tình trạng ảnh hưởng thất phải, như suy tim, dẫn đến tăng áp phổi hay bệnh cơ tim. Hở van ba lá thường xảy ra với các bệnh lí ảnh hưởng tim trái.
Hở van ba lá cũng có thể do:
- Dị dạng van ba lá Ebstein (Ebstein’s anomaly): Van ba lá dị dạng nằm thấp hơn bình thường, và các lá van hình thành bất thường. Hở van ba lá ở trẻ em thường gây ra bởi bệnh tim bẩm sinh, và dị dạng van ba lá Ebstein là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất gây nên hở van ba lá. Bệnh thường bị bỏ sót và không được chẩn đoán đến khi trẻ lớn lên.
- Nhiễm trùng nội tâm mạc.
- Hội chứng carcinoid: Trường hợp hiếm, các khối u thường phát triển ở hệ tiêu hóa hay phổi và có thể lan tới gan hay hạch lympho. Hội chứng carcinoid có thể gây bệnh tim carcinoid, tình trạng các chất được sinh ra bởi khối u gây nên sẹo ở tim, làm ảnh hưởng chức năng van ba lá và van phổi.
- Dây thiết bị cấy ghép: Các dây máy khử rung tim có thể gây tổn thường van ba lá lúc đặt vào tim hay lúc lấy thiết bị ra.
- Sinh thiết nội tâm mạc: Van có thể bị tổn thương trong lúc làm thủ thuật.
- Chấn thương ngực: Tai nạn xe gây chấn thương ngực có thể dẫn tới hở van ba lá.
- Sốt thấp khớp: Đây là biến chứng của viêm họng, có thể là hư hại nhiều hơn một van tim, và bằng nhiều cách.
- Khuyết tật tim bẩm sinh: Một số bệnh tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng van ba lá, thường gặp nhất là dị dạng van bá lá Ebstein.
- Hội chứng Marfan: Đây là rối loạn mô liên kết bẩm sinh có thể gây hở van ba lá.
- Thuốc: Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị hở van ba lá.
- Chất phóng xạ: Xạ trị ở ngực có thể làm hư hại van ba lá và gây hở van.
Tim hoạt động như thế nào?
Tim có bốn buồng: Hai buồng trên (tâm nhĩ) nhận máu về và hai buồng dưới (tâm thất) bơm máu đi.
Bốn van tim đóng mở cho phép máu đi theo một chiều qua tim. Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải gồm có ba lá van.
Van ba lá mở khi máu chảy từ nhĩ phải đến thất phải, sau đó các lá van đóng lại để ngăn máu vừa vào thất phải không bị chảy ngược lại.
Ở hở van ba lá, van đóng không kín, dẫn đến máu chảy ngược về nhĩ phải trong mỗi nhịp tim.
Hình ảnh van ba lá bị hở
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hở van 3 lá
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hở van gồm có:
- Viêm nội tâm mạc hay sốt thấp khớp
- Cơn nhồi máu cơ tim
- Suy tim
- Tăng áp phổi
- Bệnh tim
- Bệnh tim bẩm sinh: Dị dạng van ba lá Ebstein là thường gặp nhất gây hở van ba lá
- Thuốc: Một số thuốc điều trị hội chứng chân không yên hay bệnh Parkinson có thể làm tăng nguy cơ
- Chất phóng xạ
4. Tác hại và biến chứng của bệnh hở van 3 lá
Nếu hở van ba lá kéo dài có thể dẫn đến:
Suy tim: Trong hở van nặng, áp lực ở thất trái tăng do máu chảy ngược về tâm nhĩ và ít máu chảy vào thất trái và phổi, nên thất trái bị dãn và yếu dần qua thời gian, dẫn tới suy tim. (Xem thêm về tình trạng suy tim tại đây)
Rung nhĩ: Một số người hở van nặng cũng có thể có bất thường nhịp tim gọi là rung nhĩ. (Xem thêm về tình trạng rung nhĩ tại đây)
6. Điều trị bệnh hở van 3 lá
Chẩn đoán
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh:
Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất dùng để chẩn đoán, giúp đánh giá cấu trúc tim, van ba lá và dòng máu chảy qua tim. Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm tim qua thực quản, giúp bác sĩ quan sát van hai lá tốt hơn là siêu âm tim thông thường.
MRI tim: Xét nghiệm giúp phát hiện độ nặng của bệnh và đánh giá kích cỡ và chức năng của tâm thất phải.
Điện tâm đồ (ECG). Xét nghiệm giúp phát hiện lớn buồng tim, bệnh tim và nhịp tim bất thường.
X quang ngực: X quang giúp đánh giá kích cỡ và hình dạng tim và đánh giá phổi.
Xét nghiệm sinh lí điện: nếu bạn có bất thường nhịp tim, bác sĩ có thể làm xét nghiệm này. Các điện cực có thể theo dõi chính xác độ lan của xung điện qua tim.
Nghiệm pháp gắng sức: Các nghiệm pháp gắng sức khác nhau giúp đo lường khả năng hoạt động và theo dõi đáp ứng của tim với các hoạt động gắng sức. Nếu bạn không thể làm nghiệm pháp, thuốc với tác dụng tương tự có thể được dùng.
Đặt catheter tim: Xét nghiệm này hiếm khi dùng để chẩn đoán hở van ba lá. Tuy nhiên, bác sĩ có thể nhờ vào xét nghiệm này mà đánh giá áp lực phổi và tìm các nguyên nhân gây hở van ba lá.
Điều trị
Điều trị tùy thuộc độ nặng của bệnh. Mục tiêu điều trị là cải thiện chức năng tim và làm giảm tối thiểu các dấu hiệu và triệu chứng và tránh các biến chứng.
Điều trị hở van 3 lá bằng thay thế van
Các cách điều trị có thể sử dụng bao gồm:
Theo dõi thường xuyên
Nếu bạn có hở van nhẹ, bạn chỉ cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng.
Thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim nếu bạn cần. Nếu bạn có loạn nhịp, bác sĩ có thể cho thuốc giúp ổn định nhịp tim và duy trì nhịp tim bình thường.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật sửa chữa hay thay van nếu bạn bị hở van và không có dấu hiệu và triệu chứng, hay bạn bị hở van nặng và có biểu hiện nhẹ hoặc không có, nhưng tim bạn đang dãn ra.
Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
- Sửa chữa van:Bác sĩ thực hiện sửa van bằng cách tách các lá van, đóng lỗ trên van lại và định hình các lá van với nhau và ngăn ngừa dòng máu chảy ngược về. Phẫu thuật sửa van thường ổn định hơn bằng một vòng kín quanh van.
Ở người có dị tật van ba lá Ebstein , phẫu thuật tái tạo hình nón có thể được thực hiện. bác sĩ tách các lá van ra khỏi cơ tim, sau đó gắn chúng lại với nhau tạo thành hình nón các lá van.
Việc sửa chữa giúp bạn giữ được chức năng của mô bản thân, chống lại nhiễm trùng và không cần dùng thuốc chống đông, và tối ưu hóa chức năng thất trái.
- Thay thế van tim: Nếu van không thể sửa chữa, nó có thể được thay bằng van cơ học hay sinh học. Van cơ học ít được dùng để điều trị hở van ba lá, thường dùng thay thế van hai lá hay van động mạch chủ. Nếu bạn được đặt van kim loại, bạn có thể uống thuốc chống đông suốt đời. Van sinh học qua thời gian sẽ hư hại dần và cần được thay thế.
Nếu van sinh học bị hư hại, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật catheter để thay van. Một ống catheter với bong bóng ở đuôi dược luồn vào tim, bóng sẽ được bơm phình ở chỗ van sinh học, và đặt van thay thế bên trong van sinh học. Van thay thế sau đó sẽ được nở rộng ra.
- Thủ thuật Maze: Nếu bạn có nhịp tim nhanh, bác sĩ có thể làm thủ thuật này để điều chỉnh nhịp. Vài vết cắt nhỏ ở buồng tim trên sẽ được tạo hình thành sẹo. Bởi vì sẹo không dẫn điện, nó làm nhiễu các xung điện vốn gây ra nhịp nhanh.
- Đốt điện qua catheter: Nếu bạn có nhịp tim bất thường, bác sĩ có thể thực hiện đốt điện qua catheter. Các điện cực có thể sử dụng sức nóng, cực lạnh hay năng lượng sóng vô tuyến để đốt một điểm ở mô cơ tim và tạo một chắn điện dọc theo đường vốn gây ra loạn nhịp.
Phụ nữ mang thai và bệnh hở van ba lá
Phụ nữ có bệnh hở van ba lá nếu muốn có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Nếu bạn bị hở van ba lá nặng, bạn nên được đánh giá trước khi mang thai. Nếu bạn có bệnh tim bẩm sinh, như dị dạng van ba lá Ebstein, bạn cần được đánh giá bởi bác sĩ. Hãy bàn bạc về các yếu tố nguy cơ với bác sĩ.
Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục
Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi một số lối sống như sau:
- Chế độ ăn khỏe mạnh: Ăn đa dạng rau và trái cây, đậu, protein. Tránh chất béo bão hòa, đường, muối.
- Tập thể dục: Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn lên kế hoạch tập thể dục, đặc biệt các môn thể thao thi đấu. Số lượng bài tập thể dục mà bác sĩ đề nghị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bạn.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng nội tâm mạc: Nếu bạn có thay van, bác sĩ có thể cho bạn uống kháng sinh trước khi làm thủ thuật nha khoa để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc.
- Bàn bạc về việc mang thai: Hãy bàn bạc kĩ với bác sĩ trước khi bạn có kế hoạch mang thai. Nếu bạn bị hở van nặng, bạn nên cần được theo dõi.
- Khám bác sĩ thường xuyên: Hãy cho bác sĩ biết bạn có những thay đổi gì với các dấu hiệu và triệu chứng.
Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, bệnh hở van 3 lá cũng nên được chữa trị sớm để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor qua số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi